TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRONG BỐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai ở huyện thanh oai, thành phố hà nội trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 55)

CẢNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 4.2.1. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Những năm trước đây, do nhiều nguyên nhân trên địa bàn huyện chưa tiến hành công tác lập quy hoạch sử dụng đất, chỉ thực hiện công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm và kế hoạch sử dụng đất 5 năm làm cơ sở cho công tác giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, các kế hoạch sử dụng đất này mới dựa vào danh mục đầu tư công trình do UBND Thành Phố Hà Nội giao đầu năm hoặc HĐND cấp huyện thông qua và nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, cá nhân trên địa bàn, do đó thiếu tính thống nhất và cơ sở khoa học trong việc quản lý Nhà nước về đất đai.

Trong quá trình đô thị hóa việc phát triển các khu đô thị, các khu, cụm công nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất cho thấy diện tích các loại đất đạt được đều thấp hơn kế hoạch đề ra. Xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất nên từ năm 2010 đến nay các địa phương ở huyện đã được UBND huyện và UBND thành phố bố trí kinh phí triển khai công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đồng loạt ở các địa bàn cấp xã với kỳ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Chính nhờ thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà UBND huyện đã thực hiện tốt công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục

đích sử dụng đất, phân bổ quỹ đất cho các ngành, lĩnh vực đúng quy định của pháp luật. UBND Huyện Thanh Oai (2014).

Cơ cấu sử dụng đất huyện Thanh Oai được quy hoạch cụ thể như sau: Đất đô thị có tổng diện tích 1.152,51 ha gồm: Khu đô thị Thanh Hà, Mỹ Hưng có diện tích 720,26 ha, đất thị trấn Kim Bài có diện tích 432,25 ha;

Đất tự nhiên nông thôn có tổng diện tích 11.233,05ha, gồm: đất phục vụ đô thị khoảng 773,83 ha, đất xây đựng điểm dân cư nông thôn khoảng 1.372,41 ha và đất khác khoảng 9.086,81 ha.

Hệ thống đô thị tại địa bàn huyện Thanh Oai bao gồm: Thị trấn Kim Bài, Khu đô thị Thanh Hà, Mỹ Hưng (thuộc quy hoạch phân khu đô thị S4) và khu vực thuộc quy hoạch phân khu đô thị GS (thuộc các xã Mỹ Hưng và Thanh Thùy).

Khu đô thị Thanh Hà, Mỹ Hưng (thuộc quy hoạch phân khu đô thị S4) và khu vực thuộc quy hoạch phân khu đô thị GS (thuộc các xã Mỹ Hưng và Thanh Thùy): thực hiện theo quy hoạch phân khu đô thị S4, GS đã được UBND Thành Phố Hà Nội phê duyệt.

Bảng 4.5. Tiến độ thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Thanh Oai, Thành Phố Hà Nội

TT Nhóm dự án, công trình Số lượng Diện tích (ha) Tình hình triển khai Đã đi vào hoạt động Đang tổ chức đầu tư xây dựng BT xong đang san lấp mặt bằng Đang thực hiện BT, GPMB 1 Các dự án khu đô thị, dịch vụ và du lịch sinh thái 15 1.415,18 1 2 2 10 2 Các dự án KCN, cụm công nghiệp, đất sản

xuất kinh doanh 64 321,23 18 12 11 23 3 Cơ sở hạ tầng phục vụ

phát triển đô thị 28 157,10 7 8 6 7 4 Các dự án đất xây

dựng trụ sở cơ quan 6 26,33 5 1

Tổng số 113 1.919,84 31 23 19 40

Do vị trí chỉ cách trung tâm Hà Nội không xa nên Thanh Oai sẽ tiếp tục phát triển. Hiện nay thành phố Hà Nội đang triển khai xây dựng nhiều dự án trên địa bàn huyện: trục đường phát triển phía Nam với các khu đô thị như Mỹ Hưng, Thanh Hà A, Thanh Hà B...; dự án đường vành đai 4, cụm công nghiệp Cao Viên - Bình Đà...Huyện Thanh Oai đang triển khai thực hiện khoảng 113 dự án, với tổng diện tích là 1.919,84 ha (ngoài ra còn một số dự án mới phê duyệt quy hoạch chưa đi vào triển khai thực hiện) chi tiết tại bảng 4.5.

