2.1.4.1. Lập kế hoạch huy động vốn
Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức để đạt được các mục tiêu đó.
Kế hoạch huy động vốn của ngân hàng thương mại bao gồm nhiều loại khác nhau, các kế hoạch chiến lược và các kế hoạch tác nghiệp. Trong luận văn này nghiên cứu 3 loại kế hoạch có vai trò chính trong huy động vốn: Chiến lược huy động vốn, chính sách và kế hoạch huy động vốn.
Chiến lược huy động vốn
Chiến lược huy động vốn của ngân hàng thương mại là chiến lược cạnh tranh ngành nhằm thu hút khách hàng trong huy động vốn.
- Chiến lược huy động vốn của ngân hàng còn được gọi là chiến lược khách hàng. Khác với khách hàng liên quan đến sử dụng vốn, khách hàng trong huy động vốn là khách hàng liên quan đến nguồn vốn, cung cấp đầu vào cho ngân hàng. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay. Nếu vay không được thì hoạt động cho vay bị đình trệ. Mất thanh khoản là trạng thái tồi tệ của các ngân hàng và toàn bộ hệ thống ngân hàng.
- Chiến lược huy động vốn của ngân hàng có vai trò quyết định đối với hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào trong cơ chế thị trường cạnh tranh. Quyết định sự phát triển bền vững và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.Chiến lược huy động vốn là cấu thành quan trọng nhất của quản lý huy động vốn.
- Chiến lược huy động vốn của ngân hàng thương mại bao gồm các mục tiêu chiến lược và các phương thức cơ bản để thực hiện mục tiêu huy động vốn cho ngân hàng trong khoảng thời gian dài, thường từ 3 đến 5 năm. Mục tiêu chiến lược thường là tốc độ tăng trưởng vốn huy động trong thời kỳ chiến lược. Phương thức chiến lược để đạt mục tiêu chiến lược thường là một, hai hoặc tổng hợp các các phương thức cạnh tranh: Cạnh tranh bằng giá, cạnh tranh bằng chất lượng, cạnh tranh bằng sự khác biệt và cạnh tranh bằng mối quan hệ khách hàng.
- Quá trình hình thành chiến lược huy động vốn của ngân hàng thương mại là quá trình phân tích môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của
ngân hàng để xác định điểm mạnh, điểm yếu cũng như các cơ hội và thách trên cơ sở xây dựng ma trận SWOT để xác định mục và giải pháp chiến lược.
- Xây dựng chiến lược huy động vốn là quá trình không dễ, tốn kém nhưng lợi ích đối với ngân hàng là vô cùng lớn, có tính chất sống còn của ngân hàng.
Chính sách huy động vốn
Khác với chiến lược, chính sách huy động vốn tác động đến hoạt động vốn theo một cách khác, ngắn hạn và cụ thể hơn. Chính sách huy động vốn là cách thức xử lý một vấn đề nào đó trong quá trong hoạt động huy động vốn. Có thể là giá, chất lượng hay quy mô…
Hệ thống chính sách tác động trực tiếp đến huy động vốn bao gồm:
- Huy động vốn với qui mô, cơ cấu, kỳ hạn, lãi suất, việc huy động vốn và sử dụng vốn phù hợp.
- Các chính sách liên quan đến sản phẩm và dịch vụ tiền gửi ngân hàng. Nhóm chính sách này nhằm vào việc đánh giá các loại sản phẩm dịch vụ cung cấp và chất lượng sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường đồng thời mở rộng phát triển dịch vụ mới.
- Các chính sách về giá cả, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng và chi phí dịch vụ được coi là giá cả của các sản phẩm và dịch vụ tài chính, ngân hàng sử dụng hệ thống lãi suất tiền gửi như một công cụ quan trọng trong việc huy động tiền gửi và thay đổi qui mô nguồn vốn. Để duy trì và thu hút thêm vốn ngân hàng cần ấn định mức lãi suất cạnh tranh, thực hiện những ưu đãi về giá cho những khách hàng lớn, khách hàng truyền thống.
