Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch trên địa bàn
4.3.1. Căn cứ và định hướng trong công tác quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hóa
Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ra quyết định số 4641/QĐ-UBND về việc quy hoạch phát triển văn hóa Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Nội dung quy hoạch về công tác quản lý Nhà nước đối với hệ thống nhà hàng karaoke, vũ trường như sau: “Đến năm 2015, hoàn thành quy hoạch mạng lưới dịch vụ karaoke và vũ trường. Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, rà soát các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke và vũ trường nhằm tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật”. Cụ thể:
“ Tính riêng năm 2015 đội kiểm tra huyện tiến hành kiểm tra 549 lượt nhưng chỉ xử phạt vi phạm hành chính được 5 cơ sở với số tiền phạt chỉ là 28,5 triệu đồng. Có thể nói phần lớn các cơ sỏ hoạt động tuân thủ theo quy định pháp luật nhưng cũng vẫn còn do nguyên nhân nữa là các chủ cơ sở rất tinh vi trong việc đối phó với đoàn kiểm tra, chỉ có trường hợp kiểm tra ở đâu, giờ nào kiểm tra không báo trước, đột xuất hoặc kiểm tra khi có nguồn tin báo của người dân thì mới phát hiện ra sai phạm chứ còn kiểm tra theo kế hoạch thì thường chỉ nhắc nhở các cơ sở vì vi phạm chưa đến mức xử phạt”.
Nguồn: Ý kiến bà Vũ Thị Hải Yến - trưởng phòng VH-TT huyện lúc 9h30 ngày 20 tháng 6 năm 2016
- Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa nói chung và hoạt động karaoke, vũ trường nói riêng theo hướng: tuân thủ đúng pháp luật, nghiêm túc xử lý vi phạm theo luật định. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật của các cơ quan chức năng liên quan.
- Đưa hoạt động karaoke, quán internet vào nề nếp, trở thành nhu cầu giải trí thường xuyên, hấp dẫn, tạo môi trường kinh doanh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân, tích cực xây dựng môi trường văn hóa từ cơ sở, đảm bảo an ninh, an toàn trật tự xã hội.
- Tăng cường công tác kiểm tra đối với các hoạt động kinh doanh karaoke, internet, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, đưa hoạt động này vào khuôn khổ nề nếp theo đúng quy định của pháp luật, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trên địa bàn.
- Tiếp tục chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong karaoke, internet, đồng thời vận động nhân dân tích cực phát hiện đấu tranh, phòng chống các biểu hiện trái pháp luật trong hoạt động kinh doanh karaoke, internet.
Mục tiêu đến năm 2020
- Tập trung triển khai các yêu cầu xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống lành mạnh trên địa bàn huyện Gia Lâm. Nâng cao chất lượng hiệu quả của nhiệm vụ xây dựng con người trong thời kỳ mới.
- Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng môi trường lành mạnh, tốt đẹp, phong phú, bồi dưỡng tài năng, khuyến khích việc đầu tư và sáng tạo các loại hình dịch vụ văn hóa đúng định hướng.
- Tổ chức và quản lý tốt các dịch vụ văn hóa phát triển theo quy luật khách quan trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời phát triển các loại hình ngày càng phong phú đa dạng đóng góp tích cực vào nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Thực hiện thắng lợi phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phát triển với quy mô lớn, sâu rộng và đạt kết quả cao hơn.
Mục đích quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa:
- Nâng cao ý thức, nhận thức cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật, từng bước đưa các hoạt động văn
hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa, TDTT, thông tin truyền thông trên địa bàn huyện đi vào nề nếp.
- Kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa,TDTT, thông tin truyền thông góp phần nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước. Đồng thời nắm bắt thực trạng, tham mưu và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm quản lý tốt các hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa, TDTT, thông tin truyền thông.
- Hoạt động kiểm tra phải được duy trì thường xuyên, liên tục; đòi hỏi sự quan tâm của các cấp chính quyền và sự phối kết hợp đồng bộ của các phòng, ban, ngành, đoàn thể nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt trong việc quản lý các hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa, TDTT, thông tin truyền thông trên địa bàn huyện.
Nhiệm vụ cụ thể trong thời gian tới:
- Tiến hành rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để kịp thời bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh hiện tại.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản quy định việc thực hiện kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện để tổ chức, cá nhân và người dân hiểu đúng, đầy đủ và có trách nhiệm thực hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh dịch vụ này.
