PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN THANH OAI, THÀNH
HÀ NỘI
Công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Thanh Oai trước khi quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh tại địa bàn huyện còn khá nhiều các vướng mắc cần được tháo gỡ. Tuy nhiên, đến cuối năm 2008, đầu những năm 2009, việc sát nhập tỉnh Hà Tây vào Hà Nội trong đó có huyện Thanh Oai cũng đã có những tác động không nhỏ đển công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa bàn huyện và các xã, đặc biệt là sự biến động về diện tích các loại đất nằm trong quy hoạch đô thị tại huyện.
Theo số liệu kiểm kê đất đai đến năm 2015 huyện Thanh Oai có tổng diện
tích tự nhiên 13.227,2ha được phân bố như sau:
Bảng 4.1. Diện tích các loại đất huyện Thanh Oai năm 2015
Loại đất Tổng diện tích tự nhiên (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 13.227,2 100,0
Đất nông nghiệp 8.571,93 64,8
Đất phi nông nghiệp 4.518,58 34,2
Đất chưa sử dụng 136,65 1,0
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Oai (2017)
Biến động về đất đai của huyện Thanh Oai qua các năm 2010 – 2015 được thể hiện qua bảng 4.2 như sau:
Bảng 4.2. Biến động diện tích đất đai huyện Thanh Oai năm 2015 so với năm 2014, năm 2012 và 2010
Đơn vị tính: ha
TT Loại đất Năm
2015
So với năm 2014 So với năm 2012 So với năm 2010 Năm 2014 Tăng (+) giảm (-) Năm 2012 Tăng(+) giảm(-) Năm 2010 Tăng(+) giảm (-) 1 Đất nông nghiệp 8.571,93 9.090,35 -518,42 9.208,93 -637 9.264,73 -692,8 2 Đất phi nông nghiệp 4.518,58 4.210,15 +308,73 4.150,34 +367,64 4.226,35 +292,23 3 Đất chưa sử dụng 136,65 224,81 -88,16 313,72 -88,91 404,74 -91,02
Nhìn chung sự biến động đất đai theo hướng thuận, giảm diện tích đất nông nghiệp, tăng diện tích đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng giảm dần là dấu hiệu tốt cuả huyện trong quá trình khai thác sử dụng đất. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng đất trong thời gian qua còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Trong thời gian tới cần điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp thúc đẩy quá trình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện.
Kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2015 trên địa bàn 21 xã, thị trấn của huyện cho thấy: tổng DTTN của huyện là 13.227,2 ha bao gồm 8.571,93 ha đất nông nghiệp; 4.518,58 ha đất phi nông nghiệp và 136,65 ha đất chưa sử dụng. Cụ thể như sau:
* Đất nông nghiệp: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thanh Oai thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thanh Oai năm 2015
STT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) So với tổng DTTN (%) Tổng diện tích 13.227,2 100,00 Đất nông nghiệp 8.571,93 100,00
1 Đất sản xuất nông nghiệp 8.308,49 96,90 1.1 Đất trồng cây hàng năm 7.217,31 86,87 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 407,08 4,90 1.3 Đất trồng cây lâu năm 684,10 8,23
2 Đất NTTS 261,98 3,15
3 Đất nông nghiệp khác 1,46 0,02 Nguồn: Số liệu tổng kiểm kê đất đai 2015 huyện Thanh Oai (2017)
- Đất sản xuất nông nghiệp tòan huyện là 8.308,49 ha chiếm 96,90% quỹ đất nông nghiệp và bằng 62,81% so với tổng DTTN của huyện. Trong đó:
+ Đất trồng cây hàng năm: 7.217,31 ha
+ Đất trồng cây hàng năm khác: 407,08 ha chủ yếu là hoa màu như ngô, đỗ tương, khoai, lạc, vừng…và thường trồng xen các loại trên một số diện tích.
+ Đất trồng cây lâu năm: 684,10 ha chiếm 8,20% đất SXNN với các loại cây ăn quả như: na, cam, quýt, nhãn, vải… cho hiệu quả kinh tế cao và một phần là diện tích cây lâu năm khác ở trong khuôn viên của các hộ gia đình.
- Đất NTTS: 261,98 ha chiếm 3,06% diện tích đất nông nghiệp được dùng để nuôi thả cá ở các hồ do hộ gia đình hoặc nhóm hộ đấu thầu hoặc nằm rải rác ở các ao của các hộ gia đình trong huyện.
- Đất nông nghiệp khác: 1,46 ha, chiếm diện tích nhỏ nhất trong quỹ đất nông nghiệp (0,02%).
* Đất phi nông nghiệp: Diện tích đất phi nông nghiệp là 4.518,58 ha chiếm 34,2% DTTN của tòan huyện được phân bố như sau:
- Đất ở: diện tích đất ở 841,6 ha chiếm 18,6% diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 6,36% DTTN.
- Đất chuyên dùng 1.724,76 ha chiếm 38,2% so với quỹ đất tự nhiên, bao gồm đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất quốc phòng an ninh, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích công cộng…được phân theo bảng sau:
Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Thanh Oai năm 2015
STT Loại đất Diện tích (ha)
1 Giao thông 846,62
2 Thủy lợi 780,98
3 Truyền dẫn, năng lượng truyền thông 4,66
4 Cơ sở văn hóa 7,32
5 Cơ sở y tế 9,23
6 Cơ sở giáo dục – đào tạo 46,91
7 Thể dục thể thao 22,35
8 Chợ 4,45
9 Bãi thải, xử lý chất thải 2,24 Nguồn: Số liệu tổng kiểm kê 2015 đất đai huyện Thanh Oai (2017)
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 369,37 ha chiếm 8,2% diện tích đất phi nông nghiệp (bao gồm các loại đất cho khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng).
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng 238,56 ha chiếm 5,3% đất phi nông nghiệp, tập trung rải rác ở hầu hết các xã, thị trấn.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 249,83 ha chiếm 5,5% nhóm đất phi nông nghiệp, chủ yếu là đất nghĩa địa.
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 721,22 ha chiếm 16% quỹ đất phi nông nghiệp.
- Đất phi nông nghiệp khác: 373,24 ha chiếm 8,3% quỹ đất phi nông nghiệp. * Đất chưa sử dụng: Ngoài diện tích đã được bố trí sử dụng cho các mục đích, huyện còn 136,65 ha đất bằng chưa sử dụng chiếm 1% DTTN tập trung
chính ở các xã như Thanh Mai (35,77 ha); Kim An (41,26 ha); Đỗ Động (39,91 ha) … và một số diện tích nhỏ lẻ ở các xã khác.
Nhìn chung, trong những năm qua sau ngày 01/8/2008, khi hợp nhất Hà Tây về Hà Nội, công tác quản lý Nhà nước về đất đai của Huyện Thanh Oai đi vào ổn định. Việc quản lý sử dụng đất chặt chẽ hơn, tình trạng giao đất trái thẩm quyền được phát hiện và xử lý nghiêm. Số vụ việc vi phạm về trật tự xây dựng đất đai giảm rõ rệt… Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của Huyện, đất đai luôn có nhiều diễn biến phức tạp khó khăn trong công tác quản lý, tình trạng mua bán, chuyển nhượng bất động sản không qua đăng ký với cơ quan nhà nước vẫn diễn ra, đặc biệt khi giao thông được chú trọng đầu tư thì việc lấn chiếm chuyển mục đích sử dụng đất tăng lên. Đây cũng chính là những khó khăn, bất cập nhất đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai của Huyện Thanh Oai trong thời điểm hiện nay.