3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình
- Vị trí địa lý
Gia Lâm là huyện ngoại thành bao gồm 02 thị trấn và 20 xã, nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Thành phố Hà Nội; phía Bắc của huyện giáp với quận Long Biên và huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Ninh, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Tây Tây Nam giáp quận Long Biên và sông Hồng;
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Nguồn: UBND huyện Gia Lâm (2016)
- Địa hình
Về mặt địa hình, địa chất Gia Lâm là một huyện đồng bằng nằm trên đất phù sa, cùng chung đặc điểm và tính chất của đồng bằng sông Hồng, độ cao của đất diễn biến từ 3 đến 7m. ở phía Bắc cuả huyện có độ dốc theo hướng
Tây Nam Đông Bắc, chảy về vùng thấp xã Yên Thường có độ cao từ 4,5 đến 5,8m. Phía Nam huyện Gia Lâm có dạng lòng chảo, vùng đê sông Hồng, sông Đuống có độ cao 3 đến 4 m.
Vùng bãi trên sông Hồng có độ cao 5,7 - 9m, dốc theo hướng chảy của dòng sông, hàng năm thường bị ngập 2 - 3 tháng. Đã 1000 năm qua sau khi hình thành hệ thống đê điều, đất huyện Gia Lâm được chia thành 2 khu vực: Phần ngoài đê được bồi hàng năm phần ở trong đê thì ngược lại.
3.1.1.2. Khí hậu, thời tiết
Khí hậu thời tiết của Gia Lâm mang sắc thái đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Từ tháng 4 đến tháng 9 là mưa nhiều. Từ tháng 11 đến tháng 4 là thời tiết lạnh, thời kỳ đầu thường là hanh khô nhưng đến mùa đông thường ẩm ướt. Giữa hai mùa có thời kỳ chuyển tiếp tạo ra 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông rõ rệt.
Nhiệt độ trong khu vực huyện khá cao tương đương với nhiệt độ chung của cả Thành phố. Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 23- 24oC, biên độ trong năm khoảng 12 – 13oC, biên độ giao động giữa ngày và đêm khoảng 1.400 – 1.600mm.
Bảng 3.1. Đặc điểm khí hậu thời tiết trên địa bàn Huyện từ 2013 - 2015 Chỉ tiêu Năm Nhiệt độ (oC) Lượng mưa (mm) Giờ nắng (giờ) Độ ẩm (%) Mực nước TB sông Hồng (cm) Mực nước TB sông Đuống (cm) Năm 2013 24,7 1.240,4 1.349,3 78 331 353 Năm 2014 24,75 1.238,5 1.376,9 78,3 330 352 Năm 2015 24,76 1.241,6 1.342,7 78,1 332 354
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội (2013-2015)
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Năm 2014 kinh tế có giảm so với năm 2013, cụ thể: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do huyện quản lý giảm 7,34% so với năm 2013. Trong đó công nghiệp, xây dựng giảm 0,06%; nhưng dịch vụ tăng 14,6%; Nông lâm nghiệp, thủy sản giảm 2,48%; cơ cấu giá trị sản xuất của huyện trong năm 2014: Công nghiệp, xây dựng: 49,12%; Dịch vụ 37,26%; Nông lâm nghiệp, thủy sản 13,62%; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 29 triệu đồng 1 người/năm.
Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế của huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2015 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh (%) GT (Tỷ đồng) CC (%) GT (Tỷ đồng) CC (%) GT (Tỷ đồng) CC (%) 2014/2015 2015/2014 BQ Tổng giá trị sản xuất 2087.6 100.00 1934.3 100.00 2234.8 100.00 92.66 115.54 103.47 Giá trị sản xuất CN 1188.6 56.94 950.2 49.12 1128.5 50.50 79.94 118.76 97.44 Giá trị sản xuất NN 270.1 12.94 263.4 13.62 279.64 12.51 97.52 106.17 101.75 Giá trị TM- DV 628.9 30.13 720.7 37.26 826.7 36.99 114.60 114.71 114.65 Nguồn: Phòng thống kê huyện Gia Lâm (2016)
- Công nghiệp, xây dựng: Trong giai đoạn 2012 – 2014, do khó khăn chung của nền kinh tế, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm tồn kho lớn…vì vậy sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giảm, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng giảm BQ 2,56%.Năm 2015, kinh tế huyện Gia Lâm duy trì mức ổn định, giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu của huyện tăng 15,54% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: Công nghiệp, xây dựng tăng 11,76%. Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng ước tính đạt 1.128,5 tỷ đồng.
