Tổ chức thực hiện huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 59 - 71)

4.1.2.1. Tổ chức thực hiện huy động vốn

- Xây dựng chương trình hành động đưa kế hoạch vào thực hiện. Trong kế hoạch triển khai nêu rõ những nội dung thực hiện, thời gian thực hiện, các nguồn lực được phân bổ, nhiệm vụ của từng phòng, cá nhân trong thực hiện kế hoạch. Lãnh đạo chi nhánh giao thực hiện kế hoạch theo hàng quý đến các phòng. Các phòng chỉ đạo thực hiện giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng cán bộ trên cơ sở năng lực của cán bộ.

- Thực hiện xây dựng cơ cấu nền khách hàng ổn định, bền vững trên hoạt động huy động vốn, dịch vụ.

- Hàng năm thực hiện rà soát lại nền khách hàng của chi nhánh, xác định nhóm khách hàng có mức độ ổn định cao, đem lại tổng hòa lợi ích lớn để tăng cường chăm sóc.

- Tập trung phát triển mới các đối tượng khách hàng có năng lực tài chính tốt, các khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực được ưu tiên của tỉnh (Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ; nông nghiệp chất lượng cao....) nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp FDI.

- Tích cực tăng nền khách hàng cá nhân thông qua tiếp thị dịch vụ đẩy lương đối với các đơn vị trả lương đồng thời tăng cường phát triển dịch vụ đối với các khách hàng cá nhân này.

- Vào quý 4 năm tài chính dưới sự chỉ đạo của Hội sở chính, lãnh đạo chi nhánh giao Phòng Kế hoạch – Tài chính là đầu mối phân bổ các chỉ tiêu thực hiện về hoạt động huy động vốn của năm tiếp theo cho các phòng trên cơ sở thực hiện kết quả kinh doanh của từng phòng trong năm tài chính. Các chỉ tiêu về huy

động vốn được quản lý thống nhất tại Chi nhánh phải chủ động tìm các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu huy động vốn được giao, hiện tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển chi nhánh Bắc ninh đang quản lý các chỉ tiêu thực hiện huy động vốn cụ thể qua bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2. Chỉ tiêu thực hiện huy động vốn của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn năm 2014 – 2016

TT Tên phòng

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tổng huy động vốn 2.271 100 2.841 100 3.398 100 1 Phòng KHDN và GDKHDN 483 21,27 597 21,01 708 20,84 2 Phòng KHCN và GDKHCN 561 24,70 695 24,46 823 24,22 3 Phòng giao dịch Quế Võ 110 4,84 220 7,74 230 6,77

4 Phòng giao dịch Tiên Sơn 172 7,57 202 7,11 289 8,51

5 Phòng giao dịch Gia Bình 105 4,62 130 4,58 161 4,74

6 Phòng giao dịch Yên Phong 200 8,81 200 7,04 233 6,86

7 Phòng giao dịch Thuận Thành 96 4,23 100 3,52 132 3,88

8 Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo 163 7,18 230 8,10 273 8,03

9 Phòng giao dịch Ngô Gia Tự 125 5,50 184 6,48 203 5,97

10 Phòng giao dịch Lý Thường Kiệt 101 4,45 102 3,59 150 4,41

11 Phòng giao dịch Nguyễn Trãi 88 3,87 98 3,45 103 3,03

12 Phòng giao dịch Tiên Du 67 2,95 83 2,92 93 2,74

Nguồn: BIDV Bắc Ninh Dựa vào bảng 4.2 cho thấy chỉ tiêu thực hiện huy động vốn của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển chi nhánh Bắc Ninh có sự biến động theo chiều hướng tích cực tăng dần qua các năm của từng phòng.

Nhìn vào bảng cho thấy chỉ tiêu thực hiện huy động giai đoạn 2014 - 2016 tại các phòng đều có sự tăng trưởng cụ thể; Phòng KHDN và GDKHDN tăng từ 483 tỷ đồng – 597 tỷ đồng chiếm ~21% tổng huy động vốn tại Chi nhánh; Phòng KHCN và GDKHCN tăng từ 561 tỷ đồng – 823 tỷ đồng chiếm ~ 25% tổng huy động vốn, các phòng trên đặt tại Chi nhánh nên luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng huy động vốn. Phòng giao dịch Quế Võ năm 2015 nguồn vốn tăng mạnh chiếm tỷ trọng là 7,74% do thu hút được nguồn vốn của khách hàng FDI là Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi đặc khu Hope Việt Nam; Phòng giao dịch Tiên Sơn năm 2016 nhờ tích cực trong công tác tìm kiếm khách hàng tiền gửi mới nên nguồn vốn tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 năm là 8,51%; Phòng giao dịch Yên Phong 2014 thu hút được nguồn vốn từ khách hàng lớn là công ty

