Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai ở huyện thanh oai, thành phố hà nội trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 44)

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Đất đai trên địa bàn huyện Thanh Oai được hình thành chủ yếu do quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, thông qua sông Đáy.

Theo quy hoạch, tổng diện tích huyện Thanh Oai vào khoảng 13.227,2 ha, quy mô dân số đến năm 2020 vào khoảng 250.000 người. Thanh Oai là huyện ngoại thành phía Tây Nam, trong hành lang xanh của Thành Phố Hà Nội với tính chất cơ bản là nông nghiệp sinh thái kết hợp các làng nghề và cụm đổi mới gắn liền với phát triển công nghiệp và dịch vụ, du lịch và bảo vệ giá trị cảnh quan, môi trường sinh thái chất lượng cao, phát triển kinh tế tổng hợp.

Huyện Thanh Oai có phía Bắc và phía Tây Bắc giáp quận Hà Đông (với Sông Nhuệ chảy ở rìa phía Đông Bắc huyện, là ranh giới tự nhiên), phía Tây giáp huyện Chương Mỹ (với Sông Đáy là ranh giới tự nhiên), phía Tây Nam giáp huyện Ứng Hòa, phía Đông Nam giáp huyện Phú Xuyên, phía Đông giáp huyện Thường Tín và phía Đông Bắc giáp huyện Thanh Trì.

Đất tự nhiên đô thị khoảng 1.152ha (chiếm 9,3% diện tích đất tự nhiên), trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 856ha, chỉ tiêu khoảng 131,8m2/người, đất ngoài phạm vi xây dựng đô thị khoảng hơn 295ha.

Đất tự nhiên nông thôn khoảng 11.233ha, trong đó, đất phục vụ đô thị khoảng 773,8ha, đất xây dựng điểm dân cư nông thôn khoảng 1.372ha, chỉ tiêu

khoảng 70,38m2/người, đất khác khoảng 9.087ha.

Dự báo dân số tối đa đến năm 2030, khoảng 260.000 người, trong đó, dân số đô thị khoảng 65.000 người (thị trấn Kim Bài, khu đô thị Thanh Hà, Mỹ Hưng và khu vực thuộc quy hoạch phân khu đô thị GS), dân số nông thôn khoảng 195.000 người.

Theo đó, huyện Thanh Oai được phân bố thành 5 khu vực phát triển kinh tế với các định hướng phát triển dựa trên tiềm năng, thế mạnh của từng nơi.

Khu vực 1 (gồm 7 xã: Xuân Dương, Cao Dương, Phương Trung, Dân Hòa, Kim Thư, Kim An và Hồng Dương) sẽ phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp tập trung chủ yếu là cây hoa, cây cảnh, rau màu, cây ăn quả, chăn nuôi và lúa hàng hóa chất lượng cao. Sản xuất chủ yếu là chế biến nông sản và nghề thủ công truyền thống. Trung tâm tiểu vùng đặt tại xã Dân Hòa, là hạt nhân phát triển kinh tế và hỗ trợ khu vực nông thôn phát triển.

Khu vực 2 (gồm 3 xã: Liên Châu, Tân Ước, Đỗ Động) phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp tập trung, chủ yếu là trồng lúa, chăn nuôi; trung tâm tiểu vùng tại xã Tân Ước, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, chuyển giao công nghệ, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

Khu vực 3 (gồm 3 xã: Thanh Văn, Thanh Thùy và Tam Hưng) có định hướng phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp tập trung chủ yếu là lúa, chăn nuôi.

Khu vực 4 (gồm 5 xã: Thanh Mai, Thanh Cao, Cao Viên, Bích Hòa và Bình Minh) phát triển kinh tế theo hướng dịch vụ - du lịch - công nghiệp - nông nghiệp, với hạt nhân phát triển kinh tế là trung tâm tiểu vùng tại xã Bích Hòa, Bình Minh, Cao Viên.

Cuối cùng, khu vực 5 sôi động nhất là thị trấn Kim Bài, các xã Mỹ Hưng, Cự Khê và một phần của 2 xã Thanh Thùy, Tam Hưng sẽ phát triển kinh tế theo hướng đô thị - dịch vụ - công nghiệp, cân đối với phát triển nông nghiệp. Thị trấn Kim Bài là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện, đảm nhận vai trò đầu mối về hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ công cộng, sản xuất.

