Phương pháp xử lý, phân tích số liệu, thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn vietgap tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 68 - 69)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu, thông tin

3.2.3.1 Phương pháp xử lý số liệu, thông tin

Sau khi thu thập số liệu điều tra, tôi tiến hành xử lý số liệu bằng chương trình Excel trong Microsoft Office.

3.2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu, thông tin

* Phương pháp thống kê mô tả

- Phương pháp thống kê mô tả là phân tích hiện tượng thông qua phân tích mức độ, phân tích biến động của hiện tượng theo thời gian, phân tích quan hệ các hiện tượng và dự báo sự nâng cao hiệu quả kinh tế của hiện tượng thông qua các bảng biểu, đồ thị. Thống kê quy mô sản xuất, chi phí vật chất, công lao động, các khoản thu được từ sản phẩm của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm quả... mà các hộ gia đình sử dụng trong quá trình sản xuất.

* Phương pháp so sánh

giữa hộ sản xuất thường và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Phân tích thực trạng sản xuất, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế hộ trồng cây ăn quả thường thông qua so sánh với hộ trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Gia Lâm.

* Phương pháp chuyên gia

Ngoài những phương pháp trên, tôi còn tra cứu kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố, tổng hợp và tham khảo những nội dung phù hợp với đề tài; thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của người đại diện trong hoạt động sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP. Từ đó, rút ra những nhận xét về thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp phát triển sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện một cách khách quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn vietgap tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)