Đánh giá hoạt động quản lý huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 80 - 82)

4.2.1.1. Công tác lập kế hoạch

 Điểm mạnh

- Cơ chế quản lý kế hoạch kinh doanh của BIDV chi nhánh Bắc Ninh xây dựng và giao chỉ tiêu cho các phòng thực hiện dựa trên chỉ tiêu và định hướng của Hội sở chính giao.

- Được thực hiện theo nguyên tắc tập trung thống nhất trong toàn chi nhánh, việc lập kế hoạch huy động vốn được xuất phát từ cơ sở, định hướng mục tiêu chung toàn chi nhánh nên cũng tương đối sát với tình hình thực tế.

- Kế hoạch huy động vốn được xây dựng, giao cho các phòng và được chia ra tiến độ theo quý, năm kế hoạch giúp chi nhánh thực hiện cân đối, điều hòa vốn phù hợp.

 Điểm yếu

nay, chưa phản ánh kế hoạch tổng thể về công tác huy động vốn, còn mang tính phân tán, chưa gắn kết với kế hoạch cân đối sử dụng vốn, phát triển sản phẩm dịch vụ, tài chính…để phản ánh hoạt động kinh doanh của BIDV.

- Việc xây dựng và giao kế hoạch còn nặng tính chủ quan, áp đặt chưa thực sự căn cứ vào khả năng tổ chức kinh doanh và mức độ chiếm lĩnh thị phần của đơn vị cơ sở (yếu tố con người, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn, yếu tố vùng, miền, địa phương, đề án phát triển kinh doanh trên địa bàn …).

- Kế hoạch nguồn vốn chưa được xây dựng trên cơ sở cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, mục tiêu tài chính do vậy tạo áp lực lên chỉ tiêu nguồn vốn, thiếu tính khả thi.

- Giao chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn còn chung chung như năm sau cao hơn năm trước chỉ giao chỉ tiêu tổng nguồn vốn, tỷ lệ tiền gửi dân cư, chưa cụ thể đối với từng loại nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn, kỳ hạn nguồn vốn nên việc điều hành cân đối vốn còn gặp nhiều khó khăn.

4.2.1.2. Chỉ đạo huy động vốn

 Điểm mạnh

Công tác chỉ đạo được đổi mới theo hướng tăng cường, sâu sát từ chi nhánh đến từng bộ phận, từng phòng, chỉ đạo điều hành công tác huy động vốn linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, nâng cao vai trò chủ động sáng tạo các khối; tạo được sự đồng thuận thống nhất cao trong triển khai thực hiện; kỷ cương, kỷ luật và ý thức trách nhiệm trong công tác huy động vốn.

 Điểm yếu

- Chỉ đạo huy động vốn còn mang tính hình thức, với mục đích hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra nhưng chưa thực sự đi vào hiệu quả của nguồn vốn, giảm chi phí vốn.

- Nội dung chỉ đạo chưa cụ thể, thiếu trọng tâm, trọng điểm; chưa bám sát theo vùng, miền và chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

4.2.1.3. Kiểm soát huy động vốn

 Điểm mạnh

- Công tác kiểm tra, kiểm soát về huy động vốn được lãnh đạo BIDV đặc biệt quan tâm; Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch được giao cho từng bộ phận, từng phòng và kết quả thực hiện được theo dõi kịp thời trên hệ thống.

- Kết quả của từng bộ phận, từng phòng liên quan đến huy động vốn được theo dõi, cập nhật ngày, tháng, quý, năm.

- Đã hình thành bộ phận theo dõi, đánh giá kết quả huy động vốn từng phòng để có phân tích, đánh giá những diễn biến của nguồn vốn, từ đó đưa ra những biện pháp điều hành kịp thời.

 Điểm yếu

- Độ chính xác của thông tin trong kiểm tra, kiểm soát và phân tích còn thấp, thậm chí thông tin không được cung cấp đầy đủ, kịp thời;

- Chế độ báo cáo thống kê và các tiêu chí đánh giá kết quả huy động vốn chưa được xây dựng rõ ràng, kỷ luật báo cáo tình hình kết quả huy động vốn của từng đơn vị, cá nhân chưa cao.

- Sự phối kết hợp giữa bộ phận kế hoạch và kiểm tra kiểm soát chưa tốt, việc xử lý kỷ luật kế hoạch còn hạn chế.

- Việc xử lý vi phạm, kỷ luật kế hoạch dựa trên cở sở vi phạm mức dư nợ, dư có chưa phản ánh đúng kết quả huy động vốn của chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 80 - 82)