Năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai ở huyện thanh oai, thành phố hà nội trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 89 - 91)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.1. Năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai

Việc rà soát, tổ chức lại Phòng Tài nguyên Môi trường huyện, Văn phòng đăng ký đất đai và các phòng ban có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 còn chậm. Một số xã của huyện vẫn chưa thật sát sao, quyết liệt trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai. Trong triển khai thực hiện các quyền của người sử dụng đất, vẫn còn gặp khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc thực hiện quyền thế chấp của doanh nghiệp thuê lại đất trong khu công nghiệp. Đội ngũ cán bộ địa chính cho công tác xét duyệt cấp giấy chứng nhận còn thiếu và yếu.

Số lượng cán bộ còn ít, lực lượng cán bộ địa chính phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác ngoài việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận như: hoà giải tranh chấp, giải phóng mặt bằng, phối hợp xử lý vi phạm đất đai, ….

Năng lực cán bộ còn yếu do đó hồ sơ kê khai đăng ký còn nhiều sai sót, chất lượng kém; nhiều cán bộ địa chính cơ sở chưa thực sự nắm vững được các chính sách liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận nhưng lại có tư tưởng bảo thủ, trì trệ, không chịu tiếp thu, học hỏi. Hơn nữa Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp

xã thường có nhiều biến động sau mỗi kỳ luân chuyển cán bộ hoặc bầu cử Hội đồng nhân dân. Do đó cán bộ không nắm vững được tình hình nhà đất trên địa bàn cơ sở dẫn đến lúng túng trong công tác. Thêm vào đó tinh thần trách nhiệm phục vụ dân, ý thức làm việc của đội ngũ cán bộ địa chính còn kém, phổ biến tình trạng trì trệ kém linh hoạt. Ngoài ra vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong công tác cấp giấy chứng nhận là một vấn đề còn nhiều bất cập. Vẫn còn tồn tại một số cán bộ địa chính không tận tâm với nghề, lợi dụng quyền để trục lợi cho bản thân, nhiều trường hợp lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận sai nguồn gốc, còn tranh chấp đất đai nhưng đã trình hồ sơ cấp giấy chứng nhận. Những hạn chế của đội ngũ cán bộ đã gây ảnh hưởng rất lớn cho công tác thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận tại huyện Thanh Oai.

Nguồn nhân lực làm công tác đăng ký đất đai tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện được thành lập từ năm 2004, phần lớn cán bộ của Phòng còn khá trẻ có trình độ chuyên môn nhưng số cán bộ còn khá mỏng khó có thể đảm trách hết được tất cả công việc, mặt khác, hiện nay tại huyện công tác hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thống kê đất đai cũng như việc hướng dẫn dồn điền đổi thửa ở các xã trên địa bàn huyện còn khá nhiều vấn đề nên không có đủ lực lượng để tham gia công tác cấp giấy CNQSDĐ. Phòng hiện tại có 10 cán bộ được phân chia cho các linh vực như quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các xã, quản lý hồ sơ địa chính, quản lý môi trường… Vì vậy công tác cấp GCNQSDĐ luôn gặp khó khăn trong việc hướng dẫn và thực hiện ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy trên toan địa bàn huyện. Ngoài ra, lực lượng cán bộ địa chính mỏng không đi sâu sát được tinh hình, sự hiểu biết về pháp luật đất đai cũng bị hạn chế luôn cần có sự chỉ đạo sát sao của cán bộ và Lãnh đạo Phòng Tài nguyên huyện.

Ngoài việc tìm hiểu các thông tin chung về sự biến đổi diện tích đất và tình hình quản lý nhà nước về đất tại huyện, phiếu xin ý kiến cũng đề cập đến trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm việc về công tác đất đai tại huyện và các xã trên địa bàn, nhận thấy số lượng cán bộ trong các Phòng có sự chênh lệch không nhiều, chuyên ngành đào tạo thì có sự phân chia theo các Phòng ban, tuy nhiên, chuyên ngành đạo tạo khá đúng và sát với công việc của các cán bộ. Trong đó: 33,3% cán bộ Chuyên ngành bản đồ; 30% Chuyên ngành quản lý đất đai; 26,7% Chuyên ngành đo đạc thống kê, còn lại là 10% là trái chuyên ngành tuy nhiên số cán bộ này cũng đang được tạo điều kiện theo học các lớp bồi dưỡng chuyên môn và đào tạo sau đại học cho phù hợp với yêu cầu của công việc.

Bảng 4.37. Ý kiến hộ gia đình, cá nhân về năng lực của đội ngũ cán bộ làm việc về công tác quản lý đất đai tại huyện Thanh Oai

Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)

Thái độ ứng xử của cán bộ với người dân chưa tốt 21 70,0 Công chức không hướng dẫn các thủ tục, yêu cầu liên quan tới

hồ sơ 3 10,0

Cách thức làm việc của cán bộ không tốt 4 13,3

Nguyên nhân khác 2 6,7

Tổng 30 100,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Trước năm 2010 bộ máy quản lý đất đai trên địa bàn chưa được ổn định, số lượng còn ít, trình độ chuyên môn chưa được đào tạo đúng chuyên ngành, còn kiêm nhiệm nhiều công việc. Từ năm 2010 đến nay, được sự quan tâm của UBND huyện và nhu cầu thực tế của công việc, bộ máy QLNN về đất đai ở cấp huyện được thành lập mới bao gồm: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn Phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện. Đối với cấp xã, thị trấn cán bộ địa chính được bố trí từ 01 đến 02 người, có nghiệp vụ chuyên môn đúng chuyên ngành, ổn định, định biên và hưởng lương chính thức.

Năng lực của cán bộ là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý về đất đai không chỉ riêng đối với huyện Thanh Oai mà tất cả các địa phương trên cả nước, chính vì nhận ra được tầm quan trọng đó, UBND Thành Phố Hà Nội cũng như chính quyền Huyện đã luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho đội ngũ cán bọ được rèn luyện nâng cao năng lực và phẩm chất, thông qua nhiều chương trình tập huấn và mở các lớp đào tạo, ngoài ra việc tuyển đội ngũ cán bộ đúng chuyên ngành cũng được lãnh đạo huyện và các Phòng ban có liên quan đến quản lý nhà nước về dất đai chú trọng nhằm mục đích thu hút những cán bộ trẻ có chuyên môn phù hợp với công việc tham gia vào công tác quản lý đất đai hiện nay tại huyện và các xã nhất là trong giai đoạn đô thị hóa tại huyện như hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai ở huyện thanh oai, thành phố hà nội trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)