Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống siêu thị trên địa bàn thành
4.2.1. Thực trạng ban hành các văn bản quản lý Nhà nước đối với hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố Bắc Ninh siêu thị trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
4.2.1.1. Các văn bản quy định việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp
- Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 của Quốc hội quy định việc thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty liên doanh.
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh.
- Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT ban hành các mấu văn bản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp và hướng dẫn chi tiết một số vấn đề liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
- Nghị định số 06/2008/nđ-cp ngày 16/01/2008 của Chính phủ quy định về xử phát vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại. Đó là những vi phạm về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân; Vi phạm quy định về thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu hàng hoá của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam; Vi phạm quy định về lưu thông, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trên thị trường; Vi phạm quy định về hoạt động xúc tiến thương mại; Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá; Vi phạm quy định về hoạt động trung gian thương mại; Vi phạm quy định về hoạt động thương mại khác.
- Luật giá 2012 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giá; hoạt động quản lý, điều tiết giá của Nhà nước.
- Nghị định 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá quy định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá về bình ổn giá; định giá của Nhà nước; hiệp thương giá; kiểm tra yếu tố hình thành giá; kê khai giá; niêm yết giá; thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá và cơ sở dữ liệu về giá.
- Luật cạnh tranh năm 2004 quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh.
- Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 11/4/2017 về đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ theo hướng văn minh hiện đại đến năm 2025 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIX.
- Nghị định 185/2013 NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm của Bộ Công Thương
4.2.1.2. Các văn bản liên quan đến lĩnh vực siêu thị
- Quyết định số 311/QĐ-TTg ngày 20/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010” đã đề ra mục tiêu và nhiệm vụ: “… phát triển các
ST, TTTM, các hình thức thương mại điện tử, trước hết là ở thành phố, thị xã và
các vùng kinh tế tập trung..”; và “phấn đấu xây dựng nền thương mại và thị trường ngày càng phát triển theo hướng công bằng, dân chủ, văn minh, hiện đại
và bền vững; chuẩn bị tốt các điều kiện kinh tế - xã hội của thị trường trong nước đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế”.
- Quyết định 1371/2004/QĐ – BTM về việc ban hành quy chế siêu thị, trung tâm thương mại.
- Quyết định số 6184/QĐ-BCT về phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Nhận xét
Hệ thống các văn bản nêu trên ra đời đã tạo ra khung pháp lý đối với lĩnh vực bán lẻ nói chung và siêu thị nói riêng làm tiền đề cho việc quản lý nhà nước được tốt hơn. Song, một số văn bản đã phát sinh những vấn đề không phù hợp như đối với quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM về việc ban hành quy chế siêu thị, trung tâm thương mại gây khó khăn cho việc quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này: quy chế chưa chỉ ra việc phân hạng siêu thị đem lại lợi ích gì cho các doanh nghiệp ở các hạng khác nhau cũng như cho việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Mặt khác quy chế cũng chưa đưa ra những chế tài xử phạt cụ thể trong các trường hợp không thực hiện đúng quy chế nên các doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện một cách đối phó với cơ quan quản lý nhà nước.
Sau gần 5 năm thi hành một số quy định của Nghị định số 185/2013/NĐ- CP đã bộc lộ hạn chế, tính khả thi chưa cao. Cụ thể, một số hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức phạt tiền, biện pháp khắc phục hậu quả chưa bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể, một số thuật ngữ chưa được giải thích rõ ràng hoặc chưa phù hợp với các quy định pháp luật về quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực có liên quan gây khó khăn cho công tác xử lý vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, Nghị định thiếu một số hành vi vi phạm, chế tài xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả làm giảm hiệu quả của công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính.
4.2.1.3. Một số cơ chế, chính sách của UBND thành phố Bắc Ninh về siêu thị
Quản lý nhà nước đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố Bắc Ninh nói chung và các siêu thị nói riêng chỷ yếu được thực hiện trên cơ sở các văn bản của Trung ương ban hành. Ngoài ra, thành phố Bắc Ninh cũng đã ban hành một số cơ chế chính sách về lĩnh vực này như sau:
- Quyết định số 308/QĐ-UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND ngày 21/12/2016 của UBND tỉnh Bắc Ninh: “Hỗ trợ 80% kinh phí mua thiết bị lạnh và giá để hàng chuyên dùng cho siêu thị bán nông sản thực phẩm điểm (siêu thị cụ thể do UBND tỉnh quyết định) với mức hỗ trợ không quá 500 triệu đồng/siêu thị/huyện) và khoản 5, Mục III, Điều 1, Quyết định số 1563/QĐ-TTg ngày 8/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016- 2020: hỗ trợ phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong thương mại điện tử. - Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Ninh tại Quyết định số 18/2016/QĐ-UBND ngày 20/4/2016 của UBND tỉnh Bắc Ninh tại Khoản 4-Điều 8: “Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về hàng hoá và dịch vụ Việt Nam đến người tiêu dùng trong nước qua các hoạt động truyền thông trên báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm và các hình thức phổ biến thông tin khác. Hỗ trợ 100% chi phí thực hiện nội dung sản phẩm truyền thông và phát hành. Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là 95 triệu đồng/1 chuyên đề tuyên truyền” và khoản 6 – Điều 8: Hỗ trợ 100% các khoản chi phí trọn gói của của khóa học: Đào tạo, tập huấn ngắn hạn về kỹ năng kinh doanh, tổ chức mạng lưới bán lẻ cho các đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức xúc tiến thương mại.
