Nguồn lực của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn vietgap tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 96 - 97)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển sản xuất cây ăn quả theo

4.2.2. Nguồn lực của hộ

Vốn: Để sản xuất cây ăn quả có thể đạt được tiêu chuẩn VietGAP yêu cầu các chủ hộ sản xuất phải đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng cho sản xuất bao gồm hệ thống tường bao, rào chắn, điện, nước… Việc đầu tư vốn cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vùng sản xuất tập trung còn chưa đồng bộ, chậm tiến độ. Tại các xã được điều tra, thực trạng chung là cơ sở hạ tầng có được đầu tư cơ bản về đường giao thông nhưng còn chưa đáp ứng đủ yêu cầu, nhiều khu vực còn chưa có hệ thống giao thông thuận lợi, đa phần hệ thống điện, tưới tiêu chưa được đầu tư đồng bộ.

Bảng 4.26. Nguồn vốn trong sản xuất của các hộ trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP

Đơn vị tính: % hộ

Chỉ tiêu Hộ VietGap Hộ không VietGap

1. Nguồn vốn tự có 66,67 88,89 2. Nguồn vốn đi vay 33,33 11,11 - Vay thông thường (bạn bè, người thân,

tư nhân) 11,11 4,44

- Vay ưu đãi (ngân hàng chính sách xã hội, quỹ tinsd ụng nhân dân, các tổ chức đoàn thể)

22,22 6,67

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Qua bảng 4.26 cho thấy nhóm hộ sản xuất VietGAP là nhóm hộ có quy mô sản xuất lớn, do đó, nhu cầu vốn đầu tư tương đối lớn, chủ yếu phải huy động từ bên ngoài có 33,33% số hộ đi vay, trong khi đó, nhóm hộ sản xuất không VietGAP thường tự chủ được vốn có 11,11% số hộ đi vay do các hộ có diện tích thấp, chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ thấp. Đa phần các hộ vay vốn từ ngân hàng Nông nghiệp hoặc quỹ tín dụng nhân dân. Đây là hai địa chỉ vay vốn với thủ tục nhanh chóng, tiện lợi, mức lãi suất hợp lý (khoảng 6,8%/năm). Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức đoàn thể không thể hiện rõ nét vai trò cho vay vốn đối với các hộ vì mức cho vay thấp, hạn chế đối tượng cho vay (hộ nghèo), thủ tục còn nhiều phức tạp. Thiếu vốn trở thành yếu tố cản trở của gần

30% số hộ có mong muốn mở rộng diện tích sản xuất của các hộ sản xuất theo VietGAP nói riêng và các hộ sản xuất thường nói chung. Trong quá trình điều tra tham khảo ý kiến của một số hộ dân sản xuất theo VietGAP đặc biệt hộ ông Trần Thành Thưởng là hộ trồng cam VietGAP xã Kiêu Kỵ chi phí thuê đất sản xuất 50 triệu đồng/ha/năm. Qua trên cho thấy thiếu vốn sản xuất, khả năng huy động vốn thấp đã trở thành yếu tố quan trọng hạn chế việc phát triển sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn vietgap tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)