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2015, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 13.227,2 ha. Huyện Thanh Oai sát nhập vào thủ đô Hà Nội vào năm 2008, tuy nhiên những biến động về đất đai cũng như công tác quản lý nhà nước về đất đai bắt đầu có nhiều thay đổi từ khoảng tời gian cuối năm 2008 bắt đầu sang năm 2009, 2010, trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ thì công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của huyện Thanh Oai cũng có nhiều sự thay đổi trong giai đoạn 2010 – 2015:

Bảng 4.6. Biến động diện tích các loại đất nằm trong quy hoạch huyện Thanh Oai giai đoạn 2010-2015

Đơn vị tính: ha TT Loại đất Năm

2015

So với năm 2014 So với năm 2012 So với năm 2010 Năm 2014 Tăng(+) giảm(-) Năm 2012 Tăng(+) giảm(-) Năm 2010 Tăng(+) giảm(-) 1 Đất nông nghiệp 8.571,93 9.090,35 -518,42 9.208,93 -637 9.264,73 -692,8 1.1 Đất sản xuất NN 8.308,49 8.790,18 -481,69 8.893,56 -585,07 8.999,73 -691,24 1.2 Đất NTTS 261,98 296,71 -34,73 312,28 -50,30 260,82 +1,16 1.3 Đất nông nghiệp khác 1,46 3,46 -2 3,09 -1,63 4,18 -2,72

2 Đất phi nông nghiệp 4.518,58 4.210,15 +308,73 4.150,34 +367,64 4.226,35 +292,23 3 Đất chưa sử dụng 136,65 224,81 -88,16 313,72 -88,91 404,74 -91,02

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Oai (2017)

Nhìn vảo bảng nhận thấy rõ sự biến động của diện tích các loại đất, cụ thể: Diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng có xu hướng giảm, theo từng năm và trong cả giai đoạn 2010 - 2015, nguyên nhân của việc biến động diện tích của 2 loại đất trên giảm phần lớn là do tác động của đô thị hóa dẫn đến thay đổi mục đích sử dụng 2 loại đất trên.

Song song với việc giảm diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng thì diện tích của các loại đất phi nông nghiệp lại có xu hướng tăng, tăng mạnh nhất là diện tích các loại đất ở, đất chuyên dùng và đất sản xuất kinh doanh. Cùng một nguyên nhân với việc biến động diện tích của 2 loại đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng giảm, thì diện tích của đất phi nông nghiệp tăng phần cũng do tác động của đô thị hóa dẫn đến thay đổi mục đích sử dụng đất cũng thay đổi.

Bảng 4.7. Ý kiến Hộ gia đình, cá nhân về việc thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại huyện Thanh Oai

Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)

Việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện tốt 25 83,3 Việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện chưa tốt 5 16,7

Tổng 30 100,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

- Biến động sử dụng đất nông nghiệp trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Thanh Oai, Thành Phố Hà Nội

Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn huyện trong thời gian qua nên việc sử dụng đất có nhiều biến động. Trong giai đoạn 2010 - 2015, diện tích đất nông nghiệp của huyện Thanh Oai giảm 692,8 ha, bình quân giảm 115,5 ha/năm, trong đó giảm nhiều nhất là đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp giảm nhiều nhất tập trung ở các khu trung tâm huyện như thị trấn Kim Bài các xã Bích Hòa, Dân Hòa, Mỹ Hưng và một số xã khác.

Giai đoạn 2010 - 2015, diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm 691,24 ha, bình quân giảm 115,21 ha/năm trong đó: đất trồng cây hàng năm khác giảm 541,24 ha do thu hồi chuyển mục đích sang các dự án khu đô thị và khu công nghiệp; đất trồng cây lâu năm tăng và đất trồng cây hàng năm khác có xu hướng giảm nhẹ hơn tương ứng là 98,3 ha và 51,70 ha; đất nuôi trồng thủy sản tăng 1,16 ha do chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang và đất nông nghiệp khác giảm 2,72 ha. Nhìn chung, diện tích đất nông nghiệp giảm chủ yếu là do chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp.