Tổ chức rà soát về quy hoạch, đầu tư và hoạt động của các cụm công nghiệp, triển khai đấu giá tại Cụm sản xuất tập trung làng nghề Kiêu Kỵ nhằm tạo mặt bằng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các hộ sản xuất nghề thủ công xã Kiêu Kỵ.
- Thương mại - Dịch vụ: Huyện đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai hội chợ xuân, hội chợ hoa cây cảnh và khu bán hàng tết nguyên đán tại thị trấn Trâu quỳ, thị trấn Yên Viên, xã Bát Tràng, Xã Yên Thường; Yêu cầu hướng dẫn các điểm kinh doanh thực hiện đăng ký, kê khai giá các mặt hàng bình ổn giá theo quy định của Nhà nước. Triển khai đấu giá điểm kinh doanh tại chợ dân sinh xã Văn Đức, thị trấn Trâu Quỳ đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi mô hình quản lý các chợ. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ - thương mại giai đoạn 2013 - 2015 tăng bình quân 14,65%. Năm 2015, giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ ước đạt 826,7 tỷ đồng. Các hoạt động thương mại, dịch vụ được duy trì, giá cả thị trường ổn định, không có hiện tượng tăng đột biến nhất là trong dịp Tết nguyên đán. Chỉ đạo, hướng dẫn sắp xếp lại hoạt động quản lý kinh doanh khai thác chợ Trâu Quỳ, chợ cổng trường Học Viện Nông nghiệp và hoạt động kinh doanh dịch vụ trên địa bàn xã Ninh Hiệp. Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai chương trình Tuần Hàng Việt 2015 tại khu 31ha, thị trấn Trâu Quỳ; chương trình phát triển sản xuất làng nghề kết hợp với du lịch tại xã Bát Tràng, xã Kim Lan; dịch vụ văn hóa – lễ hội – tín ngưỡng tại lễ hội Đền Bà Tấm, xã Dương Xá; lễ hội Gióng, xã Phù Đổng...
- Nông, lâm nghiệp, thủy sản: Nông, lâm nghiệp, thủy sản: Kết quả tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 10.000ha, giảm 7,9% so với năm trước; Trong đó cây lúa 5373 ha, giảm giá 7,9% so với cùng kỳ, năng suất bình quân cả năm ước đạt 53,3 tạ/ha, tăng 5,9 tạ/ha so với cùng kỳ 2014. Cây Ngô 1517 ha, năng suất 52,1 tạ/ha tăng 0,2 tạ/ha. Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2013 – 2015 tăng trung bình 1,75%. Năm 2015, kết quả tổng diện tích gieo trồng cây
hàng năm ước đạt 10.23ha, tăng 2,34% so với năm trước; trong đó: cây lúa 5.404ha, tăng 0,57% so với cùng kỳ, năng suất bình quân cả năm ước đạt 55,43 tạ/ha, tăng 2,13 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước, cây ngô 1.368ha, năng suất 53,9 tạ/ha, tăng 1,9 tạ/ha; rau 2.118ha, năng suất 206,2 tạ/ha, tăng 5,1 tạ/ha...Tập trung chỉ đạo thực hiện phun thuốc khử trùng tiêu độc, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; đàn lợn trên 2 tháng tuổi ước tính đạt 49,9 nghìn con, giảm 1,6%; đàn bò 7,6 nghìn con, giảm 7,0%; đàn gia cầm đạt 266 nghìn con, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 279,64 tỷ đồng, tăng 2,59% so với năm trước.
