Nâng cao năng suất và chất lượng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn vietgap tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 80 - 84)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1 Thực trạng phát triển sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn vietgap

4.1.2. Nâng cao năng suất và chất lượng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP

Về năng suất, sản lượng: Nhìn chung, năng suất, sản lượng các loại cây ăn quả chủ lực như cam, chuối, bưởi có xu hướng tăng rõ rệt trong giai đoạn 2016- 2018. Có thể thấy rõ trong giai đoạn này, huyện Gia Lâm đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cam, bưởi, chuối, là ba loại cây ăn quả chủ lực của huyện với diện tích gieo trồng tập trung lớn, chiếm trên 70% tổng diện tích trồng cây ăn quả của toàn huyện. Tuy nhiên, mức độ gia tăng còn chậm, xu hướng chung là tăng mạnh trong năm 2018, đa phần sụt giảm nhẹ trong năm 2017 do điều kiện thời tiết bất lợi.

Bảng 4.8. Năng suất cây ăn quả cam, bưởi, chuối huyện Gia Lâm giai đoạn 2016-2018Cây ăn

quả

Năng suất (tạ/ha) Tốc độ phát triển (%) Năm

2016 Năm 2017

Năm

2018 2017/2016 2018/2017

Cam canh, cam Vinh 195 214 237 109,74 110,75 Trong đó năng suất trồng cam

theo tiêu chuẩn VietGAP - 244 245 - 100,41 Bưởi 155,9 150 151 96,22 100,67 Trong đó năng suất trồng bưởi

theo tiêu chuẩn VietGAP - 160 162 - 101,25 Chuối 269 278,1 297 103,38 106,80 Trong đó năng suất trồng chuối

theo tiêu chuẩn VietGAP - 350 352 - 100,57 Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm (2018)

Qua bảng 4.8 cho thấy năng suất các loại cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP nhìn chung có xu hướng tăng đáng kể so với diện tích không VietGAP. Năng suất của cam năm 2017 so với năm 2016, đạt 109,74%; năm 2018 so với năm 2017, đạt 110,75%, trong đó cam sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 100,41%. Năng suất của bưởi năm 2017 so với năm 2016, đạt 96,22%; năm 2018 so với năm 2017, đạt 100,67%, trong đó bưởi sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 101,25%. Năng suất của chuối năm 2017 so với năm 2016, đạt

103,38%; năm 2018 so với năm 2017, đạt 106,80%, trong đó chuối sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tăng 100,57%. Kết quả cho thấy người dân sản xuất ứng dụng theo tiêu chuẩn VietGAP trên cây cam, bưởi, chuối đã tạo được sự đột phá về năng suất cây ăn quả.

Bảng 4.9. Sản lượng cây ăn quả cam, bưởi, chuối huyện Gia Lâm giai đoạn 2016-2018

Cây ăn quả

Sản lượng (tấn)

Tốc độ phát triển (%)

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017

Cam 3142,9 3836,57 3921,15 122,07 102,20 Trong đó sản lượng

trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP

0 510,45 796,53 - 156,04

Bưởi 1075,71 1422,40 1520,12 94,55 106,87 Trong đó sản lượng

trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP

0 21,70 22,57 - 104,01

Chuối tiêu hồng 5945,1 7163,99 723,45 116,97 10,10 Trong đó sản lượng

trồng chuối theo tiêu chuẩn VietGAP

0 90,24 110,55 - 122,51

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm (2018)

Thực hiện “Đề án phát triển sản xuất hàng hóa theo vùng nông nghiệp chuyên canh huyện Gia Lâm giai đoạn 2016-2020” năm 2017, UBND huyện Gia Lâm hỗ trợ kinh phí triển khai các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trên cây ăn quả tại 2 xã Kiêu Kỵ và Kim Sơn, tổ chức tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ kinh phí thành lập tổ nhóm PGS tại các xã chuyên canh rau, quả. Qua bảng 4.9 cho thấy sản lượng cam theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2018 so với năm 2017 đạt 156,04% do năm 2018 diện tích cam tăng lên 33,50ha so với năm 2017; sản lượng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2018 so với năm 2017 là 104,01%; sản lượng chuối theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2018 so với năm 2017 là 122,51%. Điều đó cho thấy sản lượng của các loại quả theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện có xu hướng tăng lên theo năm nhưng vẫn còn rất hạn chế so với tiềm năng và định hướng phát triển của huyện.

