Cơ cấu kinh tế của thànhphố Bắc Ninh giai đoạn 2005 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố bắc ninh (Trang 45)

STT Các ngành kinh tế Chia theo năm (%)

2005 2010 2016

1 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 9,5 4,7 2,5

2 Công nghiệp - Xây dựng 49,9 49,1 47,1

3 Thương mại -dịch vụ 40,6 46,2 50,4

Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Bắc Ninh Cơ cấu kinh tế củat hành phố Bắc Ninh có sự chuyển dịch khá nhanh, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước cũng như Đại hội Đảng bộ thành phố đề ra. Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung và của từng tỉnh, từng địa phương nói riêng đã và đang chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Đó là tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng đã kéo theo sự chuyển dịch của cơ cấu lao động.

Văn hoá, xã hội

Thành phố Bắc Ninh có số lượng các di tích lịch sử, văn hóa đứng đầu các huyện, thị xã trong tỉnh với gần 1000 di tích trong đó có 116 di tích được xếp hạng (57 di tích cấp Quốc gia, 59 di tích cấp Tỉnh); 106/107 làng, khu phố đạt danh hiệu làng văn hoá; 19/19 xã, phường có đài truyền thanh; 19 nhà văn hóa cấp xã, phường (8 nhà văn hóa được xây dựng riêng biệt); 100 nhà văn hóa cấp làng, khu phố (71 nhà văn hóa được xây dựng riêng biệt, 29 nhà văn hóa sử dụng đình chùa, sân kho...làm nhà văn hóa); có 2 thư viện cấp thành phố, 06 thư viện cấp xã, 85 tủ sách các làng, khu phố; 61 điểm vui chơi trẻ em.

3.1.2. Tình hình dân số, nguồn nhân lực

Về dân số

Thành phố Bắc Ninh có số dân thành thị cao nhất của tỉnh Bắc Ninh, đồng thời phân bố không đều chỉ tập trung ở khu vực nội thị (các phường của thị xã Bắc Ninh cũ). Năm 2015, dân số trên địa bàn mới chỉ có 181.741 người trong đó dân số thành thị là 135.215 người (chiếm 71,82% tổng dân số của thành phố).

Đến năm 2017, dân số của thành phố Bắc Ninh là 190.588 trong đó dân số thành thị là 178.009 người chiếm 93,4%, dân số ở nông thôn là 12.579 người chiếm 6,6%. Số dân thành thị tăng nhanh đã làm cho mức độ đô thị hóa trên địa bàn thành phố Bắc Ninh ngày càng tăng cao so với các khu vực khác trong tỉnh.

Bảng 3.3. Dân số thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2015 – 2017

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2015 2016 2017

Tổng số dân số người 181.741 186.017 190.588

Dân số thành thị người 135.210 169.461 178.009

- Tỷ lệ % 74,4 91,1 93,4

Dân số nông thôn người 45.980 16.556 12.579

- Tỷ lệ % 25,3 8,9 6,6

Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Bắc Ninh

Về nguồn nhân lực

Năm 2016, tổng số lao động xã hội của toàn thành phố chiếm khoảng 66,6% tổng dân số, tương đương với khoảng 126.931 người. Trong đó số lao động xã hội đã qua đào tạo của toàn thành phố chiếm khoảng 60% tương đương với khoảng 76.158 người, giai đoạn 2010-2016 trung bình mỗi năm lao động qua đào tạo tăng thêm khoảng từ 1000 người. Số lao động có bằng từ công nhân kỹ thuật trở lên chiếm 67,3%, như vậy, chất lượng nguồn nhân lực thành phố Bắc Ninh cao nhất của tỉnh Bắc Ninh. Nguồn nhân lực trẻ và chiếm tỉ trọng cao, một mặt là lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; mặt khác, cũng tạo sức ép lên hệ thống giáo dục - đào tạo và giải quyết việc làm.

Sự chuyển dịch cơ cấu lao động được phản ánh hết sức rõ nét, xu hướng lao động tham gia vào lĩnh vực Công nghiệp, xây dựng; Thương mại, dịch vụ ngày càng chiếm tỷ lệ lớn, trong khi đó lao động thuộc lĩnh vực Nông lâm ngư nghiệp ngày càng giảm. Điều này phản ánh lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ và cả công nghiệp hóa nông nghiệp, thiết bị máy móc phục vụ cho nông nghiệp ngày càng phát triển mạnh trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. Trong 3 năm qua số lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 8,3%, bình quân mỗi năm giảm khoảng 2,7%.

