Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất cây ăn quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn vietgap tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 27 - 29)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất cây ăn quả

2.1.2.1 Đặc điểm kinh tế

Các loại cây ăn quả thường có chu kỳ sản xuất dài chỉ trồng một lần, đời sống cơ thể kéo dài và thu hoạch nhiều năm với năng suất cao, giá trị gấp 10- 15 lần trồng lúa.Trong khi đó, đầu tư cho cây ăn quả không cao, ít sâu bệnh, độ rủi ro thấp (chủ yếu do điều kiện thời tiết mang lại hơn) so với cây trồng khác. Chính vì vậy,cây ăn quả được đánh giá cao, giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiện nay ở nước ta (Trần Như Ý và cs., 2000).

Trên địa bàn thành phố Hà Nội có gần 1.000 ha trồng cam canh tập trung tại các huyện vùng bãi, như: Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai… Cam Canh hiện là cây xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ dân. Cam là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho nông dân với thu nhập trung bình đạt từ 400 đến 700 triệu đồng/ha/năm, có những hộ gia đình đạt hơn 2 tỷ đồng/ha/năm.

Bưởi Diễn cũng là một trong những cây trồng chủ lực của ngành Nông nghiệp Hà Nội. Huyện Hoài Đức là địa phương có vùng bưởi Diễn lớn nhất thành phố. Chủ tịch Hội Nông dân xã Cát Quế Nguyễn Như Hảo cho biết: Toàn xã có khoảng 85ha trồng bưởi, trong đó 18ha trồng giống bưởi Quế Dương, còn lại là bưởi Diễn. Trên địa bàn xã Cát Quế có nhiều hộ gia đình trồng bưởi Diễn với diện tích từ 1.000m2 trở lên. Bưởi Diễn trồng được 7 năm tuổi giá bán buôn từ 20.000 đến 25.000 đồng/quả. Còn cây trồng hơn 10 năm tuổi, chất lượng quả thơm, ngon, ngọt hơn, giá bán buôn từ 40.000 đến 50.000 đồng/quả. Tính trung bình, 1.000m2 trồng bưởi Diễn ở địa phương này cho thu nhập từ 150 đến 170 triệu đồng/năm.

Hiện nay, cây bưởi Diễn chủ yếu được trồng trên địa bàn các huyện: Chương Mỹ, Hoài Đức, Đan Phượng…Hiệu quả kinh tế từ trồng cây bưởi Diễn đạt từ 300 đến 700 triệu đồng/ha/năm, có những vùng thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật cho hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, việc tiêu thụ cam Canh, bưởi Diễn của Hà Nội vẫn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, 80% sản phẩm cam Canh, bưởi Diễn tiêu thụ qua thương lái, một phần nhỏ được siêu thị, cửa hàng kinh doanh trái cây sạch thu mua (Trung Nguyên, 2017).

Đối với cây chuối thì bình quân mỗi buồng có từ 10 - 12 nải, mỗi nải từ 16 - 19 quả; năng suất đạt từ 43 - 45 tấn/ha. Giống chuối tiêu hồng có ưu điểm vượt

trội so với chuối tiêu thường là khi quả chín có màu vàng sáng, hương vị thơm ngon, mẫu mã đẹp hơn. Đặc biệt khi quả chín vỏ vẫn dày và cứng nên ít bị hư hỏng nên thuận tiện cho việc vận chuyển đi xa

Ngoài giống chuối tiêu hồng nuôi cấy mô, hiện tại mô hình trồng chuối tây thái và chuối tây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Một buồng chuối tây Thái Lan cho 10-12 nải, khối lượng một buồng khoảng 30kg, một năm thu hoạch được từ 1,5 – 1,7 tấn/ sào bắc bộ. Hiệu quả kinh tế: Đạt từ 15.000.000đ – 17.000.000đ/sào Bắc Bộ/năm. (Chưa kể các khoản bán hoa chuối, thân, và bán chuối giống).