- Văn bản số 409/UBND-KTTH ngày 15/12/2016 của UBND tỉnh về việc xây dựng các đề án, báo cáo trình các cấp có thẩm quyền năm 2017.
- Đề án phát triển thương mại Bắc Ninh theo hướng văn minh, hiện đại đến năm 2025.
- Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Nhìn chung, hệ thống văn bản, chính sách của thành phố Bắc Ninh trong lĩnh vực siêu thị còn thiếu, chưa có tính chuyên biệt, điều tiết cụ thể đến các siêu thị trên địa bàn mà chủ yếu là thực hiện các văn bản pháp luật của Trung ương trên cơ sở đặc trưng của địa phương.
Theo kết quả khảo sát về việc ban hành các cơ chế, chính sách nhằm quản lý phát triển hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố Bắc Ninh cho thấy: có 25% ý kiến đánh giá rất không tốt và không tốt, có 65% ý kiến đánh giá bình thường và có 10% ý kiến đánh giá là tốt. Điều này đã chứng minh một thực tế là hệ thống các văn bản chuyên biệt nhằm quản lý hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố Bắc Ninh còn sơ sài. Điều này, gây khó khăn cả cho các cơ quan quản lý và cả những nhà quản lý tại các siêu thị trên địa bàn.
Hình 4. 3. Kết quả khảo sát việc ban hành các cơ chế, chính sách nhằm quản lý HT siêu thị trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh
4.2.2. Thực trạng thực thi các văn bản quản lý Nhà nước trong quản lý siêu thị trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
4.2.2.1. Các cơ quan quản lý Nhà nước
Cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh cấp Trung ương.
Cấp cao nhất là chính phủ ban hành các văn bản pháp luật, hướng dẫn thực hiện, sửa đổi các chính sách nếu cần thiết, giảm sát và kiểm tra.
Bộ Công thương là cơ quan Chính phủ có chức năng thực hiện quản lý nhà nước về lưu thông hàng hóa, quản lý thị trường.
Bộ Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công thương để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lưu thông hàng hóa thuộc chức năng quản lý của các Bộ này.
Cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh câp địa phương
Sở kế hoạch đầu tư Bắc Ninh trực thuộc UBND tỉnh Bắc Ninh có trách nhiệm hướng dẫn các doanh nghiệp về các văn bản pháp luật có liên quan, việc cấp phép, thực hiện các kế hoạch và chính sách thương mại của Bắc Ninh, giám sát việc vận hành của thị trường, thu thập và xử lý các thông tin về thị trường, báo cáo và đề xuất các giải pháp nếu có cho Bộ.
Cục An toàn thực phẩm, chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm.
4.2.2.2. Các loại giấy phép khi kinh doanh hệ thống siêu thị
Công tác quản lý đăng ký kinh doanh siêu thị: Căn cứ vào quy định của Nhà nước về thủ tục đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành nội quy mẫu về thủ tục đăng ký kinh doanh, xếp hạng các siêu thị. Trên cơ sở đó, cơ quan QLNN sẽ kiểm tra xem xét giấy phép kinh doanh của các doanh nghiệp đã hợp lệ hay chưa, hoạt động kinh doanh có đúng với nội dung đã đăng ký hay không. Cho đến nay, 08 siêu thị trên địa bàn tỉnh đang hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan cấp phép thành lập là Sở kế hoạch đầu tư Bắc Ninh.
Là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, sau khi phê duyệt hồ sơ, Sở Kế hoạch đầu tư sau khi phê duyệt hồ sơ và cấp phép đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Việc đăng ký kinh doanh được điều chỉnh theo Luật doanh nghiệp và một số Nghị định và thông tư hướng dẫn thực hiện.