Ngành công nghiệp, xây dựng: Đây là ngành kinh tế đang tạo ra giá trị gia tăng cao trong kinh tế của thành phố và là ngành thu hút đông nhân lực nhất

trong các nhóm ngành kinh tế. Toàn thành phố có 7 khu, cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề, trong đó nhiều khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy cao. Nhiều dự án mới có quy mô lớn, trình độ công nghệ tiên tiến đi vào hoạt động (trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), làm tăng năng lực và quy mô của một số ngành sản xuất mũi nhọn. Với nhiều mức thu nhập khác nhau tuỳ thuộc vào trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề, sức khoẻ, kinh nghiệm làm việc,… đây là nguồn thu hút chủ yếu lao động sau tốt nghiệp phổ thông, mới được đào tạo từ các trường cao đẳng, dạy nghề trong tỉnh và trên đại bàn thành phố.

Ngành thương mại, dịch vụ như: ngành thương nghiệp, xây dựng, khách sạn, nhà hàng, vận tải kho bãi và thông tin liên lạc, ngành tài chính, tín dụng, kinh doanh bất động sản, … là những ngành có số lao động đứng thứ hai, hằng năm duy trì ở mức trên 20%.

Bảng 3.4. Cơ cấu lao động của thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2015 - 2017

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2015 2016 2017

Tổng số lao động Người 122.129 123.701 126.931

So với dân số % 67,2 66,5 66,6

1. Phân theo khu vực

Lao động thành thị người 87.811 106.507 108.907

- Tỷ lệ % 71,9 86,1 85,8

Lao động nông thôn người 34.318 17.194 18.024

- Tỷ lệ % 28,1 13,9 14,2

2. Phân theo ngành kinh tế người 122.129 123.701 126.931 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản người 12.335 6.556 2.285

- Tỷ lệ % 10,1 5,3 1,8

Công nghiệp - Xây dựng người 84.880 87.209 92.406

- Tỷ lệ % 69,5 70,5 72,8

Thương mại -dịch vụ người 24.914 29.936 32.240

- Tỷ lệ % 20,4 24,2 25,4

Như vậy có thể thấy quy mô và cơ cấu đào tạo nhân lực trên địa bàn Bắc Ninh đang phát triển đúng theo tinh thần Đề án phát triển nguồn nhân lực và Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Có thể khẳng định, những định hướng, chủ trương và chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn, chắc chắn sẽ góp phần vào sự thànhcông trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người của thành phố Bắc Ninh cũng tăng khá nhanh. Năm 2014 thu nhập bình quân người của thành phố (giá thực tế) mới chỉ đạt 40,2 triệu đồng/năm. Nhưng đến năm 2016 thu nhập bình quân/người đã đạt 52,8 triệu đồng.

Bảng 3.5. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2015 – 2017

Thu nhập (1000 đồng) Năm

2015 2016 2017

Bình quân đầu người/1 tháng 3.350 3.768 4.400

Bình quân đầu người/1 năm 40.200 45.216 52.800

Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Bắc Ninh

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

a. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp về các công cụ quản lý nhà nước đối với hệ thống siêu thị được thu thập từ qua sách, báo, tạp chí, niên giám thống kê, báo cáo của các Bộ sẽ được tổng hợp và hệ thống hóa.

b. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Bao gồm các số liệu về tình hình hoạt động của hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố Bắc Ninh; tình hình thực hiện theo pháp luật của các siêu thị; quá trình thực hiện và triển khai các kế hoạch và chính sách liên quan đến hệ thống các siêu thị qua việc điểu tra để thu thập ý kiến của nhiều đối tượng khác nhau như: Điều tra hiệu quả việc triển khai các kế hoạch và chính sách của nhà nước liên quan đến việc quản lý hệ thống siêu thị từ quản lý các siêu thị và cán bộ phòng công thương trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. Các dữ liệu này được thu thập trên cơ sở thảo luận nhóm, điều tra, phỏng vấn, xin ý kiến của các bên có liên quan.