TNHH Flexcom Việt Nam nên nguồn vốn của phòng tăng vượt chỉ tiêu, chiếm tỷ trọng là 8,81%. Có thể nói 3 phòng giao dịch trên nằm trong khu công nghiệp nên thực hiện chỉ tiêu huy động vốn tương đối tốt. Phòng giao dịch Gia Bình và Thuận Thành là 2 phòng nằm trên địa bàn thị trấn khách hàng chủ yếu là dân cư nên huy động vốn chiếm tỷ trọng ~ 4% đến ~ 5%. Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo, Ngô Gia Tự, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi và Tiên Du huy động vốn chiếm tỷ trọng ~ 3% đến ~ 7% trong tổng huy động vốn, do các phòng giao dịch nằm trên địa bàn TP Bắc Ninh có rất nhiều chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn cùng hoạt động nên có sự cạnh tranh gay gắt về nguồn vốn nên chỉ tiêu nguồn vốn chiếm tỷ trọng nhỏ.

4.1.2.2. Tình hình huy động vốn

Nằm trên địa bàn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng thương mại cổ phần với mức lãi suất hấp dẫn và linh hoạt, các sản phẩm phong phú. Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển chi nhánh Bắc Ninh luôn cố gắng hết mình trong công tác huy động vốn.

Bảng 4.3. Thực hiện huy động vốn của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn năm 2014- 2016

Chỉ tiêu Năm 2014 (tỷ đồng) Năm 2015 (tỷ đồng) Năm 2016 (tỷ đồng) So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 quân Bình Huy động vốn theo loại tiền tệ 2.271 2.841 3.398 125,10 119,61 122,32

+ Nội tệ 2.096 2.585 3.024 123,33 116,98 120,11 + Ngoại tệ (quy VND) 175 256 374 146,29 146,09 146,19

Huy động vốn theo đối tượng 2.271 2.841 3.398 125,10 119,61 122,32

+ Tiền gửi dân cư 1.144 1.660 2.108 145,10 126,99 135,74 + Tiền gửi của tổ chức kinh tế 1.127 1.181 1.290 104,79 109,23 106,99 Nguồn: BIDV Bắc Ninh Trong giai đoạn 2014 - 2016 vừa qua, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn và thách thức lớn của nền kinh tế với nhiều biến động, tuy nhiên Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển chi nhánh Bắc Ninh đã đạt được những kết quả khá thành công trong công tác huy động vốn, nguồn vốn không ngừng tăng trưởng qua các năm, cụ thể:

Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền

đóng vai trò chủ chốt trong tổng huy động vốn và tăng dần qua 3 năm, tương đối khá ổn định. Năm 2014, tổng huy động vốn đạt 2.271 tỷ đồng, huy động vốn nội tệ đạt 2.096 tỷ đồng, huy động vốn ngoại tệ đạt 175 tỷ đồng; Năm 2015, tổng huy động vốn đạt 2.841 tỷ đồng (tăng 125,10%) so với năm 2014, trong đó huy động vốn nội tệ tăng 123,33%, huy động vốn ngoại tệ tăng 146,29%. Nhưng đến năm 2016, tổng huy động vốn đạt 3.398 tỷ đồng (tăng 119,61%) so với năm 2015, huy động vốn nội tệ tăng 116,98%, huy động vốn ngoại tệ tăng là 146,09%. Với số liệu qua 3 năm huy động vốn bình quân chiếm 122,32% có thể nói huy động vốn nội tệ là nguồn huy động chính của Chi nhánh, lượng tiền huy động được khá lớn và chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng huy động vốn. Tỷ trọng này cho thấy khả năng hút nội tệ của Chi nhánh rất lớn so với thị trường. Điều này cho thấy chính sách huy động vốn nội tệ của Chi nhánh đã đi đúng hướng nên mang lại hiệu quả huy động cao.

