3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Nguồn: UBND huyện Đông Anh (2018) Đông Anh là một huyện ngoại thành ở cửa ngõ phía Bắc thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ và du lịch đã được Chính phủ và thành phố phê duyệt. Huyện là đầu mối giao thông quan trọng nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc. Toàn huyện có 23 xã là các xã Bắc Hồng, Cổ Loa, Dục Tú, Đại Mạch, Đông Hội, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tàm Xá, Thuỵ Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội, Việt Hùng, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn, Vĩnh Ngọc và Thị trấn Đông Anh. Huyện có tổng diện tích là 18.230 ha với phía
Đông, Đông bắc giáp tỉnh Bắc Ninh; phía Nam giáp sông Hồng; phía Đông Nam giáp huyện Gia Lâm; phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc; phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn (UBND huyện Đông Anh, 2018).
Trên địa bàn huyện có hai tuyến đường sắt chạy qua: tuyến Hà Nội - Thái Nguyên và tuyến Hà Nội - Yên Bái. Cảng hàng không quốc tế Nội Bài được nối với nội thành Hà Nội bằng đường quốc lộ 3 và đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài, đoạn chạy qua huyện Đông Anh dài 7,5 km. Có thể thấy, Đông Anh là huyện có lợi thế lớn về giao thông. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu giữa Hà Nội với các tỉnh Đông Bắc và là cửa ngõ giao lưu quốc tế của đất nước. Đây cũng là tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện (UBND huyện Đông Anh, 2018).
3.1.1.2. Khí hậu, thời tiết
Huyện Đông Anh mang các đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Một năm chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa hanh khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Giữa 2 mùa nóng ẩm và khô hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo ra một dạng khí hậu 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,5oC, mùa nóng nhiệt độ trung bình tháng đạt 27,4oC. Lượng mưa trung bình năm 1400 – 1600mm. Mưa tập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 7, tháng 8, vào mùa này thường gây hiện tượng ngập úng cho các vùng trũng. Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.500 giờ, thấp nhất 1.150 giờ, cao nhất 1.970 giờ (UBND huyện Đông Anh, 2018).
3.1.1.3. Đặc điểm về đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của Đông Anh là 18.230 ha, bao gồm cả một phần diện tích sông Hồng, sông Đuống và vùng đất bãi ven sông. Đất vùng ven sông nhiều phù sa, được bồi đắp màu mỡ, đất nội đồng độ phì nhiêu kém, 70% là đất bạc màu.
Đất bình quân ở đô thị tại thị trấn Đông Anh là 212 m2/hộ. Bình quân đất nông nghiệp cho một lao động là 0,051 ha/lao động nông nghiệp. Đây là mức rất thấp so với bình quân chung của vùng đồng bằng sông Hồng. Trong huyện còn có khá lớn diện tích được sử dụng cho mục đích quân sự, bao gồm các cơ sở quốc phòng, các cơ sở đào tạo của quân đội (UBND huyện Đông Anh, 2018).
nhóm như sau:
- Đất phù sa được bồi hàng năm có diện tích 790,8 ha ở ven đê sông Hồng, sông Đuống và 272,2 ha ở ven sông Cà Lồ. Đặc điểm chung của loại đất này là có tầng đất dày, thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng mùn và chất dinh dưỡng tương đối cao, kết cấu tơi, xốp, giữ nước, giữ phân tốt.
- Đất phù sa không được bồi hàng năm có diện tích 5117,5 ha tập trung ở khu vực trong đê, đất này được phát triển trên đất phù sa cổ. Đặc điểm nhóm đất này là tầng canh tác trung bình, có thành phần cơ giới nhẹ và trung bình, hàm lượng dinh dưỡng khá đến trung bình.
- Đất phù sa úng nước, có 355 ha phân bổ ở địa hình trung thuộc các xã Việt Hùng, Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Thụy Lâm,... loại đất này bị biến đổi do thời gian bị ngập lâu, đất chua đến rất chua.
- Đất xám bạc màu, có diện tích 3154,9 ha phân bố ở các xã Nam Hồng, Bắc Hồng, Vân Nội, Uy Nỗ, Tiên Dương, Xuân Nộn,... loại đất này có tầng canh tác nông, thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu rời rạc, giữ phân, giữ nước kém, đất chua và nghèo dinh dưỡng.
- Đất nâu vàng, diện tích 298,6 ha, phân bố trên địa hình cao, vàn cao, đất nghèo dinh dưỡng, thành phần cơ giới trung bình (UBND huyện Đông Anh, 2018).
Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện được thể hiện dưới bảng 3.1: Ở bảng 3.1 ta thấy, diện tích đất nông nghiệp năm 2018 của toàn huyện là 22.241,66 ha, chiếm tỷ lệ 62,60% so với tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Điều đó cho thấy Đông Anh có nền nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện phụ thuộc chủ yếu vào sự phát triển của ngành sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, có hệ thống sản xuất hợp lý sẽ góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn nói chung và cộng đồng lao động nghèo nói riêng. Năm 2018 được bổ sung thêm 200,8 ha từ nguồn đất chưa sử dụng vào trồng rừng và nuôi trồng thủy hải sản. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp có chiều hướng giảm từ 64,94% năm 2016 xuống còn 63,84% năm 2018, lý do là chuyển một số diện tích nông nghiệp có năng suất thấp trên địa bàn huyện sang phục vụ cho một số công trình phi nông nghiệp và quá trình đô thị hóa.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Đông Anh qua 3 năm (2016- 2018)
Loại đất ĐVT
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%)
SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên Ha 35.528,06 100,00 35.528,06 100,00 35.528,06 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Đất nông nghiệp Ha 22.153,00 62,35 22.353,80 62,92 22.241,66 62,60 100,91 99,50 100,20
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp Ha 14.385,27 64,94 14.326,76 64,09 14.199,55 63,84 99,59 99,11 99,35
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm Ha 11.021,92 76,62 10.939,46 76,36 10.926,73 76,95 99,25 99,88 99,56
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm Ha 3.363,35 23,38 3.387,30 23,64 3.272,82 23,05 100,71 96,62 98,64
1.2 Đất lâm nghiệp Ha 6.941,35 31,33 7.066,83 31,61 7.036,13 31,63 101,81 99,56 100,68
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản Ha 734,00 3,31 867,83 3,88 913,30 4,11 118,23 105,24 111,55
1.4 Đất diêm nghiệp Ha 87,57 0,40 87,57 0,39 87,57 0,39 100,00 100,00 100,00
1.5 Đất nông nghiệp khác Ha 4,81 0,02 4,81 0,02 5,11 0,02 100,00 106,24 103,07
2. Đất phi nông nghiệp Ha 8.308,60 23,39 8.386,40 23,60 8.498,54 23,92 100,93 101,34 101,13
2.1 Đất ở Ha 756,40 9,10 772,66 9,21 788,85 9,28 102,15 102,09 102,12
2.2 Đất chuyên dung Ha 4.388,56 52,82 4.388,56 52,33 4.262,41 50,16 100,00 97,13 98,55
2.3 Đất phi nông nghiệp khác Ha 3.163,64 38,10 3.225,18 38,46 3.077,28 36,21 101,94 95,41 98,62
3. Đất chưa sử dụng Ha 5.166,47 14,54 4.787,86 13,48 4.787,86 13,48 92,67 100,00 96,27 Một số chỉ tiêu bình quân Đất nông nghiệp/khẩu NN m2 /ng 1.767,29 1.699,11 1.642,15 Đất nông nghiệp/ LĐNN m2/lđ 4.178,71 4.267,30 4.246,19 22 download by : skknchat@gmail.com
Diện tích đất lâm nghiệp có xu hướng tăng, mặc dù thời gian qua huyện đã có nhiều chủ trương về mở rộng diện tích trồng rừng song diện tích tăng không nhiều. Từ 31,3% năm 2016 đến 31,63% năm 2018, tức tăng 94,78 ha (đất đồi núi chưa sử dụng 1.654,01 ha).
Đất chưa sử dụng có xu hướng ngày càng giảm từ 5.166,47 ha năm 2016 xuống còn 4.787,86 ha năm 2018, số đất này được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau nhưng vẫn tập trung chủ yếu là cải tạo ao hồ, mặt nước nuôi trồng thủy sản, trồng cây lâm nghiệp, mở rộng diện tích đất ở...
Từ bảng 3.1 cho thấy, tiềm năng đất của Đông Anh còn khá lớn trong số 4.787,86 ha đất chưa sử dụng năm 2018 có 1.654,01 ha đất có khả năng lâm nghiệp, 2.997,82 ha đất bằng chưa sử dụng có thể đưa vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản. Hiện nay hệ số sử dụng đất nông nghiệp của huyện chưa cao, tính bình quân chung đạt 2,1 lần có khả năng tăng lên 2,5 lần. Năng suất sinh lợi của cây trồng, vật nuôi còn nhiều tiềm ẩn, nếu tích cực áp dụng giống mới, có chế độ canh tác khoa học hợp lý thì sẽ đưa được năng suất tăng 1,3 – 1,4 lần so với hiện nay.
3.1.1.4. Thuỷ văn, nguồn nước
Sông Hồng chạy theo ranh giới huyện từ xã Đại Mạch đến xã Xuân Canh, có chiều dài 16 km là ranh giới giữa Đông Anh với quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm. Đây là con sông có ý nghĩa quan trọng với vùng đồng bằng sông Hồng nói chung và với Đông Anh nói riêng.
Sông Đuống bắt nhánh với sông Hồng, chảy qua phía Nam của huyện, giáp ranh giữa Đông Anh và Gia Lâm, đoạn chảy qua huyện có chiều dài 5 km từ xã Xuân Canh đến Mai Lâm. Cả hai con sông này là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và tạo thành dải đất phù sa được bồi đắp hàng năm khá lớn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ngắn ngày. Nhưng vào mùa mưa, mực nước của hai con sông rất thất thường, dễ gây lụt lội làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống. Vì vậy, cần chú ý đến tình trạng đê điều.
Sông Cà Lồ chảy dọc theo ranh giới phía Bắc của huyện, đoạn chạy qua huyện dài khoảng 9 km, có lưu lượng nước không lớn và ổn định hơn, cung cấp lượng phù sa không đáng kể, nhưng là nguồn cung cấp nước tưới cho các xã phía Bắc và phía Đông của huyện.
Vĩnh Phú) chảy về địa phận Đông Anh qua 10 xã và đổ ra sông Ngũ Huyện Khê. Ngoài hệ thống sông, Đông Anh còn có đầm Vân Trì là một đầm lớn, có diện tích 130 ha, mực nước trung bình là 6 m, cao nhất là 8,5 m, thấp nhất là 5 m, đầm này được nối thông với sông Thiếp, có vai trò quan trọng trong việc điều hoà nước. Ngoài những nguồn nước trên mặt đất, Đông Anh còn có những tầng chứa nước với hàm lượng cao. Nước ngầm có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và đời sống nhân dân trong huyện. Nước ngầm ở Đông Anh lại luôn được bổ sung, cung cấp từ nguồn nước giàu có của sông Hồng.