- Công tác kiểm tra hoạt động kinh doanh tại các siêu thị: Căn cứ vào nghị định số 59/2006/NĐ – CP của Chính phủ ngày 12/6/2006 hướng dẫn thi hành luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và một số quy định khác; Sở Công thương Bắc Ninh đã tiến hành kiểm tra hoạt động kinh doanh trong các siêu thị đảm bảo các doanh nghiệp thực hiện đúng nghị định Chính phủ đưa ra. Công tác kiểm tra chủ yếu bao gồm: kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa trong các siêu thị, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn phòng chống cháy nổ, bình ổn giá, đăng ký kinh doanh và kiểm tra doanh thu, lợi nhuận của các siêu thị qua từng năm.
Hàng năm, UBND tỉnh chỉ đạo bộ phận thanh tra tỉnh tổ chức hướng dẫn các phòng thanh tra của các sở, ban, ngành về nội dung thanh tra của từng năm đối với từng cơ sở. Trong giai đoạn 2015 – 2017, phối hợp tổ chức thanh tra, kiểm tra các siêu thị theo kế hoạch 1 năm 1 lần và thanh tra đột xuất, đặc biệt vào dịp cuối năm, khi mà hoạt động của các siêu thị là sôi động và nhộn nhịp nhất.
Việc kiểm tra thường theo định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất khi phát hiện có vấn đề. Kết quả khảo sát cho thấy: Có 51% ý kiến cho rằng công tác kiểm tra hiện nay bình thường, 7% ý kiến cho rằng các cuộc kiểm tra hàng năm là nhiều. Tuy nhiên, có tới 42% cho rằng các cuộc kiểm tra của các cơ quan nhà nước đối với các siêu thị còn ít và rất ít.
Hình 4.6. Kết quả khảo sát đánh giá về tần suất các cuộc kiểm tra tại các siêu thị
Các văn bản pháp luật trong việc xử lý các vi phạm của các siêu thị chủ yếu theo quy định tại Nghị định số 06/2008/NĐ-Cp ngày 16/01/2008 của Chính phù về vi phạm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, vi phạm về kinh doanh hàng hóa dịch vụ...) ngoài ra còn có Nghị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 26/06/2001 của Chính phù về vi phạm các quy định biển hiệu siêu thị; Nghị định 59/2006/NĐ-Cp của Chính phủ ngày 12/06/2006 quy định chi tiết Luật thương mại hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
Sở Công thương Bắc Ninh đã chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, góp phần bình ổn thị trường và hướng dẫn các siêu thị thực hiện tốt quy định của pháp luật. Nhìn chung, các siêu thị tại thành phố Bắc Ninh tuân thủ đầy đủ các quy định về việc xin cấp phép kinh doanh; địa điểm kinh doanh; tên gọi; buôn bán hàng hóa dịch vụ theo cam kết; thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước. Tuy nhiên, tại một số siêu thị vẫn còn vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, bán hàng lậu, hàng kém chất lượng.
Kiểm tra tại 06 điểm có treo biển Siêu thị cho thấy có 08 đơn vị về cơ bản đáp ứng đủ các tiêu chí được quy định tại Quy chế Siêu thị và 02 siêu thị chưa đáp ứng tiêu chí quy định, như: Biển hiệu không phù hợp với loại hình kinh doanh, không niêm yết nội quy hoạt động của Siêu thị, nội quy hoạt động chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt …
Đoàn kiểm tra đã nhắc nhở các lỗi sai phạm cũng như hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng các tiêu chí được quy định tại Quy chế Siêu thị, Trung tâm Thương mại. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh Siêu thị đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của Quy chế mà ghi biển hiệu không đúng, chưa có nội quy hoạt động hoặc đã có nội quy hoạt động nhưng chưa được phê duyệt thì tự tiến hành phân hạng, chuyển đổi biển hiệu của đơn vị theo các tiêu chuẩn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 của Quy chế; đồng thời xây dựng nội quy hoạt động đề nghị Sở Công Thương phê duyệt và chấp thuận phân hạng (theo Điều 8 của Quy chế) của Siêu thị. Đối với các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh Trung tâm thương mại, Siêu thị không đạt các tiêu chuẩn của Quy chế thì phải chuyển đổi tên, biển hiệu cho phù hợp.