- Rà soát toàn bộ những cơ sở hoạt động kinh doanh karaoke, internet, có biện pháp thu hồi giấy phép kinh doanh của những cơ sở kinh doanh không chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật hiện hành. Thực hiện tốt thủ tục cấp giấy phép theo đúng quy định cho những cơ sở có nhu cầu và thực hiện đảm bảo quy định.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra một cách liên tục đối với những cơ sở đăng ký kinh doanh dịch vụ văn hóa. Có biện pháp nghiệp vụ để nắm chắc tình hình, tổ chức kiểm tra đột xuất, bất ngờ, không để các cơ sở có điều kiện đối phó, che giấu hành vi, tái diễn những vi phạm. Có biện pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm những cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh karaoke, internet…
UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Văn hóa thể thao Hà Nội chủ trì phối hợp cùng các Sở, ngành liên quan và UBND Quận, Huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng trên địa bàn Thành phố. Chủ trì, phối hợp với Công
an Thành phố, Sở Cảnh sát PCCC và các đơn vị liên quan củng cố tổ chức, hoạt động đội kiểm tra liên ngành thanh tra, kiểm tra hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, xử lý nghiêm theo thẩm quyền các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Sở Thông tin và truyền thông phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ internet, hoạt động in, phát hành xuất bản văn hóa phẩm. Sở Lao động Thương binh và xã hội đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trên lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội nhất là đối với các cơ sở kinh doanh karaoke, internet…
UBND Thành phố đề nghị Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội và các đoàn thể tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng đến các tầng lớp nhân dân bằng các hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp.
UBND Thành phố yêu cầu huyện Gia Lâm kiện toàn đội kiểm tra liên ngành huyện, tăng cường công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất để giải quyết, xử lý triệt để các cơ sở kinh doanh không phép, kiên quyết xử lý các cơ sở kinh doanh không đúng quy định gây ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư.
4.3.2. Giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa
4.3.2.1. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, định hướng nhận thức trong xã hội đối với dịch vụ văn hóa
* Lý do
Mặc dù Phòng VHTT huyện sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến nhưng hiệu quả còn chưa cao, một số cơ sở kinh doanh dịch vụ vẫn còn mắc sai phạm trong quá trình hoạt động
* Giải pháp
Trong thực tế hiện nay, còn một bộ phận nhân dân nhận thức về pháp luật, cơ chế, chính sách về phát triển dịch vụ nói chung, dịch vụ văn hoá nói riêng còn có mặt hạn chế. Vì vậy, đòi hỏi các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, nhất là đối với những thị trấn, xã trung tâm cần phải tiếp thu, quán triệt những quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhận thức về phát triển dịch vụ văn hoá một cách nghiêm túc; đồng thời đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách, nhất là các văn bản hướng dẫn cụ thể của các cơ quan chuyên môn cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện để vừa góp phần đưa các quy định pháp luật đi vào cuộc sống, tạo môi trường hoạt động dịch vụ văn hoá lành mạnh vừa nâng cao nhận thức của họ về vai trò, ý nghĩa của dịch vụ văn hoá trong phát triển kinh tế - xã hội, về yêu cầu hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hoá trong tình hình mới.
Việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các cơ chế, chính sách về dịch vụ văn hoá phải được tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua nhiều hình thức thiết thực, cụ thể:
- Tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cùng các văn bản chỉ đạo của tỉnh về những quy định trong lĩnh vực dịch vụ văn hóa thông qua hệ thống thông tin đại chúng như tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh, Bản tin huyện. Tổ chức thông tin phổ biến rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên để có nhận thức đúng, hiểu biết đầy đủ nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương lành mạnh hóa trong lĩnh vực hoạt động văn hóa.
- Các cơ quan chuyên môn kịp thời tuyên truyền các quy định, các điều kiện, các tiêu chuẩn bổ sung về hoạt động dịch vụ văn hóa; những quy định về hình thức xử phạt đối với những hoạt động dịch vụ văn hóa vi phạm pháp luật cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ văn hoá. Nội dung tuyên truyền cần ngắn gọn, quy định bằng văn bản cam kết và được treo dán, phổ biến ở những tụ điểm, những cơ sở hoạt động dịch vụ văn hóa để mọi người có thể dễ dàng nhận thấy và tự giác chấp hành.