Bảng 3.6. Đối tượng điều tra là cán bộ quản lý của các siêu thị

Đơn vị tính: Người

STT Đối tượng Số lượng

1 Siêu thị Trần Anh 6

2 Siêu thị Điện máy xanh 4

3 Siêu thị Mường Thanh 5

4 Siêu thị Trung Sơn 4

5 Siêu thị Minh Anh 4

6 Siêu thị Dabaco Lý Thái Tổ 7

7 Siêu thị Dabaco Lạc Vệ 4

8 Siêu thị Media Mart 6

Tổng cộng 40

Nguồn: Kết quả khảo sát (2017)

Bảng 3. 7. Đối tượng điều tra là cán bộ nhà nước liên quan đến quản lý hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố Bắc Ninh

STT Đối tượng điều tra Số lượng

1 Phòng Thanh tra 3

2 Phòng Quản lý thương mại 3

3 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu 3

4 Phòng tài nguyên môi trường 3

5 Đội quản lý thị trường 4

6 Công an phường Ninh Xá, Võ Cường, Đại Phúc, Vân Dương,

Tiên An 5

7 Trung tâm y tế phường Ninh Xá, Võ Cường, Đại Phúc, Vân

Dương, Tiền An 5

8 Phòng kinh tế 3

9 Trung tâm dịch vụ Kỹ thuật nông nghiệp thành phố 3 10 UBND phường Ninh Xá, Võ Cường, Đại Phúc, Vân Dương,

Tiền An 5

11 UBND thành phố 3

Tổng 40

Mẫu điều tra:

- Đối tượng điều tra để thu nhập thông tin là cán bộ quản lý siêu thị trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. Lựa chọn cán bộ quản lý tại 8 siêu thị, với tổng số 40 người từ cán bộ quản lý cấp cao đến cấp trung và cấp cơ sở.

- Đối tượng thứ hai là cán bộ thuộc UBND, Sở, ban, ngành liên quan đến quản lý siêu thị: 40 người

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Đối với số liệu thứ cấp, sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn số liệu có liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu.

- Đối với số liệu sơ cấp, sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và xử lý số liệu điều tra theo mục tiêu nghiên cứu bằng phương pháp phân tổ thống kê với sự trợ giúp của phần mềm Excel.

3.2.3. Phương pháp phân tích

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, kết quả điều tra, thống kê sẽ được đánh giá, phân tích thực trạng và đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hệ thống nhà ở thông qua việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả. Nghiên cứu tổng hợp các chỉ tiêu, thông tin, số liệu thống kê về đất đai; dân số và lao động, kết quả phát triển các ngành kinh tế, thực trạng phát triển hệ thống mới qua các năm, năng lực dạy nghề ngành nghề đào tạo của các cơ sở đào ĐTN… qua đó làm rõ đặc điểm địa bàn nghiên cứu, cũng như một số nội dung của thực trạng chất lượng đào tạo nghề của địa bàn nghiên cứu.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Thông qua tổng hợp số liệu tiến hành so sánh; số lượng người tham gia học nghề giữa vùng nông thôn với thành thị; so sánh hiệu quả sau học nghề giữa các vùng, giữa các nghề với nhau… từ đó đánh giá được tình hình chất lượng ĐTN đối với LĐNT của người sử dụng lao động với thực tế chất lượng lao động; phân tích thực trạng chất lượng ĐTN đối với LĐNT.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

-Tình trạng kinh doanh: Tên và số lượng các siêu thị; Tổng sốc ác mặt hàng có trong siêu thị, doanh thu của các siêu thị.

- Tổ chức bộ máy.

- Các khoản thu: Thuế, lệ phí, dịchvụ khác. - Không gian xây dựng.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI HỆ THỐNG SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH THÀNH PHỐ BẮC NINH

4.1.1. Cơ sở vật chất, hạ tầng của các siêu thị trên địa bàn Tp Bắc Ninh

Tính đến hết tháng 12 năm 2015, trên địa bàn thành phố có 6 siêu thị. Từ đầu năm 2016 đến nay đã xây mới thêm 02 siêu thị. Như vậy, đến nay, Bắc Ninh có tổng cộng 8 siêu thị đang hoạt động. Trong đó có 2 siêu thị loại II và 6 siêu thị loại III với tổng diện tích xây dựng là 22.600 m2; diện tích kinh doanh 22.310 m2, tổng vốn đầu tư là 161 tỷ đồng. Từng bước xây dựng các chuỗi siêu thị như: Xe máy Trung Thành; Siêu thị Medi Mart, Siêu thị Dabaco, Điện máy Trần Anh, Trung tâm thương mại Bắc Ninh; Viễn Thông A, Thế giới di động…, áp dụng các hình thức mua bán hiện đại như: Thanh toán điện tử, bán hàng qua mạng...