Hơn nữa, hệ thống lãi suất cần linh hoạt, phù hợp với qui mô và cơ cấu nguồn vốn. Qui mô và cơ cấu nguồn vốn còn bị chi phối bởi giá cả của các dịch vụ khách như chi phí chuyển tiền, phí dịch vụ thanh toán, ngân quỹ.
- Các chính sách về tổ chức mạng lưới, công nghệ nghệ hàng: Đây là các chính sách và biện pháp nhằm thu hút vốn, tạo môi trường thuận lợi, đơn giản trong quan hệ với khách hàng. Bao gồm việc bố trí, quy hoạch mạng lưới phù hợp, hoàn thiện công nghệ ngân hàng đảm bảo nhanh chóng, an toàn, chính xác.
- Các chính sách chăm sóc khách hàng: Các chính sách này được các NHTM rất quan tâm nhằm tạo và củng cố uy tín của mình trên thị trường, gắn bó
với khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới. Trong điều kiện khó có thể duy trì sự khác biệt về sản phẩm và giá cả như hiện nay, chất lượng dịch vụ trở thành công cụ cạnh tranh vô cùng quan trọng để hút vốn. Thái độ phục vụ thân thiện, chu đáo, bố trí hệ thống thanh toán khoa học là những điều hết sức cần thiết để giữ vững khách hàng hiện có và thu hút thêm khách hàng.
Chính sách huy động vốn là công cụ thực hiện chiến lược hoặc kế hoạch huy động vốn của ngân hàng, là phương thức thực hiện mục tiêu của chiến lược hoặc kế hoạch huy động vốn.
Kế hoạch huy động vốn hàng năm
- Là một loại kế hoạch tác nghiệp về huy động vốn. Kế hoạch huy động vốn hàng năm xác định định lượng cụ thể về số lượng vốn cần huy động theo thời hạn nhất định, năm, quý; theo kỳ hạn: Vốn ngắn hạn, vốn dài hạn; theo nhóm khách hàng huy động: Khách hàng là cá nhân, tổ chức…
- Kế hoạch huy động vốn hàng năm đưa ra các con số cụ thể về quy mô cho trong một năm và có thể được thực hiện chia theo tiến độ hàng quý. Giúp cho việc tổ chức triển khai và kiểm soát dễ dàng.
- Kế hoạch huy động vốn hàng năm được xây dựng trên cơ sở cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Quá trình xây dựng kế hoạch huy động vốn hàng năm bao gồm các bước:
+ Nghiên cứu nhu cầu về nguồn vốn: Nhu cầu về nguồn vốn huy động bao gồm vốn để đáp ứng yêu cầu dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán, vốn để cho vay, đầu tư.
+ Nghiên cứu về khả năng huy động vốn của ngân hàng
+ Đề xuất phương án về huy động vốn để đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả
+ Lựa chọn và quyết định phương án kế hoạch + Phân chia kế hoạch tổng thể thành kế hoạch quý 2.1.4.2. Tổ chức thực hiện huy động vốn
- Trên cơ sở các nguồn lực đã được xác định, nhà quản trị thực hiện phân bổ các nguồn lực về con người; sắp xếp bộ máy, mô hình tổ chức hợp lý nhằm đảm bảo hiệu quả huy động vốn; cụ thể hoá các chiến lược huy động vốn thành các chỉ tiêu cụ thể và giao cho các chi nhánh nhằm đảm đạt được mục tiêu huy
động vốn, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn một cách kịp thời, nhanh chóng. Bộ máy huy động vốn và mức độ mở rộng của mạng lưới huy động tuỳ thuộc vào tiềm lực tài chính cũng như mục tiêu quản lý nguồn vốn huy động của ngân hàng trong từng thời kỳ.