Ngày 23/12/2017 Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh kiểm tra công tác ATVSTP tại thành phố Bắc Ninh. Đoàn tiến hành kiểm tra đột xuất Siêu thị Dabaco (phường Ninh Xá), Siêu thị Minh Anh (phường Vân Dương). Tại thời điểm kiểm tra, Siêu thị Dabaco xuất trình được một số thủ tục hồ sơ pháp lý có liên quan đến hoạt động kinh doanh của siêu thị như: Đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, hồ sơ khám sức khỏe, xác nhận kiến thức, hợp đồng mua bán và hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu, hàng hóa hiện đang kinh doanh, sản xuất. Đoàn đề nghị cơ sở tăng cường hơn nữa công tác vệ sinh, bảo đảm ATTP. Đối với siêu thị Minh Anh, cơ sở xuất trình được Giấy đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; tuy nhiên, cơ sở chưa xuất trình được hồ sơ pháp lý của một số sản phẩm hiện đang kinh doanh như: nho Mỹ khô, giò bò Y – Nguyên. Đoàn hẹn cơ sở thời gian xuất trình hồ sơ còn thiếu.
Tại siêu thị Trung Sơn và Mường Thanh đã vi phạm một số quy định như: Hàng rau củ quả không có nhãn mác, không ghi nguồn gốc xuất xứ và nhà sản xuất. Nhiều sản phẩm của một đơn vị sản xuất khác được sang bao, đóng gói, nhưng lại gắn nhã mác của siêu thị và không đề hạn sử dụng; Khu vực bán đồ ăn, nhân viên không sử dụng găn tay, thực phẩm chính không có tủ bảo quản
Kết quả thanh tra, kiểm tra trong 3 năm qua cho thấy: Tổng số cuộc kiểm tra là 67 cuộc (cả định kỳ và đột xuất), có tới 52 vụ vi phạm quy chế và bị tiến hành xử lý hành chính. Trong đó, vi phạm nhiểu nhất là vi phạm VSATTP và biển hiệu quảng cáo (11 vụ); Vi phạm về nhãn hàng hóa và phòng chống cháy nổ (8 vụ); Gian lận thương mại đo lường chất lượng (7 vụ); Vi phạm về lĩnh vực giá (5 vụ); Vi phạm đăng ký kinh doanh (2 vụ). Với 15 vụ cơ quan quản lý chỉ tiến hành nhắc nhỡ và hướng dẫn thực hiện quy định.
Bảng 4. 9. Tổng số cuộc kiểm tra của cơ quan nhà nước với các siêu thị từ năm 2015 – 2017
Đơn vị tính: số cuộc kiểm tra
Nội dung Số lượng
1. Tổng số vụ kiểm tra 67
2. Xử lý vi phạm 52
- Đăng ký kinh doanh 2
- Vi phạm về nhã hàng hóa 8
- Vi phạm về lĩnh vực giá 5
- Giam lận thương mại trong đo lường chất lượng 7
- Vi phạm VSATTP 11
- Vi phạm biểu hiện quảng cáo 11
- Phòng chống cháy nỗ 8
3. Nhắc nhỡ, hướng dẫn 15
Nguồn: Sở Công thương Nhìn chung, các vụ vi phạm vẫn thường xuyên diễn ra, nhưng công tác thanh tra, kiểm tra của thành phố Bắc Ninh còn nhiều hạn chế do thiếu người, thiếu trang thiết bị hiện đại. Số lần kiểm tra, thanh tra diễn ra định kỳ chỉ mang tính hình thức, hời họt, chưa có tác dụng răn đe và hướng dẫn các siêu thị. Bên cạnh đó một số cán bộ còn thiếu trách nhiệm trong thanh tra, kiểm tra chưa bám sát vào các quyết định, quy định hiện hành, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới công tác thanh tra, kiểm tra.