- Tổ chức thăm quan, học hỏi các mô hình hoạt động văn hoá thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt. Vấn đề này cần thực hiện thường xuyên để các chủ cơ sở dịch vụ văn hóa nắm bắt kịp thời thông tin và thực hiện.
- Đối với những thái độ và biểu hiện kém văn hóa, những hành vi thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, đạo đức của dân tộc Việt Nam của người tham gia dịch vụ văn hóa, cần có quy định về hình thức xử phạt kèm theo biện pháp giáo dục như thông báo về cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương và gia đình, thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tổ chức các buổi tiếp xúc, các buổi giao lưu giữa các chủ cơ sở kinh doanh chấp hành nghiêm túc các quy định về hoạt động dịch vụ văn hoá. Đồng thời nhắc nhở những chủ cơ sở chưa chấp hành đúng các quy định trong hoạt động tổ chức kinh doanh, kịp thời thông tin những cơ sở vi phạm bị đình chỉ hoạt động, rút giấy phép hoặc truy tố.
- Song song với công tác tuyên truyền, huyện Gia Lâm cần xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm, đặc biệt là những cơ sở kinh doanh tái phạm nhiều lần thì cần thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh vừa để răn đe lại vừa khuyến khích các cơ sở tìm hiểu về luật, quy định đối với ngành nghề lĩnh vực mà mình kinh doanh.
- Kết hợp đồng thời các hình thức tuyên truyền để chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ có nhiều cơ hội được tiếp xúc với nội dung tuyên truyền của địa phương.
- Trong quá trình cán bộ phòng VHTT huyện đi kiểm tra, thực tế cần kết hợp luôn tuyên truyền trực tiếp và tuyên truyền qua tờ rơi.
- Thực tế trong những năm qua ở huyện Gia Lâm đa số đơn thư tố cáo đều là nặc danh, chưa dám công khai danh tính, địa chỉ của mình. Nghĩa là người tố giác, phản ánh đều có tâm trạng vừa muốn bảo vệ sự lành mạnh trong sáng trong hoạt động dịch vụ văn hóa, lại vừa lo sợ bị trù dập, trả thù dưới nhiều hình thức. Do đó, cần kịp thời khuyến khích động viên, khen thưởng và đưa ra những quy định về bảo mật, về đảm bảo an toàn đối với tập thể, cá nhân có công khai báo, tố giác, phát hiện những biểu hiện vi phạm tệ nạn xã hội nghiêm trọng trong kinh doanh dịch vụ văn hóa.
4.3.2.2. Củng cố tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý
* Lý do
Trình độ văn hóa, chuyên môn của các cán bộ quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn khá cao nhưng chưa phát huy được hết năng lực trong quá trình làm việc.
* Giải pháp
Củng cố tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước từ huyện đến cơ sở gắn với việc cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính có liên quan.
Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hoá cần phải tiếp tục củng cố thống nhất từ Thành phố, huyện cho đến xã, thị trấn, đảm bảo sự phối hợp có
hiệu quả giữa các ngành, các cấp trong quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hoá, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi cấp nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trong quản lý đảm bảo giải quyết nhanh gọn các vấn đề phát sinh trong hoạt động dịch vụ (như quản lý quy hoạch, đầu tư, quản lý trật tự trong hoạt động kinh doanh...). Theo đó, cần nghiên cứu phân cấp quản lý hoạt động phù hợp cho cấp huyện và xã theo các khu đã được quy hoạch. Củng cố tổ chức bộ máy quản lý hoạt động phải đảm bảo việc tổ chức, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở hoạt động trong việc chấp hành chính sách pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch phát triển dịch vụ.
Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính có liên quan như minh bạch hoá các thủ tục hành chính, mô hình một cửa liên thông trong đăng ký đầu tư, kinh doanh dịch vụ nhằm đảm bảo cho các dịch vụ này được thực hiện thuận tiện và tiết kiệm nhất. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý Nhà nước đối với các hoạt động dịch vụ, tăng cường sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại, khai thác hiệu quả internet, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác quản lý Nhà nước về hoạt động dịch vụ.
Về thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép và gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ văn hóa cần được cải cách nhanh gọn, giảm thiểu thời gian chờ đợi, đi lại, phù hợp với tình hình thực tế. Thông thường theo quy định, thời gian thực hiện giấy phép kinh doanh dịch vụ văn hóa thường ổn định trong nhiều năm. Thế nhưng trên thực tế, tùy vào loại hình hoạt động dịch vụ văn hóa mà có lúc thời gian gia hạn