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

Trên địa bàn huyện có hệ thống giao thông đường bộ khá tốt so với các huyện khác trong tỉnh bao gồm các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã và đường dân sinh. Tính đến nay tất cả các xã đều có đường ô tô vào tuy nhiên chất lượng kỹ thuật của một số tuyến đường đã bị xuống cấp, với hệ thống giao thông như vậy rất thuận tiện cho việc di chuyển cũng như giảm diện tích đất dành cho giao thông rong những năm gần đây. Các cơ sở hạ tầng khác cũng được đầu tư phát triển.

Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của huyện có tầm ảnh hưởng lớn đến nhu cầu sử dụng đất cũng như công tác quản lý quy hoạch, đo đạc, lập bản đồ, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, thanh tra, kiểm tra việc giải quyết tranh chấp đất đai. Huyện có vị trí thuận lợi

cho phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, thương nghiệp… với vị trí tiếp giáp với thủ đô Hà Nội thuận lợi cho việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản cũng như thuận tiện cho việc trao đổi hàng hóa. Trong những năm gần đây, cùng với quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa rất nhiêu các xí nghiệp đã được xây dựng trên địa bàn huyện, tạo điều kiện nâng cao GDP của huyện nhưng mất rất nhiều diện tích đất nông nghiệp gây ra tình trạng thiếu đất sản xuất, mặt khác dân số của huyện đang trong quá trình tăng nên nhu cầu sử dụng đất ở cũng theo đó mà lên cao nhưng vì quỹ đất có hạn nên đã dẫn đến tình trạng tranh chấp khiếu nại về đất đai đã diễn ra như chuyển đất trồng lúa sang làm đất ở, lấn chiếm đất… gây khó khăn trong quá trình quản lý nhà nước về đất đai.

3.1.2.3. Dân số

Theo điều tra dân số năm 2010, dân số của huyện là 184.801 người với mật độ dân số 1.397 người/km2, thu nhập bình quân đầu người đạt 3,62 triệu đồng, vì vậy, tình hình đời sống nhân dân trong những năm gần đây đã được cải thiện, không có hộ đói, số hộ nghèo giảm, tỷ lệ tăng dân số giảm, năm 2011 tỷ lệ tăng khoảng 1%, mật độ dân số khoảng 1.400 người/km2, trong những năm gần đây tỷ lệ tăng cơ học của huyện giảm do làn sóng di cư từ nông thôn lên thành thị, trong khi đó tỷ lệ tăng tự nhiên tăng do số trẻ em sinh ra nhiều và số người chết giảm do đời sống nhân dân được nâng cao.

Bảng 3.1. Dân số huyện Thanh Oai qua các năm 2010 - 2015

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Dân số (người) 184.801 185.649 187.488 188.601 190.330 193.541 Số hộ (hộ) 127.210 115.507 110.341 107.403 104.005 101.292 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Oai (2017)

Các lĩnh vực xã hội khác như giáo dục đào tạo, văn hóa, y tế đều được sự quan tâm của chính quyền địa phương. Ngoài ra các chính sách với người có công, bảo trợ xã hội…được thực hiện thường xuyên góp phần cải thiện đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân trên địa bàn.

3.1.2.4. Đặc điểm kinh tế

Trong những năm gần đây tình hình phát triển kinh tế cũng như những tiến bộ trong xã hội đã có những bước chuyển biến lớn. Đời sống của người dân được

nâng cao, các công trình văn hóa, giáo dục, y tế được xây dựng mới và sửa chữa. Cơ sở hạ tầng cũng như các chính sách kêu gọi đầu tư của huyện được quan tâm nhằm giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp và nâng cao thu nhập của người dân.

Tốc độ phát triển kinh tế cao và ổn định, tăng trưởng GDP bình quân 5 năm (2010 – 2015): 12%/năm; về cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển biến tích cực: Công nghiệp - xây dựng chiếm 46,5%; Dịch vụ - thương mại chiếm 35%; Nông nghiệp - thủy sản chiếm 19%.