Bảng 4.10. Số hộ trồng cam hoàn thành các tiêu chí của VietGAP Đơn vị tính: % Đơn vị tính: % Tiêu chí Số hộ đạt 100% Số hộ đạt 50-100%

1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất (2 tiêu

chí) 100,00 0,00

2. Giống và gốc ghép (2 tiêu chí) 100,00 0,00 3. Quản lý đất (4 tiêu chí) 93,33 6,67 4. Phân bón và chất bón bổ sung (7 tiêu chí) 80,00 20,00 5. Nước tưới (4 tiêu chí) 66,67 33,33 6. Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật)

(19 tiêu chí) 73,33 26,67

7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch (7 tiêu chí) 80,00 20,00 8. Quản lý và xử lý chất thải (1 tiêu chí) 66,67 33,33 9. Người lao động (4 tiêu chí) 93,33 6,67 10. Ghi chép hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và

thu hồi sản phẩm (9 tiêu chí) 73,33 26,67 11. Kiểm tra nội bộ (3 tiêu chí) 86,67 16,33 12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (2 tiêu chí) 100,00 0,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Qua bảng 4.10 cho thấy các hộ dân trồng cam đã tuân thủ đúng theo 12 tiêu chí của VietGAP từ 50% trở lên, không có hộ dân nào đạt từ dưới 50%. Đối với tiêu chí Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch thì 20% hộ dân sản xuất chưa tuân thủ theo. Hầu hết các hộ gia đình sản xuất cây ăn quả đều chưa có nhà xưởng, các thiết bị và dụng cụ đóng gói, xử lý sản phẩm mà chỉ có thực hiện việc thu gom rác thải và có hệ thống thoát nước, chiếu sáng đảm bảo cho việc sản xuất. Ngoài ra vẫn còn một số hộ dân chưa nghiêm túc thực hiện việc ghi chép hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm. Hệ thống tưới nước của các hộ dân trồng cam của xã Kiêu Kỵ chủ yếu là sử dụng nước giếng khoan đã qua hệ thống lọc để tưới cho cây trồng, còn một số hộ dân vẫn sử dụng nguồn nước từ sông Bắc Hưng Hải. Xã Kim Sơn vùng đất bãi sử dụng nguồn nước sông Đuống để tưới cây trồng, đối với những hộ dân vùng trong đồng thì hầu hết đều dùng nước giếng khoan tưới cho cây trồng. Việc bảo quản, sơ chế quả trên địa bàn Huyện vẫn dùng công nghệ lạc hậu, chủ yếu sử dụng biện pháp thủ công, truyền thống, thời gian bảo quản ngắn nên chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường. Các loại quả

sản xuất trên địa bàn chủ yếu bán tươi, ít sơ chế, chưa có cơ sở chế biến. Quá trình phân loại sản phẩm ngay sau thu hoạch còn hạn chế, có khoảng 80% số hộ sản xuất tiến hành phân loại sản phẩm ngay sau thu hoạch, các hộ còn lại chưa chú trọng vấn đề phân loại sản phẩm.

