Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 98)

Ngân hàng Nhà nước cần hỗ trợ, cung cấp chi tiết, kịp thời hơn cho các ngân hàng thương mại về thông tin, chính sách, định hướng phát triển lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Tập trung xây dựng và hoàn thiện các chính sách tiền tệ, tín dụng thúc đẩy phát triển nghiệp vụ ngân hàng

Đổi mới chính sách tiền tệ theo hướng sử dụng đồng bộ, linh hoạt. Trong đó cần khuyến khích tiết kiệm, tập trung vốn nhàn rỗi đầu tư cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng cạnh tranh lành mạnh, tự chủ trong kinh doanh. Ngân hàng Nhà nước cần dùng lãi suất làm “đòn bẩy” thúc đẩy các ngân hàng thương mại chú trọng huy động vốn. Muốn vậy Ngân hàng Nhà nước cần điều hành lãi suất theo quan hệ cung cầu trên thị trường, không nên áp đặt hành chính như hiện nay.

Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước cần củng cố, lành mạnh hóa và không ngừng nâng cao vị thế của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Đứng ra tổ chức các cuộc hội thảo giữa các ngân hàng thương mại để tạo ra sự thống nhất trong định hướng phát triển, trong hoạt động tín dụng.

5.2.2. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam

- Thứ nhất: Hoàn thiện cơ chế quản lý huy động vốn trong thời gian tới, với mục tiêu giữ vững nguồn vốn, tạo lập nền khách hàng bền vững và tăng trưởng mạnh mẽ quy mô vốn đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng. Hội sở chính cần tiếp tục tạo sự linh hoạt tối đa cho các chi nhánh trong việc tăng cường năng lực cạnh tranh giữa các địa bàn trên cơ sở lãi suất FTP mua vốn với hội sở chính. Lãi suất FTP mua vốn cần sát với diễn biến thị

trường để tạo điều kiện thuận lợi cho các chi nhánh đẩy mạnh hoạt động huy động vốn. Đối với các khoản tiền gửi lớn, nếu chi nhánh cần có sự đồng ý của hội sở chính về chính sách lãi suất ưu đãi thì hội sở chính cần nhanh chóng đưa ra quyết định, tránh việc khách hàng bỏ đi, mất cơ hội kinh doanh của các chi nhánh. Hội sở chính cũng cần có thêm cơ chế động lực khen thưởng đối với những chi nhánh có thành tích tốt trong công tác huy động vốn, nhằm khuyến khích các chi nhánh nỗ lực trong công việc.

- Thứ hai: Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, thị phần giảm sút do sự phát triển của các ngân hàng cổ phần, với một danh mục sản phẩm đa dạng sẽ tăng khả năng thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Mục tiêu để phát triển được thị phần huy động vốn song song với sử dụng vốn hiệu quả cần tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ truyền thống bên cạnh việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, tạo sự khác biệt với các ngân hàng khác.

- Thứ ba: Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Công nghệ thông tin có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại ngoài việc thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch cũng góp phần không nhỏ trong việc giảm bớt những thao tác không cần thiết để tăng hiệu quả làm việc của cán bộ nhân viên. Hội sở chính cần nghiên cứu tìm kiếm các nhà thầu có uy tín để nâng cấp và hiện đại phần mềm, chương trình ứng dụng hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu nghiệp vụ. Cùng với đó cũng cần sửa đổi, chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ để phù hợp với các nghiệp vụ ngày càng đa dạng và phức tạp. Chủ động tiếp nhận chuyển giao công nghệ ngân hàng hiện đại, chú trọng các ứng dụng ngân hàng cốt lõi từ đó phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

- Thứ tư: Tăng cường công tác marketing, quảng bá sản phẩm Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có lợi thế là một ngân hàng lâu đời do đó được nhiều khách hàng biết tới. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, sự bùng nổ của hệ thống ngân hàng thời kỳ hậu WTO đã khiến cho thị phần của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có sự giảm sút. Do đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong công tác quảng cáo hình ảnh ngân hàng mình trên các phương tiện đại chúng, thường xuyên thông tin tới khách hàng những sản phẩm, dịch vụ, tiện ích mới của Ngân hàng để cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ. Tận dụng các mối quan hệ với các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn để quảng bá hình ảnh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ABbank (2016). Báo cáo thường niên ABbank năm 2016.

2. BIDV Chi nhánh Bắc Ninh (2014). Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2014. 3. BIDV Chi nhánh Bắc Ninh (2015). Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2015. 4. BIDV chi nhánh Bắc Ninh (2016a). Báo cáo thường niên năm 2016.

5. BIDV Chi nhánh Bắc Ninh (2016b). Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2016. 6. BIDV chi nhánh Bắc Ninh (2016c). Cơ chế quản lý vốn tập trung tại BIDV – tài

liệu đào tạo nội bộ.

7. Federic S. Minskin (1995). Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

8. Học viện Tài chính (2010), Lý thuyết tài chính – tiền tệ. NXB Tài chính, Hà Nội. 9. Lê Văn Tư (2004). Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội. 10. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2003), Luật các tổ chức tín dụng (2009),

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. MBbank (2016). Báo cáo thường niên MBbank năm 2016.

12. Nguyễn Hữu Tài (2009). Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

13. Phan Thị Thu Hà (2007). Ngân hàng thương mại. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

14. Quốc hội (2003). Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2003). NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Quốc hội (2010). Luật các tổ chức tín dụng (2010). NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Thái Văn Đại (2009). Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 98)