Những năm qua, hoạt động dịch vụ, thương mại tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát triển đa dạng và có hiệu quả, kịp thời phục vụ các nhu cầu của nhân dân: Giá trị tăng thêm trong lĩnh vực dịch vụ - thương mại của huyện năm 2010: 528,8 tỷ đồng, mức bình quân tăng trưởng 16,6%, đến năm 2015, giá trị dịch vụ - thương mại đạt 804 tỷ đồng (CARG đạt 10,3%). Hiện nay, huyện đã xây dựng xong các dự án quy hoạch 2 trung tâm thương mại tại thị trấn Kim Bài và Bình Đà - Bình Minh, đầu tư nâng cấp một số chợ trong huyện.

Hình 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Thanh Oai năm 2010 - 2015

Nguồn: Phòng kinh tế huyện Thanh Oai (2017)

Hệ thống dịch vụ - thương mại ngày càng được củng cố và các hoạt động xúc tiến thương mại, đăng ký thương hiệu hàng hóa và mở rộng thị trường bước đầu được quan tâm; các thành phần kinh tế, hộ kinh doanh được tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để cùng phát triển. Thanh Oai tích cực tranh thủ huy động các nguồn vốn, xúc tiến đầu tư hạ tầng đường giao thông du lịch làng nghề, du lịch văn hóa, du lịch làng cổ ...

Sản xuất nông nghiệp của huyện đã có nhiều chuyển biến cả về năng suất, chất lượng, giá trị thu nhập trên đơn vị canh tác tăng qua các năm. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề và dịch vụ, nhiều nghề truyền thống ở nông thôn được duy trì và mở rộng đã tạo thêm nhiều việc làm, thu nhập của người dân được tăng lên qua các năm, góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Cơ sở hạ tầng nông thôn như giao thông,

thủy lợi, hệ thống điện, trường học, trạm xá, cơ sở vật chất văn hóa… được quan tâm đầu tư nâng cấp. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 14,6 triệu đồng/người/năm đến năm 2015 đạt 27,5 triệu đồng/người/năm.

Với nền tảng đó, Thanh Oai sẽ phấn đấu xây dựng đến năm 2020 trở thành huyện có cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng lấy công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng là chủ yếu; phát triển ngành nông nghiệp ven đô; hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, khớp nối với khu nội đô, hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới...

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tỷ trọng nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và du lịch - dịch vụ - thương mại tăng dần. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện đã có những chuyển dịch đáng kể, các nhà máy xí nghiệp xây dựng rất nhiều, các khu du lịch đã được đầu tư mở rộng, giá trị sản xuất nông nghiệp đã giảm, công nghiệp - du lịch - thương mại tăng đáng kể, phấn đấu đến năm 2020 cơ cấu kinh tế của huyện sẽ là công nghiệp - thương mại - nông nghiệp.

* Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Thanh Oai

- Tăng trưởng kinh tế

Bảng 3.2. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Thanh Oai 2010 - 2015

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015 Tăng trưởng (%)

Giá trị sản xuất 1.063 4.819

- Nông nghiệp 427 1.776 171% + Trồng trọt 290 1.146 114%

+ Chăn nuôi 137 630 57%

- Công nghiệp, xây dựng 400 2.239 222% - Thương mại, dịch vụ 236 804 84%

Nguồn: Chi Cục thống kê huyện Thanh Oai (2017)

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Đề tài lựa chọn địa bàn nghiên cứu là huyện Thanh Oai, Thành Phố Hà Nội, do quá trình đô thị hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ tại huyện, song song

với nó là những vấn đề liên quan đến quản lý Nhà nước về đất đai trong bối cảnh đô thị hóa.

3.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

- Điều tra, thu thập thông tin số liệu thứ cấp: Điều tra, khảo sát các xã tại các địa bàn điều tra phục vụ cho việc đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quản lý, sử dụng đất. Kiểm tra độ chính xác của số liệu, chỉnh lý và bổ sung các nguồn thông tin thông qua dã ngoại, khảo sát thực địa để bổ sung các thông tin mới về hiện trạng sử dụng đất.