- Trên cơ sở các mục tiêu chiến lược huy động vốn, một hệ thống các giải pháp về nguồn lực, cơ sở vật chất, công nghệ cũng như các chính sách tiếp thị, khuyếch trương, ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện kế hoạch huy động vốn nhằm tìm kiếm, khai thác các nguồn vốn tối đa, kết hợp tối ưu với nhu cầu sử dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
- Công tác huy động và sử dụng vốn luôn luôn song hành với nhau. Do đó, các chính sách, chương trình, kế hoạch nguồn vốn được xây dựng cho từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu sử dụng. Chiến lược huy động vốn bao gồm chiến lược gia tăng quy mô của mỗi nguồn đáp ứng nhu cầu cho vay, đầu tư hay đáp ứng các nhu cầu về khả năng chi trả trong một khoảng thời gian nhất định. Khả năng thay thế của các nguồn vốn với các kỳ hạn khác nhau, khả năng tìm kiếm khách hàng gửi tiền mới và tìm kiếm nguồn vốn mới. Chiến lược huy động nguồn được đặt trong kế hoạch sử dụng trong đó chính sách cho vay cũng như các chính sách sử dụng vốn khác: dự trữ, đầu tư, điều chuyển vốn nội bộ, … cần phải có những quy định rõ ràng và phải có khả năng truyền đạt đến các bộ phận có liên quan bao gồm mục tiêu, cơ cấu, hạn mức, thời hạn, lãi suất của các hoạt động sử dụng vốn đạt được sự tối ưu hoá vốn khả dụng và gia tăng lợi nhuận.
Vì vậy các nhà quản trị phải thường xuyên theo sát tình hình, đánh giá kết quả so sánh với thực tế hoạt động từ đó điều chỉnh tiến trình ở từng bộ phận hoặc điều chỉnh các nội dung chính sách huy động vốn nhằm đạt được hiệu quả cao trong quản trị huy động vốn gắn với sử dụng vốn tại ngân hàng.
2.1.4.3. Kiểm soát huy động vốn
Đối với Ngân hàng thương mại thì việc kiểm soát huy động vốn là quá trình xem xét, theo dõi các hoạt động, kết quả mà các đơn vị đã thực hiện. Sau đó so sánh với các chỉ tiêu kế hoạch mà họ đã được giao để thấy được hiệu quả công việc, xem xét hoạt động họ đã làm có chấp hành đúng quy chế của ngân hàng đề ra, có đi đúng hướng theo kế hoạch đã giao. Từ đó, rút ra những mặt đã làm được, những mặt còn hạn chế và đưa ra những kiến nghị để thay đổi các sai sót kịp thời, lái công việc đi đúng với mục tiêu kế hoạch ban đầu. Đồng thời, có các
hình thức khen thưởng, kỷ luật rõ ràng, minh bạch với từng nhân viên, phòng. Cụ thể, hoạt động kiểm soát tại NHTM bao gồm:
- Chủ thể trong kiểm soát huy động vốn NHTM: Giám đốc và các phó Giám đốc; bộ phận giúp việc, tham mưu về công tác huy động vốn, phòng kế hoạch tài chính, phòng rủi ro của chi nhánh.
- Các chỉ tiêu kiểm soát: Kiểm soát các chỉ tiêu kế hoạch đề ra đối với các chỉ tiêu giao chi các phòng trực thuộc; bao gồm: chỉ tiêu tăng trưởng vốn huy động; cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn, theo thành phần kinh tế; chi phí huy động vốn; tỷ lệ sử dụng vốn trên tổng nguồn vốn; cân đối về kỳ hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn.
- Tiêu chuẩn và phương pháp kiểm soát: Xem xét, theo dõi các hoạt động, kết quả đã thực hiện được; việc tuân thủ, thực hiện về chính sách, chỉ đạo điều hành trong công tác huy động vốn. Sau đó so sánh với các chỉ tiêu kế hoạch đề ra; phát hiện những sai lệch, thiếu sót, tồn tại và nguyên nhân trong quá trình hoạt động để kịp thời điều chỉnh, phòng ngừa rủi ro.