Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa
NƯỚC VỀ DỊCH VỤ VĂN HÓA
4.2.1. Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ
Công tác quản lý Nhà nước đạt hiệu quả không thể không kể đến trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý. Tại huyện Gia Lâm hiện nay, lực lượng cán bộ huyện, xã phụ trách quản lý trực tiếp các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa là 30 người với trình độ học vấn và chuyên môn được thể hiện:
Bảng 4.13. Trình độ học vấn và chính trị của cán bộ quản lý dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm
Trình độ Cán bộ phòng VHTT huyện (8 người) Cán bộ TTVH xã (22 người) SL (người) TT (%) SL (người) TT (%) 1. Trình độ học vân Đại học 8 100 22 100 Cao đăng 0 0 0 0 Trung cấp 0 0 0 0 2. Trình độ chính trị CNCC 3 37,5 0 0 TC 2 25 0 0 SC 0 0 0 0
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Gia Lâm,2016)
Bảng 4.13 cho thấy trình độ học vấn của các cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm khá cao với 100% cán bộ huyện, xã có trình độ đại học. Đặc biệt, có 3 cán bộ phòng VHTT huyện có trình độ chính trị cử nhân cao cấp.
Về trình độ chuyên môn của các cán bộ được thể hiện dưới biểu đồ:
36,67% 13,33% 26,67% 23,33% Văn hóa Luật Kinh tế Khác
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Gia Lâm (2016)
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm
Chiếm đến 36,67% cán bộ được đào tạo chuyên môn trình độ văn hóa; 26,67% cán bộ được đào tạo trình độ kinh tế; 13,33% cán bộ đã qua đào tạo chuyên ngành Luật, có thể nói đây là những ngành rất phù hợp với công tác quản lý các dịch vụ văn hóa và chỉ có 23,33% cán bộ có trình độ chuyên môn khác như kỹ sư, sư phạm...
Đồng thời, trong quá trình làm việc huyện còn thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, cho cán bộ, công chức, viên chức tại các phòng ban và xã, thị trấn nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ Huyện tới cơ sở có số lượng, chất lượng, cơ cấu phù hợp với yêu cầu thực tiễn, có phẩm chất, năng lực trình độ và trách nhiệm trong thực thi công vụ. Chỉ tính riêng năm 2015, khối Văn hóa xã hội đã được tham gia 12 lớp đào tạo.
Bên cạnh đó, phải kể đến trách nhiệm phối hợp giám sát của quần chúng nhân dân, nhất là vai trò nòng cốt của đoàn viên, hội viên, các đoàn thể chưa thể hiện sự tích cực. Năng lực phối hợp, liên kết các lực lượng, các tổ chức, đoàn thể do cơ quan chủ quản về văn hóa làm nòng cốt còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu cơ chế cần thiết, không đảm bảo sự liên kết lâu dài, vững chắc, phần lớn chỉ thực hiện sự phối hợp theo từng phong trào, từng sự việc.
4.2.2. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý
Kết quả quản lý nhà nước đối với dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm là do được sự hướng dẫn kịp thời của Sở Văn hóa thể thao Hà Nội, sự chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành liên quan trong công tác quản lý và chấn chỉnh các hoạt động dịch vụ văn hóa. Phòng Văn hóa và thông tin đã tổ chức Hội nghị triển khai sâu rộng đến lãnh đạo các xã và cơ sở kinh doanh nhằm quán triệt nội dung và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Thành lập các tổ công tác gồm các ngành chức năng liên quan nhằm thực hiện việc rà soát trên địa bàn về lĩnh vực hoạt động dịch vụ văn hóa và các dịch vụ khác có liên quan đến môi trường văn hóa.
Quá trình phỏng vấn những vấn đề khó khăn mà các hộ gặp phải khi kinh doanh có những ý kiến như sau:
Bảng 4.14. Ý kiến của chủ cơ sở kinh doanh về sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước
Số lượng phiếu điều tra: 120 phiếu
Câu hỏi điều tra Câu trả lời Số lượng
(Phiếu TL)
Tỷ lệ (%) Ông/ bà có gặp khó khăn
trong quá trình kinh doanh
Có 107 89,17
Không 13 10,83
Điều khó khăn gây ảnh hưởng đên hoạt động kinh doanh của ông/bà là
Vốn 56 52,34
Nhân lực 23 21,50
Công tác quản lý Nhà nước 98 81,67
Nguồn: Tác giả điều tra, tổng hợp (2016)
Có 107/120 ý kiến rằng họ có gặp khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh và chỉ có 52,34% số đó gặp khó khăn về vốn, 21,5% gặp khó khăn về nguồn lực nhưng lại có đến 81,67% gặp khó khăn do công tác quản lý Nhà nước, họ phản ánh rằng hiện tại họ đang chịu sự quản lý của nhiều cơ quan quản lý, ngoài cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa, đội thanh tra, kiểm tra liên ngành còn có chính quyền địa phương, công an kinh tế, quản lý thị trường, chi cục thuế…
Phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở hoạt động chưa được xác định rõ ràng. Phương thức, trình tự thanh tra, kiểm tra bộc lộ nhiều hạn chế, chưa tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan gây ra sự chồng chéo và phiền hà cho các cơ sở.
4.2.3. Nhận thức của cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa
Trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, đại đa số các cơ sở dịch vụ kinh doanh dịch vụ văn hóa đã có ý thức tuân thủ, chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, có tinh thần trách nhiệm, phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương.... Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa chạy theo lợi nhuận, bất chấp thủ đoạn gây ảnh hưởng xấu đến đời sống tinh thần của người dân.
Ý kiến của bà Vũ Thị Hải Yến về nhận thức của một số cơ sở kinh doanh trên địa bàn như sau:
Hộp 4.4. Ý kiến phản án về nhận thức của một số cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm
Bên cạnh đó là việc không tuân thủ các quy định như một số cơ sở chưa thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng chống cháy nổ, đảm bảo an toàn cho khách. Một số cơ sở lại lợi dụng sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý của chính quyền địa phương để hoạt động quá giờ, âm thanh vượt quá quy định, kinh doanh không lành mạnh, biến tướng, trá hình, trục lợi, gây mất an ninh, trật tự. Đã có chủ cơ sở chạy theo lợi nhuận, ít quan tâm đến cộng đồng, cố tình hoạt động biến tướng từ quán bar sang kinh doanh vũ trường, tàng trữ vũ khí, ma túy, rượu lậu, môi giới mại dâm.
Tóm lại, ý thức tuân thủ pháp luật của một số cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa không nghiêm, tình hình vi phạm các quy định trong kinh doanh dịch vụ văn hóa còn khá phổ biến.