Bên cạnh đó huy động vốn bằng ngoại tệ cũng rất quan trọng, chi nhánh luôn quan tâm và có những biện pháp thực tế để tăng huy động vốn ngoại tệ vì lãi suất huy động USD bằng không. Ngân hàng cần nâng cao các dịch vụ thu hút đồng ngoại tệ như: kinh doanh mua bán ngoại tệ, tài trợ các hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ kiều hối… để đáp ứng nhu cầu cho vay cũng như đảm bảo tính thanh khoản ngoại tệ trong ngân hàng. Kết hợp cùng với việc Chi nhánh đã triển khai một số chương trình tiết kiệm dự thưởng, đa dạng hóa hình thức lãi suất phù hợp và hấp dẫn với thị trường. Tuy nhiên tỷ trọng của huy động vốn ngoại tệ không cao, do từ năm 2011 NHNN đã ban hành một loạt chính sách nhằm hạn chế tín dụng ngoại tệ, chống tình trạng đôla hóa nền kinh tế và ổn định giá trị đồng nội tệ.

Việc huy động vốn theo nội tệ hay ngoại tệ đều có vai trò rất quan trọng đối với ngân hàng vì vậy ngân hàng cần tranh thủ tất cả nguồn vốn có thể huy động được để có thể nâng cao hiệu quả huy động vốn cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Ngân hàng cần duy trì mức tăng này và khai thác sâu hơn huy động vốn ngoại tệ vì nó rất có tiềm năng lại phục vụ tốt cho ngân hàng trong việc đẩy mạnh kinh doanh ngoại tệ.

Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng

Theo cơ cấu huy động vốn theo đối tượng được hình thành từ các nguồn: tiền gửi dân cư và tiền gửi của tổ chức kinh tế. Năm 2014 huy động vốn dân cư đạt 1.144 tỷ đồng, huy động vốn khách hàng TCKT đạt 1.127 tỷ đồng. Năm

2015, huy động vốn dân cư đạt 1.660 tỷ đồng, tăng 145,10% so với năm 2014, HĐV khách hàng TCKT đạt 1.181 tỷ đồng, tăng 104,79% so với năm 2014. Đến năm 2016, huy động vốn dân cư tăng trưởng tốt, ổn định, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng huy động vốn của toàn chi nhánh, huy động vốn dân cư đạt 2.108 tỷ đồng, tăng 126,99% so với năm 2015, huy động vốn khách hàng TCKT nhờ tích cực trong công tác tìm kiếm khách hàng tiền gửi mới, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI có tiềm năng về tiền gửi, huy động vốn khách hàng TCKT đạt 1.290 tỷ đồng, tăng 109,23% so với năm 2015.

Nhìn vào bảng cho thấy huy động vốn chủ yếu là nguồn vốn huy động từ dân cư, đây là nguồn vốn huy động quan trọng bậc nhất của ngân hàng. Có thể thấy trong giai đoạn từ năm 2014 - 2016 huy động vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng cao hơn so với huy động vốn từ các tổ chức kinh tế dao động từ 126% - 145% trong tổng huy động vốn của Chi nhánh. Cụ thể quy mô huy động vốn dân cư bình quân tăng lên đáng kể là 135,74%. Có được sự tăng trưởng trên là nhờ Chi nhánh đã thấy được tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ (chính sách thu hút linh hoạt, các chương trình chăm sóc khách hàng có hiệu quả...) kết hợp với việc mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ. Đây là mức huy động cao và đã góp phần gia tăng nền vốn theo đúng mục tiêu tái cơ cấu đã xây dựng, là thành quả nỗ lực không ngừng của cả Chi nhánh.

Tóm lại, cơ cấu vốn trong 3 năm gần đây được thay đổi về chất theo hướng phát triển ổn định và bền vững. Cơ cấu này là hợp lý vì đối tượng dân cư chủ yếu là khách hàng cá nhân là đối tượng có nhu cầu tiết kiệm cao bên cạnh những nhu cầu khác như nhu cầu thanh toán, nhu cầu tiện ích… Đồng thời kênh gửi tiền và ngân hàng là một trong những kênh đầu tư hiệu quả của đối tượng này. Trong khi đối tượng là tổ chức kinh tế lại quan tâm đến những cơ hội đầu tư bên ngoài và tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh hơn là gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi, mục đích của họ khi gửi tiền vào ngân hàng là phục vụ nhu cầu thanh toán và sử dụng các tiện ích khác. Dẫn đến huy động vốn từ các tổ chức kinh tế thường dưới dạng tài khoản thanh toán khiến ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản cao thì huy động vốn từ dân cư phần lớn luôn được ngân hàng duy trì ổn định, thường được gửi vào ngân hàng dưới dạng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn hoặc các giấy từ có giá khác nên Ngân hàng có thể có kế hoạch đầu tư trung và dài hạn.

