Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện gia lâm
4.1.2. Dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm
Gia Lâm là huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội. Cùng với sự phát triển của đất nước và Thủ đô, Gia Lâm cũng đang từng bước phát triển và là huyện có tốc độ đô thị hoá nhanh. Các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá trên địa bàn đã và đang góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giáo dục lối sống, nâng cao trình độ hiểu biết và trình độ thẩm mỹ, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Huyện Gia Lâm có 20 xã và 02 thị trấn, trong đó 02 thị trấn: Yên Viên và Trâu Quỳ là nơi tập trung đông dân cư cũng là nơi có số lượng nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hoá. Huyện Gia Lâm không có cơ sở kinh doanh vũ trường, nhà hàng biểu diễn nghệ thuật.
Bảng 4.1. Thống kê các dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm từ 2013 -2015 Gia Lâm từ 2013 -2015
ĐVT: cơ sở kinh doanh Loại hình dịch vụ 2013 2014 2015 So sánh (%)
2014/2013 2015/2014 BQ
Karaoke 151 163 179 107,94 109,82 108,88
Internet 347 343 340 98.85 99,13 98,99
Điện tử 23 23 23 100 100 100,00
Vui chơi giải trí 2 2 3 100 150 122,47
Dịch vụ văn hóa khác 66 71 77 107,57 108,45 108,01
Bảng 4.1 cho thấy, trên địa bàn huyện Gia Lâm loại hình dịch vụ văn hóa chủ yếu hiện nay là dịch vụ kinh doanh karaoke và internet với số lượng lên đến 519 cơ sở. Trong đó có các cơ sở trên đều được cấp phép của UBND Huyện Gia Lâm. Còn lại một số cơ sở đang chờ cấp phép và một số cơ sở chưa xin cấp phép của cơ quan quản lý Nhà nước. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa này tập trung chủ yếu tại Thị trấn Trâu Quỳ, Thị trấn Yên Viên, xã Cổ Bi, xã Yên Viên. Nơi tập trung đông nhất là Thị trấn Trâu Quỳ nơi có trường Đại học Nông Nghiệp với số lượng sinh viên nhập học mỗi năm lên đến hàng nghìn người. Học sinh, sinh viên là đối tượng khách hàng mà các hộ kinh doanh dịch vụ văn hóa muốn hướng tới. Nhìn chung, các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, internet phát triển ở một số đơn vị như thị trấn Trâu Quỳ, thị trấn Yên Viên và các xã giáp danh với thị trấn. Còn hầu hết là tại các xã, thị trấn các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke không phát triển, có xã không có cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke như Văn Đức, Đông Dư, Dương Quang.
Đa số các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, karaoke, internet thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật song vẫn còn một số hộ chưa chấp hành các quy định của pháp luât. Chính vì vậy, việc tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo an ninh trật tự được UBND huyện hết sức quan tâm, chú trọng.
Theo đó, nguồn thu từ các đơn vị kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn Gia Lâm từ 2013-2015 được thể hiện dưới bảng:
Bảng 4.2. Nguồn thu ngân sách từ các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm từ 2013-2015
Đơn vị tính: Triệu đồng Loại hình dịch vụ 2013 2014 2015 So sánh (%) 2014/2013 2015/2014 BQ Karaoke 1409 1649,8 1751,2 117,09 106,15 111,48 Internet 1394,3 1433,9 1482 102,84 103,35 103,10 Điện tử 87,4 94,3 98,9 107,89 104,88 106,38
Vui chơi giải trí 6,6 6,8 6,82 103,03 100,29 101,65
Dịch vụ văn hóa khác 138 149 157 107.,97 105,37 106,66
Tổng 3035,3 3333,8 3495,92 109,83 104,86 107,32 Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm (2016)
Trong tổng các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa thì nguồn thu từ karaoke chiếm tỷ trọng lớn nhất và có tốc độ tăng cao sau mỗi năm với mức bình quân 11,48% trong 03 năm từ 2013 – 2015. Do đặc thù huyện Gia Lâm nằm tại cửa ngõ thủ đô, nơi tập trung khu công nghiệp và trường đại học lớn nên các loại hình dịch vụ văn hóa khá nhiều và đa dạng. Do vậy, chỉ tính riêng năm 2015 tổng nguồn thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ trên địa bàn là 3.495,92 triệu đồng tăng 460,62 triệu đồng so với năm 2013.