- Điều tra, thu thập thông tin số liệu sơ cấp: Xin ý kiến tại các cơ quan quản lý đất đai Phòng Tài nguyên và Môi trường, các phòng ban có liên quan dến công tác quản lý nhà nước về đất đai, UBND xã, thị trấn, UBND huyện Thanh Oai (30 phiếu): tiến hành điều tra, phỏng vấn lấy ý kiến về công tác đo đạc, cập nhật bản đồ, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, tài chính, giá đất, giải quyết các tranh chấp, khiếu nai, khiếu kiện, bồi thường,... qua số liệu điều tra phân tích để nhận thấy rõ sự thay đổi trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa bàn điều tra trong bối cảnh đô thị hóa.

Bảng 3.3. Phân bổ số lượng mẫu phiếu điều tra

Đối tượng điều tra Số mẫu

1. Hộ gia đình 30

Hộ gia đình có diện tích đất nằm trong quy hoạch phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng

10 Hộ gia đình có diện tích đất nằm trong quy hoạch phục vụ xây

dựng các dự án khu đô thị

10 Hộ gia đình có diện tích đất nằm trong quy hoạch phục vụ

phát triển khu công nghiệp

10

2. Tổ chức, doanh nghiệp, chủ sử dụng đất 60

Tổ chức xã hội (hội phụ nữ, hội cựu chiến binh…) 20 Doanh nghiệp (các doanh nghiệp sản xuất, làng nghề truyền

thống trên địa bàn các xã, thị trấn)

20 Chủ sử dụng đất (chủ sử dụng đất cũ và chủ sử dụng đất mới

sau khi đô thị hóa)

20

3. Cơ quan quản lý (cán bộ) 30

Cán bộ xã 10

Cán bộ huyện 10

Cán bộ các phòng ban trực thuộc huyện và các xã 10

- Điều tra, phỏng vấn các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn các xã (30 phiếu): Lựa chọn phỏng vấn khoảng 30 hộ dân có diện tích đất bị thu hồi để phục vụ phát triển hạ tầng, khu đô thị, khu công nghiệp qua đó phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đến cuộc sống của các hộ dân, những người trực tiếp chịu ảnh hưởng.

- Điều tra, phỏng vấn 60 doanh nghiệp, tổ chức, các chủ sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Oai - thành phố Hà Nội. Điều tra lấy ý kiến các tổ chức, doanh nghiệp, chủ sử dụng đất trên địa bàn của huyện để có cái nhìn khách quan và tổng thể về công tác quản lý nhà nước về đất đai trong bối cảnh đô thị hóa tại huyện Thanh Oai.

- Điều tra, phỏng vấn 30 cán bộ quản lý tại địa bàn các x xa, thị trấn và huyện tại địa bàn nghiên cứu để đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện trong thời gian hiện nay.

3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

* Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Sử dụng cách tiếp cận từ tổng quan đến chi tiết; từ lý luận tới thực tiễn; từ những chính sách, quy định của pháp luật hiện hành đến thực tế triển khai. Trên cơ sở cách tiếp cận này tiến hành nghiên cứu, phân tích tổng hợp các thông tin, tài liệu thu thập tại địa bàn nghiên cứu và tổng hợp rút ra các nhận xét, đánh giá việc quản lý Nhà nước về sử dụng đất trong bối cảnh đô thị hóa.

Sau khi thu thập xong dữ liệu, toàn bộ những dữ liệu này được kiểm tra chỉnh sửa, sắp xếp theo một trình tự, nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Các tài liệu thu được bằng phiếu xin ý kiến được xử lý bằng công thức toán học thống kê và máy tính hay bằng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh … theo những biến số độc lập để rút ra những thuộc tính chung của các tập hợp mẫu nhằm hình thành luận cứ cho các giả thuyết nghiên cứu.

* Phương pháp thống kê mô tả

Thông qua số liệu từ các báo cáo để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu, ngoài ra để phân tích tốc độ biến động của diện tích các loại đất nhằm mục đích làm rõ sự thay đổi của diện tích đất đặc biệt diện tích đất phi nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa đang diễn biến hết sức nhanh chóng như hiện nay.

* Phương pháp so sánh

Là phương pháp so sánh số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy thay đổi về số lượng, diện tích,…qua đó đánh giá một cách chính xác sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai ở huyện thanh oai, thành phố hà nội trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)