Quản lý nhà nước đối với các siêu thị rất phức tạp và nhạy cảm nên cần có sự phối hợp của nhiều ngành. Các cơ quan sở ngành như: Y tế; Giao thông;
Công chính; Van hóa thông tin; Công an thành phố; Cục thuế; Chi cục quản lý thị trường chịu trách nhiệm phối hợp với UBND thành phố tuyên truyền, hướng dẫn , kiểm tra thực hiện các quy định của ngành đối với các siêu thị ở địa phương; xử lý kịp thời các cơ sở vi phạm quy chế và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Bộ Công thương có trách nhiệm trong việc quản lý hoạt động thương mại của các siêu thị. Bộ Công thương phối hợp với các ngành liên quan như Hải quan để quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của các siêu thị, phối hợp với Bộ Y tế, Khoa học và công nghệ; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc quản lý chất lượng hàng hóa, dịch vụ tại siêu thị; phối hợp với Tổng cục thuế để quản lý trách nhiệm nộp thuế của các cơ sở này. Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành còn nhiều hạn chế.
Theo kết quả khảo sát về việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý các siêu thị trên địa bàn thành phố cho thấy:
Hình 4. 7. Kết quả khảo sát về việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc quản lý siêu thị trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 4.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về siêu thị trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
Để thấy rõ được những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về siêu thị trên địa bà thành phố Bắc Ninh hiện nay, tác giả tiến hành phỏng vấn các đối tượng là cán bộ quản lý nhà nước của UBND, sở, ban, ngành có liên quan trong lĩnh vực quản lý siêu thị trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 4. 10. Kết quả khảo sát các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về siêu thị trên địa bàn thành phố Bác Ninh
Các nhân tố Kết quả khảo sát
(người) (%)
1. Hệ thống văn bản pháp lý về quản lý siêu thị 40 100 2. Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ
thống siêu thị 40 100
3. Sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành 38 95
4. Thủ tục hành chính 31 77,5
5. Bộ máy quản lý 32 80
6. Trình độ của cán bộ quản lý nhà nước 37 92,5
7. Các yếu tố thuộc về siêu thị 34 85
Nguồn: Kết quả khảo sát
4.2.5.1. Nhóm yếu tố thuộc về cơ chế chính sách
- 100% đối tượng điều tra đều cho rằng: hệ thống các văn bản pháp lý về quản lý siêu thị ảnh hưởng đến quá trình quản lý.Hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến siêu thị bao gồm: Luật doanh nghiệp, Luật xây dựng, Luật cạnh tranh, Luật giá, Luật đầu thầu... do Quốc hội ban hành, các Nghị định về quản lý hoạt động của hệ thống bán lẻ do Chính phủ ban hành, các văn bản hướng dẫn quy chế siêu thị của các Bộ, ngành, địa phương. Cơ chế chính sách và các quy định về quản lý hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ nói chung và trong siêu thị nói riêng của Nhà nước ít và thường hay thay đổi và không đồng bộ nên phần nào đã làm giảm hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật, cá biệt có những điều, khoản thuộc các văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau lại mâu thuẫn với các văn bản ban hành trước hoặc không thể thực hiện trong thực tế, gây khó khăn cho các tổ chức, đơn vị và cá nhân trong quá trình hoạt động của mình. Vì vậy môi trường pháp luật ổn định và đồng bộ, thống nhất, đầy đủ, rõ ràng, cụ thể sẽ tạo điều kiện để các cơ quan liên ngành kiểm soát chặt chẽ sự hoạt động của các siêu thị qua đó nâng cao chất lượng công tác quản lý siêu thị trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
- Nhân tố thứ hai được 100% đối tượng điều tra cho rằng ảnh hưởng đến việc quản lý của Nhà nước đối với hệ thống siêu thị là các chính sách, quy hoạch
phát triển kinh tế xã hội. Thực tế cho thấy: các chính sách của địa phương cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển hệ thống siêu thị nói chung và việc quản lý hệ thống này của Nhà nước. Thông qua các quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch phát triển thương mại, các chính sách đất đai, chính sách thu hút đầu tư…các cơ quan QLNN tại địa phương đã tạo ra những ảnh hưởng trên tầm vĩ mô đến sự phát triển của các siêu thị trên địa bàn thành phố.