3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động
Tính đến năm 2013 dân số trung bình toàn huyện Gia Lâm là 243.957 người, 61806 hộ. Qua các năm, quy mô dân số của huyện ngày một gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn huyện từ năm 2013-2015 là 1,25%/năm
Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 2.126 người/km2, dân số phân bố không đều giữa các xã trên địa bàn huyện. Phần lớn dân số tập trung ở khu vực nông thôn là chính với 20 xã vùng nông thôn, chiếm 85,5% tổng dân số toàn huyện, dân số đô thị chỉ tập trung ở khu vực hai thị trấn Yên Viên và thị trấn Trâu Quỳ chiếm 14,5% tổng dân số toàn huyện.
Chương trình lao động về việc làm luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành trong huyện quan tâm. Huyện có nhiều hình thức tạo việc làm cho lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Đã giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ đáng kể thanh niên đến tuổi lao động, những người bị dôi dư trong quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, TTCN và làng nghề.
Tình hình biến động dân số và lao động huyện Gia Lâm từ 2013-2015 được thể hiện dưới bảng 3.3:
Bảng 3.3. Cơ cấu dân số - lao động huyện Gia Lâm từ 2013-2015 Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 So sánh (%) SL CC(%) SL CC (%) SL CC (%) 2014/2 013 2015/2 014 BQ
I. Tổng số nhân khẩu người 243.957 100,00 247.689 100,00 250.121 100,00 101,53 100,98 101,25 1. Nhân khẩu NLN-thuỷ sản người 169.798 69,60 239.763 96,80 175.962 70,35 141,21 73,39 101,79 2. Nhân khẩu phi NLN-TS người 74.159 30,40 7.926 3,20 74.159 29,65 10,69 935,63 100,00 II. Tổng số hộ hộ 61.806 100,00 63.415 100,00 65.436 100,00 102,60 103,18 102,89 1. Hộ NLN-thuỷ sản hộ 41.477 67,11 42.678 67,30 45.107 68,93 102,89 105,69 104,28 2. Hộ phi NLN-thuỷ sản hộ 20.329 32,89 20.737 32,70 20.329 31,07 102,01 98,03 100,00 III. Tổng lao động quy lao động 154.458 100,00 164.347 100,00 179.342 100,00 106,40 109,12 107,75 1. Lao động trong tuổi lao động 112.176 72,63 121.781 74,10 141.060 78,65 108,56 115,83 112,14 2. Lao động ngoài tuổi lao động 42.282 27,37 42.566 25,90 38.282 21,35 100,67 89,93 95,15 IV. Phân bổ lao động lao động 154.458 100,00 164.347 100,00 179.342 100,00 106,40 109,12 107,75 1. Lao động NLN- thuỷ sản lao động 67.266 43,55 71.507 43,51 77.987 43,49 106,30 109,06 107,67 2. Lao động CN – XD lao động 46.059 29,82 48.827 29,71 53.264 29,70 106,01 109,08 107,53 3. Lao động TM - dịch vụ lao động 41.132 26,63 44.012 26,78 48.091 26,82 107,00 109,26 108,12 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Gia Lâm (2016)
Năm 2015, toàn huyện có 250.121 người. Trong đó, tổng số lao động ở khu vực nông thôn năm 2015 của huyện là 77.987 lao động, tốc độ tăng bình quân trong 03 năm 2013-2015 là 7,67%năm, lao động đang làm trong các ngành nghề kinh tế có 101.355 người.
Chất lượng nguồn lao động tương đối khá. Năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo tại các trường Cao Đẳng, Đại học nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề là 17%.
Tuy nhiên, hàng năm trên địa bàn huyện có một lượng lớn người bước vào độ tuổi lao động. Do đó, huyện cũng đang nỗ lực giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức và đòi hỏi có các giải pháp.
3.1.2.3. Đặc điểm về văn hóa – xã hội
- Về giáo dục – đào tạo
Về giáo dục mầm non: Trong những năm qua huyện đã có nhiều cố gắng, số trường, lớp và giáo viên mẫu giáo không ngừng được tăng lên từ năm 2012 đến 2015. Ngân sách của huyện cùng với sự đóng góp của người dân đã xây dựng thêm nhiều phòng học, lớp học, trên địa bàn huyện không còn trường có phòng học cấp 4.
Về giáo dục phổ thông: Các xã và thị trấn của huyện đều có trường tiểu học và trung học cơ sở, nhưng chưa đa dạng hóa các loại hình trường lớp, chưa có trường bán công và trường dân lập. Các trường còn tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn.