Bảng 4.8. Biến động diện tích đất nông nghiệp nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh Oai giai đoạn 2010-2015

Đơn vị tính: ha

TT Loại đất

Năm 2015

So với năm 2014 So với năm 2012 So với năm 2010 Năm 2014 Tăng(+) giảm(-) Năm 2012 Tăng(+) giảm(-) Năm 2010 Tăng(+) giảm(-) I Đất nông nghiệp 8.571,93 9.090,35 -518,42 9.208,93 -637 9.264,73 -692,8

1 Đất sản xuất nông nghiệp 8.308,49 8.790,18 -481,69 8.893,56 -585,07 8.999,73 -691,24 1.1 Đất trồng cây hàng năm 7.217,31 7.599,02 -381,71 7.717,38 -500,07 7.758,55 -541,24 1.2 Đất trồng CHN khác 407,08 489,32 -82,24 444,03 -36,95 458,78 -51,70 1.3 Đất trồng cây lâu năm 684,10 701,84 -17,74 732,15 -48,05 782,4 -98,3 2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 261,98 296,71 -34,73 312,28 -50,30 260,82 +1,16 3 Đất nông nghiệp khác 1,46 3,46 -2 5,09 -1,63 7,81 -2,72

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Oai (2017)

- Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp trong quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất của huyện Thanh Oai, Thành Phố Hà Nội

Để đáp ứng mục tiêu đô thị hóa của huyện thì diện tích đất phi nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2015 đã tăng lên 292,23 ha, bình quân tăng 48,7 ha/năm. Trong đất phi nông nghiệp, đất ở và đất chuyên dùng là 2 loại là hai loại đất tăng nhiều nhất tương ứng tắng trong giai đoạn 2010-2015 là 77,23 ha và 176,23 ha, nguyên nhân tăng là do thực hiện dự án các khu đô thị trong đó tăng nhiều nhất ở thị trấn Kim Bài, các xã Bích Hòa, Dân Hòa, Mỹ Hưng và một số xã khác ở khu trung tâm huyện.; Hầu như tất cả các diện tích đất thuộc đất phi nông nghiệp đều có xu hướng tăng, tuy nhiên chỉ có nhóm đất Đất sông suối và MNCD và đất phi nông nghiệp khác có chiều hướng giảm. Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp tăng chủ yếu là do chuyển từ đất trồng cây hàng năm.

Bảng 4.9. Biến động diện tích đất phi nông nghiệp nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh Oai giai đoạn 2010-2015

Đơn vị tính: ha

TT Loại đất Năm 2015

So với năm 2014 So với năm 2012 So với năm 2010 Năm 2014 Tăng(+) giảm(-) Năm 2012 Tăng(+) giảm(-) Năm 2014 Tăng(+) giảm(-)

1 Đất phi nông nghiệp 4.518,58 4.210,15 +308,73 4.150,34 +367,64 4.226,35 +292,23

1.1 Đất ở 841,6 641,6 +200 790,76 +50,24 764,37 +77,23 1.2 Đất chuyên dùng 1.724,76 1.684,71 +40,35 1.439,48 +285,28 1.548,53 +176,23 1.3 Đất SXKD phi NN 369,37 340,41 +28,96 325,56 +43,81 299,65 +69,72 1.4 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 238,56 237,2 +1,36 243,89 -5,33 237,11 +1,45 1.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 249,83 247,85 +1,98 246,41 +3,42 245,39 +4,44 1.6 Đất sông suối và MNCD 721,22 691,05 +30,17 736,85 -15,63 744,23 -23,01 1.7 Đất phi nông nghiệp khác 373,24 367,33 +5,91 367,39 +5,85 387,07 -13,83

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Oai (2017)

- Biến động đất chưa sử dụngtrong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của

huyện Thanh Oai, Thành Phố Hà Nội

Trong giai đoạn 2010 - 2015, đất chưa sử dụng giảm 91,02 ha, bình quân giảm 15,17 ha/năm. Diện tích đất chưa sử dụng giảm chủ yếu do khai hoang chuyển sang đất nông nghiệp.