Theo kết quả khảo sát công tác thủ tục cấp phép thành lập siêu thị cho thấy: có 48% ý kiến đánh giá bình thường, 34% ý kiến đánh giá hài lòng và rất hài lòng về thủ tục cấp phép hiện nay. Với việc cải cách hành chính, doanh nghiệp được tạo điều kiện từ khâu hướng dẫn làm hồ sơ đăng ký kinh doanh cho tới khâu tiếp nhận, xử lý và phê duyệt hồ sơ. Thời gian cấp phép cũng rút ngắn xuống, các thủ tục giấy tờ hành chính trở nên nhanh gọn và đơn giản hơn. Tuy nhiên, 18% ý kiến cảm thấy không hài lòng với các thủ tục hành chính này, nguyên nhân thuộc về phía người xin cấp phép chưa hiểu hết các thủ tục, chưa nắm được toàn bộ quy trình do vậy còn có nhiều vướng mắc trong quá trình đăng ký thành lập.
Hình 4. 4. Kết quả khảo sát về sự hài lòng của khách hàng đối với thủ tục cấp phép thành lập siêu thị trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
Đối với việc cấp phép thành lập các siêu thị trên địa bàn thành phố hiện nay được đánh giá như sau:
Theo thống kê hệt hống siêu thị trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, mặt hàng thực phẩm chiếm từ 30 – 35% hàng hóa bày bán của siêu thị. Ngành hàng gia dụng cũng chiếm từ 20 – 25%; ngành hàng thực phẩm tươi sống (rau, quả, cá, thịt…) chiếm tỷ trọng thấp từ 5 – 10%. Hàng điện tử, điện lạnh chiếm 20 – 30 % do một siêu thị chuyên doanh mặt hàng điện máy đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Còn lại là một số nhóm mặt hàng khác.
Trong số 8 siêu thị đang hoạt động trên địa bàn thành phố, có 3 siêu thị tổng hợp; 01 siêu thị đồ trẻ em; 03 siêu thị điện máy; 01 siêu thị vật liệu xây dựng.
Sau khi có đăng ký kinh doanh các siêu thị cần phải có một số chứng nhận như: Giấy phép quảng cáo đối với biểu hiệu (phải có); Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm (đối với siêu thị có bày bán thực phẩm, đồ uống); Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy (phải có); GIấy phép an ninh trật tự (phải có); Giấy phép nhập khẩu hàng hóa (đối với siêu thị có hàng hóa nhập khẩu); Giấy phép kinh doanh hàng hóa đặc biệt (đối với siêu thị có kinh doanh thuốc lá, rượu bia, thuốc là; thuốc...) và một số giấy tờ đặc trưng khác.
Kết quả điều tra về các loại giấy phép trong quá trình hoạt động các siêu thị cần có:
Bảng 4. 4. Kết quả điều tra về các loại giấy phép hoạt động của các siêu thị trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
Đơn vị tính: %
Nội dung Đã có Chưa có Không cần
- Giấy phép quảng cáo đối với biển hiệu 30 5 5
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP 10 5 25
- Giấy chứng nhận đủ điểu kiện phòng cháy
chữa cháy 40 0 0
- Giấy phép an ninh trật tự 25 10 5
- Giấy phép nhập khẩu hàng hóa 20 10 10
- Giấy phép kinh doanh những hàng hóa
đặc biệt như: rượu, thuốc là … 10 5 25
- Giấy tờ khác 5 0 35
Nguồn: Kết quả khảo sát (2017) Với giấy phép quảng cáo đối với biểu hiệu của siêu thị: Có 30 ý kiến xác nhận siêu thị mình đã có giấy phép quảng cáo đối với biển hiệu. Đó là các siêu thị Điện máy Xanh; siêu thị Trần Anh; siêu thị Media mart; siêu thị Dabaco; Dabaco Lý Thái Tổ; siêu thị Mường Thanh. Có 1 siêu thị chưa có giấy phép quảng cáo đó là siêu thị Minh Anh và 1 siêu thị chưa có đó là siêu thị Trung Sơn. Theo ý kiến của 5 nhân viên quản lý tại siêu thị Trung Sơn thì siêu thị này không cần tới loại giấy phép này.
Với giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP: có 2 siêu thị có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP đó là siêu thị Dabaco Lý Thái Tổ và siêu thị Mường Thanh; 01 siêu thị chưa có đó là siêu thị Minh Anh; còn lại 5 siêu thị không cần giấy chứng nhận này vì các siêu thị này hoạt động không liên quan đến thực phẩm.
Với giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy: Cả 08 siêu thị trên đều có giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy.
Với giấy phép an ninh trật tự: có 5 siêu thị có loại giấy phép này. Đó là Dabaco Lý Thái Tổ; Dabaco; Media mart; Trần Anh; Điện Máy Xanh. Có 2 siêu thị chưa có đó là Minh Anh và Mường Thanh, còn siêu thị Trung Sơn cho rằng