Bảng 4.11. Số hộ trồng bưởi hoàn thành các tiêu chí của VietGAP

Đơn vị tính: %

Tiêu chí Số hộ đạt

100%

Số hộ đạt 50- 100%

1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất (2 tiêu chí) 100,00 0,00 2. Giống và gốc ghép (2 tiêu chí) 100,00 0,00 3. Quản lý đất (4 tiêu chí) 86,67 13,33 4. Phân bón và chất bón bổ sung (7 tiêu chí) 80,00 20,00 5. Nước tưới (4 tiêu chí) 86,67 13,33 6. Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật) (19

tiêu chí) 86,67 13,33

7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch (7 tiêu chí) 73,33 26,67 8. Quản lý và xử lý chất thải (1 tiêu chí) 93,33 6,67 9. Người lao động (4 tiêu chí) 100,00 0,00 10. Ghi chép hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu

hồi sản phẩm (9 tiêu chí) 86,67 13,33 11. Kiểm tra nội bộ (3 tiêu chí) 86,67 13,33 12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (2 tiêu chí) 100,00 0,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Qua bảng 4.11 cho thấy các hộ dân trồng bưởi đã tuân thủ đúng theo 12 tiêu chí của VietGAP từ 50% trở lên, không có hộ dân nào đạt từ dưới 50%. Đối với tiêu chí Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch thì 20% hộ dân sản xuất chưa tuân thủ theo mà hầu hết các hộ trồng bưởi đều thu hoạch thủ công hoặc bán cho các thương lái thu gom tại vườn, các hộ chỉ thực hiện việc thu gom rác thải và có hệ thống thoát nước, chiếu sáng đảm bảo cho việc sản xuất. Ngoài ra vẫn còn một số hộ dân chưa nghiêm túc thực hiện việc ghi chép hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm. Diện tích trồng bưởi tập trung tại xã Kim Sơn vùng đất bãi sử dụng nguồn nước sông Đuống để tưới cây trồng, đối với những hộ dân vùng trong đồng thì hầu hết đều dùng nước giếng khoan tưới cho cây trồng.

Bảng 4.12. Số hộ trồng chuối hoàn thành các tiêu chí của VietGAP Đơn vị tính: % Đơn vị tính: % Tiêu chí Số hộ đạt 100% Số hộ đạt 50- 100%

1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất (2 tiêu chí) 100,00 0,00 2. Giống và gốc ghép (2 tiêu chí) 100,00 0,00 3. Quản lý đất (4 tiêu chí) 100,00 0,00 4. Phân bón và chất bón bổ sung (7 tiêu chí) 86,67 13,33 5. Nước tưới (4 tiêu chí) 93,33 6,67 6. Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật)

(19 tiêu chí) 93,33 6,67

7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch (7 tiêu chí) 80,00 20,00 8. Quản lý và xử lý chất thải (1 tiêu chí) 86,67 13,33 9. Người lao động (4 tiêu chí) 93,33 6,67 10. Ghi chép hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu

hồi sản phẩm (9 tiêu chí) 73,33 26,67 11. Kiểm tra nội bộ (3 tiêu chí) 66,67 33,33 12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (2 tiêu chí) 100,00 0,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Qua bảng 4.12 cho thấy các hộ dân trồng chuối đã tuân thủ đúng theo 12 tiêu chí của VietGAP từ 50% trở lên, không có hộ dân nào đạt từ dưới 50%. Đối với tiêu chí kiểm tra nội bộ do việc trồng chuối ít sử dụng thuốc BVTV nên có 33,33% hộ dân còn chưa thực hiện việc kiểm tra nội bộ trong sản xuất ; Việc ghi chép hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm vẫn còn 26,67% hộ dân chưa thực hiện. Diện tích trồng chuối tập trung tại xã Kim Sơn vùng đất bãi sử dụng nguồn nước sông Đuống để tưới cây trồng. Các hộ dân chủ yếu bán tươi, ít sơ chế, chưa có cơ sở chế biến. Quá trình phân loại sản phẩm ngay sau thu hoạch còn hạn chế, có khoảng 80% số hộ sản xuất tiến hành phân loại sản phẩm ngay sau thu hoạch, các hộ còn lại chưa chú trọng vấn đề phân loại sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn vietgap tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)