4.2.5.2. Nhóm yếu tố thuộc cơ quan quản lý cấp tỉnh
- 38 đối tượng (tương ứng 95%) cho rằng yếu tố “sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành” ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với siêu thị trên địa bàn thành phố. Sự chồng chéo giữa các cơ quan quản lý đang là một thực tế tồn tại từ lâu nhưng việc giải quyết vẫn chưa dứt điểm, đã gây không ít khó khăn cho các siêu thị. Chẳng hạn, cùng một siêu thị kinh doanh tổng hợp được 03 nhãn hàng thuộc về trách nhiệm quản lý ATTP của cả ba ngành Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế thì một năm sẽ phải lần lượt chịu sự thanh kiểm tra của cả 3 cơ quan trên. Trong việc cấp giấy phép ATTP, đối với các siêu thị, nguyên tắc là ngành Công Thương quản lý (theo quy định của Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT phân cấp cho Bộ Công thương chịu trách nhiệm cấp giấy phép ATTP cho siêu thị), nhưng vì kinh doanh nhiều mặt hàng thực phẩm, nên việc xin giấy phép phải qua đủ cả 03 cơ quan: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương. Hoặc một vướng mắc khác phát sinh trong khâu cấp giấy phép ATTP cho siêu thị là trong trường hợp có cửa hàng ăn uống trong siêu thị thì sẽ do ai cấp: Bộ Công thương hay chính quyền địa phương hay cả 02 cơ quan nói trên vì chính quyền địa phương được phân công chịu trách nhiệm đối với các cửa hàng ăn uống.Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm muốn xin phép quảng cáo thì phải xin được 02 con dấu xác nhận, một của ngành y tế xác nhận nội dung quảng cáo và một con dấu của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận mẫu mã, hình thức quảng cáo, thậm chí phải xin cấp phép cả từ phía ngành Công Thương xác nhận sản phẩm được phép lưu thông trên thị trường. Chỉ với một nội dung nhưng siêu thị mất rất nhiều thời gian, công sức để thực hiện, ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ bán hàng và hiệu quả kinh doanh.
- Trình độ của cán bộ quản lý ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc kiểm tra, giám sát các siêu thị (92,5% ý kiến) Nếu tổ chức bộ máy gọn nhẹ, phù hợp với thực tế và mục tiêu quản lý của từng thời kỳ, không có sự trung lặp nhưng vẫn
thanh tra, kiểm tra được lẫn nhau hiệu quả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nếu tổ chức bộ máy không phù hợp thì việc quản lý các siêu thị sẽ kém hiệu quả, chất lượng thấp, dễ gây thất thoát, lãng phí. Trình độ của cán bộ chuyên môn nghiệp vụ là yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả quản lý. Cán bộ có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt sẽ xử lý công việc một cách nhanh chóng và chính xác, chấp hành nghiêm chỉnh quy trình nghiệp vụ, qua kịp thời phát hiện được các sai phạm.
- Cơ sở vật chất trang thiết bị: với trang thiết bị đầy đủ, ứng dụng nhiều phần mền công nghệ thông tin trong quản lý giúp cán bộ quản lý phát hiện sai sót, tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đẩy nhanh tốc độ giải quyết công việc và góp phần làm tinh gọn bộ máy, tạo tiền đề cho những cải cách thủ tục hành chính.
4.2.5.3. Nhóm yếu tố thuộc về siêu thị
- Ý thức chấp hành pháp luật của các siêu thị: việc quản lý của các cơ quan gặp rất nhiều khó khăn vì ý thức của các doanh nghiệp thực hiện đúng pháp luật. Các doanh nghiệp luôn tìm cách né tránh, trốn, gian lận trong quá trình hoạt động. Mang một tâm lý đối phó với các cơ quan trức năng khi bị tiến hành kiểm tra.
- Trình độ, thái độ quản lý của cán bộ quản lý tại siêu thị: khi trình độ quản lý của cán bộ quản lý cao, họ sẽ có cách thức và phương pháp điều hành siêu thị hợp