Về giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề: Trên địa bàn huyện có Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, có viện nghiên cứu rau quả Trung ương hiện đang quan hệ tốt với địa phương trong việc bồi dưỡng, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ nông nghiệp cho người dân. Trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện có hệ thống cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ đáp ứng tốt mọi hoạt động của trung tâm như: giáo dục bổ túc văn hóa, dạy nghề cho người dân, đặc biệt cho thanh niên. Hàng năm trung tâm đào tạo nghề cho khoảng 2.500 lượt người bao gồm cả tập huấn, bồi dưỡng nghề, đào tạo nghề ngắn hạn và đào tạo nghề dài hạn.
Quý I năm 2015, giáo dục và đào tạo huyện Gia Lâm tiếp tục triển khai thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy và học tập năm học 2014 – 2015, tổ chức sơ kết học kỳ I các chỉ tiêu cơ bản đạt: Tiểu học (99,6% học sinh đạt về năng lực;
99,9% học sinh đạt về phẩm chất), THCS xếp loại văn hóa có 94,0% học sinh đạt trung bình trở lên, trong đó xếp loại giỏi 30,8%.
- Về Y tế
Trong những năm qua, lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, dân số và kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn huyện Gia Lâm đã được thực hiện tốt và có kết quả đáng ghi nhận. Toàn huyện có 1 bệnh viện Đa khoa Gia Lâm do thành phố Hà Nội quản lý và 1 Trung tâm y tế huyện, có 22 trạm y tế, trung bình mỗi xã có một trạm y tế. Cơ sở vật chất bệnh viện và các phòng khám được tăng cường. Chất lượng khám chữa bệnh có chuyển biến khá ở tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn. Các chương trình y tế cộng đồng, y tế quốc gia, tiêm chủng mở rộng, vệ sinh môi trường…đều được huyện tổ chức triển khai và đạt kết quả, đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đạt 100%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm qua các năm. Bảo hiểm y tế đã được triển khai và đạt hiệu quả cao, đặc biệt cho những người nghèo.
Công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em đã thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn. Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn. Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện đạt 73,3% (787/1.073 cơ sở); kiểm tra, phát hiện, xử lý 62 cơ sở. Kiểm tra 31 cơ sở hành nghề y dược tư nhân, phát triển và xử phạt 14 cơ sở vi phạm.
Xây dựng và triển khai kế hoạch, tổ chức chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình năm 2015 tới các xã, thị trấn; tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình. Kết quả đạt được tỷ suất sinh 3 tháng đầu năm ước đạt 2,79%, tăng 0,05% so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ước đạt 8,95%, giảm 4,53% so với cùng kỳ năm trước. Triển khai cấp 875 thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi, vận động Quỹ bảo trợ trẻ em được 75 triệu đồng, hỗ trợ hàng tháng cho 270 trường hợp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
- Về văn hóa văn nghệ, thể thao
Các hoạt động văn hóa thông tin thể thao của huyện được quan tâm nhiều mặt từ vấn đề chỉ đạo nâng cao nhận thức đến đầu tư các điều kiện vật chất cho các hoạt động. Tỷ lệ hộ đạt nếp sống văn minh gia đình văn hóa.
Công tác quản lý, bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống được quan tâm, góp phần giáo dục và phát huy truyền thống của từng địa phương. Phong trào tập thể dục thể thao phát triển rộng khắp thu hút mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi tham gia. Tỷ lệ người luyện tập thường xuyên hàng năm đạt 26%. Thể thao thành tích cao đạt trên 900 huy chương các loại. Toàn huyện có 37 sân vận động và nhiều điểm vui chơi luyện tập thể dục thể thao. Hệ thống đài truyền thanh cơ sở đã đến cụm dân cư huyện.
Năm 2015, UBND huyện Gia Lâm đã tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, cổ động, các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong những ngày lễ lớn của đất nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Thành phố và Huyện. Phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức đón tiếp 250 đại biểu tại nhà tưởng niệm Danh nhân Cao Bá Quát tron chương trình Liên hoan thơ Châu Á – Thái Bình