Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn vietgap tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 33 - 35)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn

là thị trường khó tính, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng sẵn lòng chi trả cao cho các sản phẩm sạch, an toàn, tốt cho sức khỏe (Trần Thị Thu Hà và cs., 2017)

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP chuẩn VietGAP

2.1.5.1. Điều kiện tự nhiên

- Đất đai: Là yếu tố sản xuất không thể thiếu được của mọi ngành sản xuất, đặc biệt là ngành trồng trọt, trong đó có ngành rau, quả. Số lượng, chất lượng, vị trí của đất đai có ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP. Một trong những quy định trong sản xuất quả theo tiêu chuẩn VietGAP là vùng sản xuất quả áp dụng theo VietGAP phải được khảo sát, đánh giá sự phù hợp giữa điều kiện sản xuất thực tế với qui định hiện hành của nhà nước theo tiêu chuẩn VietGAP đối với các mối nguy gây ô nhiễm về hóa học, sinh học và vật lý lên quả (Nguyễn Thị Thanh Trà, 2016).

* Khí hậu: Khí hậu là môi trường sống của các loại cây trồng. Vì vậy, nếu khí hậu thời tiết thuận lợi cây trồng phát triển tốt và ngược lại, nếu thời tiết không thuận lợi thì cây trồng không phát triển được hoặc kém phát triển. Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa với sự biến đổi khí hậu giữa các miền Bắc-Nam. Điều đó cho phép nước ta trồng được nhiều loại hoa quả nhiệt đới, á nhiệt đới và một số rau quả gốc ôn đới, mùa vụ thu hoạch kế tiếp nhau nhiều tháng trong năm. Việt Nam còn là một trong những vùng phát sinh của một số cây ăn quả như cam, quýt, vải, chuối và có nguồn gien di truyền thực vật phong phú, đa dạng về cây ăn quả, gia vị và hoa. Bên cạnh những lợi thế sinh thái, rau quả nước ta cũng bị ảnh hưởng của một số hạn chế và bất lợi của khí hậu đối với nông nghiệp như : bão lụt, thời tiết kém ổn định do gió mùa Đông Bắc, dẫn tới rủi ro về chất lượng (Nguyễn Thị Thanh Trà, 2016).

2.1.5.2. Nguồn lực của hộ

* Giống: là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất cây ăn quả. Nếu như đầu tư như nhau nhưng giống khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau. Giống tốt là những giống có khả năng thích nghi với điều kiện tự

nhiên, tổ chức sản xuất, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. Ngày nay, với sự phát triển của KHKT hiện đại, nhiều loại giống có năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất. Tuy nhiên, muốn khai thác và phát huy được tiềm năng của từng địa phương cần phải bố trí, lựa chọn những giống cây ăn quả thích hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương, vận dụng tốt khoa học kĩ thuật để nâng cao được hiệu quả sản xuất (Nguyễn Thị Thanh Trà, 2016).

Cùng với việc tạo ra giống mới, việc nghiên cứu và hoàn thiện kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc cây ăn quả rất được coi trọng. Khoảng cách và mật độ trồng được nghiên cứu gắn với các yếu tố như giống, khí hậu, đất đai, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, năng suất và khả năng khai thác nguồn lợi hiệu quả kinh doanh cả chu kỳ (Trần Thế Tục, 1998).

* Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật: chủ yếu của các hộ đầu tư là chi phí cho đạm, lân, kali, việc lựa chọn phân bón và các chất phụ gia nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm và đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt. Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật là một trong những vật tư không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Để sản xuất quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP thì vấn đề sử dụng thuốc BVTV phải đảm bảo theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thời gian cách ly ghi trên nhãn hàng hóa; chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng cho từng loại rau, quả tại Việt Nam. Ngày nay, để đảm bảo an toàn thực phẩm khuyến cáo nên áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất quả an toàn.

* Vốn sản xuất: vốn được hiểu là những tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, kho tàng, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật. Theo nghĩa chung, vốn là giá trị của toàn bộ đầu vào bao gồm những tài sản, vật phẩm, các nguồn tài chính dùng cho sản xuất kinh doanh nông nghiệp (Đỗ Kim Chung và cs., 2009).

Để phát triển sản xuất cây ăn quả, vốn phải được sử dụng hợp lý, huy động vốn có hiệu quả, phân bổ vốn hợp lý cho từng hoạt động sản xuất. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, có thể sử dụng một số chỉ tiêu như: mức trang bị vốn (quy mô vốn của hộ trồng cây ăn quả), khả năng huy động vốn (tỷ lệ vốn chủ sở hữu và vốn nợ), tình hình phân bổ vốn (tỷ lệ vốn đầu tư cho các khâu như sản xuất, marketing,...), chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn bao gồm: giá trị sản

phẩm/một đồng vốn, tổng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận... (Nguyễn Thị Thanh Trà, 2016).

2.1.5.3. Trình độ kỹ thuật

* Khoa học và công nghệ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nông nghiệp. Khoa học công nghệ luôn trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nông nghiệp. Quá trình sinh học hóa, hóa học hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, công nghiệp hóa nền nông nghiệp trực tiếp tạo ra sự tăng trưởng nông nghiệp và làm cho nông nghiệp ngày càng phát triển (Nguyễn Thị Thanh Trà, 2016).

Cùng với việc tạo ra giống mới, việc nghiên cứu và hoàn thiện kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc cây ăn quả rất được coi trọng. Khoảng cách và mật độ trồng được nghiên cứu gắn với các yếu tố như giống, khí hậu, đất đai, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, năng suất và khả năng khai thác nguồn lợi hiệu quả kinh doanh cả chu kỳ (Trần Thế Tục, 1998).

2.1.5.4. Dịch bệnh trong sản xuất

Phòng trừ bệnh cho cây ăn quả là vấn đề quan trọng trong việc phát triển cây ăn quả ở nhiều nước trên thế giới. Cũng như tất cả các loại cây khác, sâu bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển, khả năng cho thu hoạch và chất lượng của cây ăn quả. Chính vì vậy, việc phòng trừ sâu bệnh đối với cây trồng nói chung, cây ăn quả nói riêng là vấn đề phải được đặt lên hàng đầu. Hiện nay để phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng người sản xuất đã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

2.1.5.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Trong nền kinh tế thị trường, cầu – cung là yếu tố quyết định đến sự ra đời và phát triển một ngành sản xuất, hay một hàng hóa, dịch vụ nào đó. Người sản xuất chỉ sản xuất ra những hàng hóa, dịch vụ mà thị trường có nhu cầu và xác định khả năng của mình khi đầu tư vào lĩnh vực, hàng hóa, dịch vụ nào đó mang lại lợi nhuận cao nhất, thông qua các thông tin và các tín hiệu giá cả phát ra từ thị trường. Thị trường với các quy luật cầu – cung, cạnh tranh và quy luật giá trị, nó có tác động rất lớn đến các nhà sản xuất (Đặng Thị Bé, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn vietgap tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)