Vấn đề quan tâm hàng đầu trong trồng cây ăn quả là giống mới. Yêu cầu đối với giống mới là phải có năng suất cao, sớm có quả, có phẩm chất tốt, có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai ở địa phương và chống chịu sâu bệnh tốt. Cùng với việc tạo ra giống mới, việc nghiên cứu và hoàn thiện kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc cây ăn quả rất được coi trọng. Khoảng cách và mật độ trồng được nghiên cứu gắn với các yếu tố như giống, khí hậu, đất đai, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, năng suất và khả năng khai thác nguồn lợi hiệu quả kinh doanh cả chu kỳ (Trần Thế Tục, 1998).

2.1.2.2. Đặc điểm kỹ thuật

Cây ăn quả là loại cây trồng cạn, có tính chịu hạn cao, không kén đất, với khả năng này nó tận dụng được đất đai không thể trồng được cây lương thực, với kỹ thuật canh tác trên đất dốc, cây ăn quả có thể trụ lại và phát triển bình thường, sau thời kỳ kiến thiết cơ bản (thường từ 3-4 năm) đến thời kỳ sản xuất kinh doanh, thời kì này kéo dài vài chục năm thậm chí kéo dài cả trăm năm. Cho tới nay vẫn chưa xác định chắc chắn chu kì sản xuất của nó là bao nhiêu năm, điểm này rất thuận lợi cho việc sản xuất. Tuy nhiên, do đặc điểm về kỹ thuật trong sản xuất dẫn đến tính thời vụ cao nếu chuyên môn hoá quá sâu (Trần Như Ý và cs., 2000).

- Cây cam tên khoa học: Citrus noboilis, thuộc họ Rutaceae; nguồn gốc Trung Quốc, Châu Âu. Đặc điểm cây cam: thân mọc xòe hoặc đứng, nhiều gai và cành, hơi sần. Cây cam cho lá đơn, so le; lá có màu xanh đậm, hình trứng hoặc trái xoan, dài khoảng 5-10cm. Mặt trên màu đậm hơn mặt dưới. Cây cam có hoa màu trắng, 5 cánh, thường mọc đơn hoặc chùm ở nách lá. Quả cam tròn, đường kính trung bình 7cm, sần sùi; vỏ dày, màu xanh đậm, nhiêù tinh dầu. Quả cam nhiều nước, thịt màu cam.

- Cây bưởi diễn: Là loài cây ăn quả lâu năm, thuộc nhóm cây có múi, thân gỗ, khá dễ trồng thích hợp nhất trên loại đất thịt. Cây khi trưởng thành và bắt đầu cho thu hoạch sẽ có chiều cao trên 2 mét. Cây bưởi Diễn ra quả 1 năm 1 lần, thường ra hoa vào tháng hai, quả chín đúng vào dịp tết. Khi bước vào thời kỳ chính thức cho thu (thường là năm thứ 5) một cây có thể cho 80 trái.

Về quả bưởi Diễn, khác biệt với các loại quả bưởi khác, nó có kích thước nhỏ, đường kính chừng 15 cm, trọng lượng 0,8 – 1 kg. Phần cùi và vỏ của đặc sản này rất mỏng người bổ phải rất khéo nếu không muốn cắt vào ruột. Múi bưởi có tôm vàng óng, hạt bên trong se nhỏ, khi ăn sẽ thấy vị ngọt đậm đà, khi ăn xong rồi còn lưu mãi ở đầu lưỡi.

+ Cây chuối có đặc điểm như sau: Cây Chuối có tên khoa học là Musa spp, thuộc họ chuối (Musaceae), có nguồn gốc bắt nguồn ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á và châu Úc; chuối thường mọc thành bụi, thân chuối thuộc dạng thân giả được tạo thành từ các bẹ lá, có chiều cao từ 2-8m. Bộ rễ phát triển mạnh, lan rộng và ăn sâu trong lòng đất đến 60 cm; Phiến lá có màu xanh, có chiều dài từ 1-2m, chiều rộng từ 0,3-0,6m; Hoa mọc từ lõi của thân,thường gọi là bắp chuối, có màu đỏ; quả mọc thành từng nải, khi còn non có màu xanh, cứng, khi chín có màu vàng và mềm.

Ngoài ra, việc tổ chức sản xuất cây ăn quả nếu hình thành được các vùng chuyên canh sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều. Việc sản xuất cây ăn quả đòi hỏi phải có các chính sách kinh tế linh hoạt để kích thích người sản xuất đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp nhiều mặt hàng cho thị trường và hạn chế được tính thời vụ trong sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn vietgap tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)