Tuy nhiên xét về phía ngân hàng, việc gia tăng tiền huy động từ các tổ chức kinh tế về cả quy mỗ lẫn tỷ trọng đem lại lợi ích lớn, bởi loại tiền gửi huy động được này thường có số lượng lớn xét trên từng món tiền gửi, trong khi tiền gửi của dân cư xét trên từng món tiền gửi thường thấp hơn nên mặc dù tổng huy động loại huy động này cao hơn tổng tiền gửi của các tổ chức kinh tế nhưng ngân hàng phải quản lý một lượng tài khoản lớn hơn rất nhiều so với số lượng tài khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Điều này làm cho ngân hàng tốn nhiều chi phí quản lý và theo dõi tài khoản hơn cũng như gia tăng các chi phí phát sinh kèm theo.

4.1.2.3. Tình hình sử dụng vốn

Giai đoạn 2014 – 2016, do tác động của các yếu tố kinh tế thế giới phục hồi chậm và đối mặt với nhiều rủi ro, tác động tới đà phát triển của kinh tế Việt Nam, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và thu ngân sách nhà nước. Thêm vào đó trong giai đoạn này Việt Nam chịu khó khăn, thách thức do ảnh hưởng thiên tai như tình trạng rét đậm, rét hại, bão lũ, hạn hán ở Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở ĐBSCL, sự cố môi trường biển và lũ lụt tại các tỉnh miền Trung... làm gia tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp, sức cạnh tranh giảm, hàng tồn kho tăng, ảnh hưởng đến hoạt động và tình hình tài chính doanh nghiệp. Trong tình hình đó, Chi nhánh xác định nhiệm vụ chủ yếu là tăng cường kiểm soát và điều hành hoạt động tín dụng bám sát giới hạn và nguồn vốn huy động, cơ cấu được BIDV trung ương giao.

Bảng 4.4. Sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn năm 2014- 2016

Chỉ tiêu Năm 2014 (tỷ đồng) Năm 2015 (tỷ đồng) Năm 2016 (tỷ đồng) So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 Bình quân Dư nợ tín dụng theo loại

tiền tệ 1.680 2.098 2.800 124,88 133,46 129,10

+ Nội tệ 1.126 1.385 1.820 123,00 131,41 127,14 + Ngoại tệ (quy VND) 554 713 980 128,70 137,45 133,00

Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn 1.680 2.098 2.800 124,88 133,46 129,10

+ Dư nợ ngắn hạn 1.257 1.567 2.130 124,66 135,93 130,17 + Dư nợ trung, dài hạn 423 531 670 125,53 126,18 125,85 Nguồn: BIDV Bắc Ninh

Với việc triển khai quyết liệt đồng bộ các biện pháp khuyến khích gia tăng tín dụng từ NHNN và BIDV, Chi nhánh đã xác định mục tiêu phát triển dư nợ đối với các khách hàng tốt, hiệu quả. Đến 31/12/2014, tổng dư nợ tín dụng đạt 1.680 tỷ đồng, đảm bảo tuân thủ giới hạn tín dụng: Dư nợ tín dụng nội tệ là 1.126 tỷ đồng, dư nợ tín dụng ngoại tệ là 554 tỷ đồng; dư nợ ngắn hạn đạt 1.257 tỷ đồng, dư nợ trung dài hạn đạt 423 tỷ, đáp ứng một phần nhu cầu vốn của các các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh Bắc Ninh song vẫn tuân thủ kiểm soát giới hạn an toàn theo đúng mục tiêu tại Đề án tái cơ cấu của Chi nhánh.

Đến 31/12/ 2015, tổng dư nợ tín dụng đạt 2.098 tỷ đồng, bình quân dư nợ tăng 124,88% so với năm 2014 trong đó dư nợ nội tệ là 1.385 tỷ đồng (tăng 123%) so với năm 2014, dư nợ ngoại tệ là 713 tỷ đồng (tăng 128,70%) so với năm 2014, dư nợ ngắn hạn đạt 1.567 tỷ đồng (tăng 124,66%) so với năm 2014, dư nợ trung dài hạn đạt 531 tỷ đồng (tăng 125,53%) so với năm 2014; Thông qua triển khai đồng bộ các biện pháp như thường xuyên rà soát chất lượng tín dụng tại Chi nhánh, thường xuyên đánh giá công tác phân loại nợ; đánh giá khả năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 59 - 71)