Sự phân bố của các siêu thị chưa đồng đều, chưa hợp lý để phù hợp với sự phân bố dân cư và bán kính phục vụ trên địa bàn tỉnh. Trong tổng số 8 siêu thị có 6 siêu thị tập trung trên địa bàn các phường trung tâm như Võ Cường, Ninh Xá…của thành phố Bắc Ninh. Các siêu thị trên địa bàn thành phố đều nhỏ về quy mô và số lượng; cảnh quan, không gian, kiến trúc chưa phát triển. Tất cả các siêu thị đều do các doanh nghiệp tư nhân quản lý. Hầu hết các siêu thị là các siêu thị tổng hợp phục vụ nhu cầu tiêu dùng cơ bản của người dân.

Tổng diện tích chiếm đất của mạng lưới siêu thị là khoảng trên 80.000 m2. Trong đó, đa số siêu thị có diện tích từ 3.000 đến 10.000 m2. Các siêu thị được xây dựng khá quy mô, hiện đại, đã xuất hiện hình thức kinh doanh theo chuỗi

Về các khu chức năng, các đơn vị kinh doanh đã đầu tư khá đầy đủ với khu để xe, khu vệ sinh công cộng, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa

cháy… Hiện nay thành phố Bắc Ninh có 01 trung tâm thương mại là

Him Lam Plaza tại TP. Bắc Ninh đã đi vào hoạt động.

Nhìn vào bảng số liệu 3.5 trên ta thấy, các siêu thị trên địa bàn thành

phố phần lớn có diện tích nhỏ. Diện tích đất xây dựng chỉ dưới 10.000m2 và

Bảng 4. 1. Hiện trạng hệ thống siêu thị tại thành phố Bắc Ninh TT Tên/địa bàn Địa chỉ Hạng TT Tên/địa bàn Địa chỉ Hạng ST Nhóm hàng KD chính DIện tích đất XD (m2) Năm bắt đầu hoạt động

1 ST Minh Anh P.Vân Dương 2 Tổng hợp 500 2010

2 ST Dabaco Lý Thái Tổ P. Võ Cường 3 Tổng hợp 10.650 2011

3 ST Dabaco P. Ninh Xá 3 Đồ trẻ em 8.000 2012

4 ST Media Mart P. Võ Cường 3 Điện máy 5.000 2013

5 ST Trần Anh P. Đại Phúc 3 Điện máy 1.500 2014

6 ST Trung Sơn P. Ninh Xá 2 VLXD 700 2015

7 ST điện máy xanh P. Ninh Xá 3 Điện máy 7.000 2016

8 ST Mường Thanh P. Tiền An 3 Tổng hợp 9.000 2016

Nguồn: Số liệu khảo sát (2017)

Diện tích của các siêu thị có sự tương đồng với diện tích trung bình là 2.825 m2/1 siêu thị; trong đó diện tích kinh doanh trung bình của một siêu thị là 2.788 m2. Siêu thị Dabaco Lý Thái Tổ có diện tích xây dựng lớn nhất(10.650 m2) và siêu thị Minh Anh có diện tích xây dựng và diện tích kinh doanh nhỏ nhất(500 m2 và 450 m2). Như vậy, cả 8 siêu thị đang hoạt động trên địa bàn thành phố Bắc Ninh đều có diện tích nhỏ nên cảnh quan và không gian kiến trúc sẽ chưa phát triển.

Các trang thiết bị phục vụ trong siêu thị: Cơ sở vật chất và các trang thiết bị được sử dụng trong các siêu thị cơ bản như : hệ thống máy vi tính quản lý thông tin, hệ thống máy tính tiền, hệ thống máy lạnh, hệ thống ánh sáng, âm thanh, hệ thống kệ trưng bày hàng hóa, camera…đã đáp ứng yêu cầu cơ bản cần thiết của siêu thị theo quy định của Nhà Nước. Tuy nhiên các thiết bị này còn chưa thực sự hiện đại đem lại sự tối ưu phục vụ hoạt động bán hàng trong siêu thị.

4.1.2. Cơ cấu hàng hóa kinh doanh trong hệ thống siêu thị

Các siêu thị hầu hết đều là các siêu thị tổng hợp phục vụ nhu cầu tiêu dùng cơ bản của người dân. Do đó mặt hàng kinh doanh chủ yếu là mặt hàng thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố bắc ninh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)