Bảng 4.10. Tổng hợp diện tích đất nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phát triển đô thị đến năm 2020 của huyện Thanh Oai, Thành Phố Hà Nội

Đơn vị tính: ha

TT Khu đô thị Tổng số Loại đất

Đất NN Đất PNN

1 Khu vực thuộc quy hoạch phân khu đô thị GS 940,74 935,42 5,32 2 Khu đô thị Thanh Hà A 18,02 18,02

3 Khu đô thị Thanh Hà B 24,41 24,41

4 Khu đô thị Mỹ Hưng 44,40 37,53 6,87 5 Dự án đường vành đai 4 116,15 114,39 1,76 6 Cụm công nghiệp Cao Viên - Bình Đà. 27,53 26,41 1,12 7 Dự án án khu du lịch sinh thái; khu di tích;

nhà lưu niệm… 3,06 3,06

Tổng cộng 1.174,31 1.159,24 15,07

Trên đây là số liệu điều tra về diện tích đất nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phát triển đô thị của huyện Thanh Oai, Thành Phố Hà Nội đến năm 2020.

Bảng 4.11. Ý kiến cán bộ quản lý về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại huyện Thanh Oai

Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện hợp lý 15 50,0 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện không hợp lý 13 43,3

Khác 2 6,7

Tổng 30 100,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm (2017) Ngoài ra, trong quá trình điều tra tại các xã trên địa bàn của các hộ gia đình, cá nhân có nhiều ý kiến cho rằng công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa phù hợp với thực tiễn tại huyện trong thời gian gần đây có ảnh hưởng khá nhiều tới cuộc sống cũng như công việc và kế hoạch của các hộ gia đình, cá nhân ở hiện tại và trong thời gian sắp tới.

Bảng 4.12. Ý kiến hộ gia đình, cá nhân về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại huyện Thanh Oai

Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ

1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với thực tiễn 9 30,0 2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa phù hợp với thực tiễn 21 70,0 - Người dân không được tham gia lập quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất

11 36,6 - Lập quy hoạch, kế hoạch chậm 9 30,0

- Nguyên nhân khác 1 3,3

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm (2017)

4.2.2. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất,bản đồ quy hoạch đất,bản đồ quy hoạch

Thực hiện chỉ thị 364/CP của Chính phủ về việc: lập, quản lý hồ sơ địa giới hành chính, UBND các xã, thị trấn đã tổ chức thực hiện việc xác định địa

giới hành chính trên thực địa, hoàn thành việc lập hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch và quản lý tốt phạm vi ranh giới hành chính theo quy định của pháp luật.

Bảng 4.13. Kết quả đo đạc bản đồ địa chính huyện Thanh Oai giai đoạn 2010-2015 Loại bản đồ 2010 2015 Số lượng (tờ) Tỷ lệ (%) Số lượng (tờ) Tỷ lệ (%) Bản đồ tỷ lệ 1:1000 167 54,8 232 55,0 Bản đồ tỷ lệ 1:2000 138 45,2 190 45,0 Tổng 305 100,0 422 100,0

Nguồn: Phòng TNMT huyện Thanh Oai (2017)

Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn huyện Thanh Oai vẫn còn sự tranh chấp ranh giới hành chính giữa các xã do khi thực hiện Chỉ thị 364/TTg số liệu trên bản đồ và hồ sơ chưa đúng với thực tế đang sử dụng). Hiện nay đang được các cấp, ngành có liên quan tiến hành lập các thủ tục theo quy định đề xuất các cấp có thẩm quyền giải quyết.

Bảng 4.14. Ý kiến hộ gia đình, cá nhân về đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch tại huyện Thanh Oai

Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)

Tổng 30 100,0

1. Việc đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và bản

đồ quy hoạch được thực hiện tốt 20 66,6 2. Việc đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và bản

đồ quy hoạch được thực hiện chưa tốt 10 33,4 - Do chưa có nguồn kinh phí để tiến hành đo đạc lại 4 13,3 - Do trang thiết bị kỹ thuật đo đạc lạc hậu 5 16,7

- Lý do khác 1 3,3

Do được hình thành từ nhiều xã, thị trấn, với các đặc điểm kinh tế, xã hội... khác nhau, mặt khác do công tác quản lý nhà nước về đất đai của các cấp chính quyền trong những năm trước khi huyện chưa có sự sát nhập vào Hà Nội bị buông lỏng, thiếu đồng bộ nên việc thiết lập và quản lý hồ sơ địa chính và thành lập các bản đồ tại huyện chưa được quan tâm đúng mức. Theo báo cáo của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai ở huyện thanh oai, thành phố hà nội trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)