Công tác quy hoạch, lập kế hoạch đầu tư công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư công trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 49 - 54)

4.1.1.1. Hê ̣ thống trường học và cơ sở vật chất ngành giáo dục đào tạo huyê ̣n Đông Anh

Bảng 4.1. Thực trạng mạng lưới trường học trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2010-2015 TT Trường 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1 Trường mầm non 24 25 26 27 27 29 Trong đó đạt chuẩn 0 2 2 2 2 2 2 Trường tiểu học 27 29 29 29 29 29 Trong đó đạt chuẩn 6 8 10 12 14 14 3 Trường THCS 25 25 25 25 25 25 Trong đó đạt chuẩn 2 0 0 4 6 9 4 Trường THPT 7 7 7 9 9 10

Nguồn: Phòng Giáo du ̣c huyê ̣n Đông Anh (2018)

Hệ thống trường học trên địa bàn huyện Đông Anh hiện nay gồm:

- Trường trung học phổ thông (THPT): 10 trường, trong đó 6 trường công lập và 4 trường dân lập. Trường THPT Bắc Thăng Long là trường công lập mới nhất được thành lập tại xã Kim Chung với quy mô 2,8ha, tổng vốn đầu tư khoảng 76 tỷ đồng. Các trường THPT dân lập hiện có gồm: trường THPT Ngô Tất Tố, trường THPT An Dương Vương, trường THPT Phạm Ngũ Lão, trường THPT Hồng Bàng.

- Trường Trung học cơ sở (THCS): 25 trường (mỗi xã có 01 trường THCS, riêng xã Uy Nỗ có 2 trường), trong đó có 8 trường đạt chuẩn quốc gia.

- Trường tiểu học: 29 trường tiểu học (mỗi xã có 01 trường tiểu học, riêng thị trấn Đông Anh và các xã Liên Hà, Thụy Lâm, Nguyên Khê có 2 trường), trong đó có 14 trường đạt chuẩn quốc gia.

- Trường mầm non: 29 trường mầm non, trong đó có 3 trường đạt chuẩn quốc gia. Có 26 nhà trẻ/nhóm trẻ ngoài công lập.

trường Trung học chuyên nghiệp (THCN), dạy nghề và bồi dưỡng cán bộ. Hiện chưa có trường đại học nào đóng trên địa bàn huyện.

Tất cả các xã/thị trấn đều có trường mầm non, trường tiểu học và trường THCS, có xã/thị trấn có 2 trường như nêu trên. Nhìn chung, Đông Anh đã có mạng lưới trường, lớp đồng bộ, rộng khắp, phân bố đều trong toàn huyện, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân.

Công tác xã hội hóa giáo dục ở Đông Anh được đẩy mạnh và ngày càng được nhân dân quan tâm hưởng ứng tích cực, nhất là ở bậc học PTTH và giáo dục mầm non. Hiện tại Đông Anh có 4 trường PTTH và hàng chục nhà trẻ, trường mầm non dân lập. Tuy nhiên, cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục của các trường dân lập ở Đông Anh hiện còn thấp so với các trường công lập.

Cơ sở vật chất của các trường học:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy, học được ưu tiên đầu tư phát triển đồng bộ. Công tác đầu tư xây dựng nhằm cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất các trường học ở Đông Anh được thực hiện hàng năm và đã có kết quả tích cực. Hầu hết các trường học trên địa bàn huyện Đông Anh đã và đang được đầu tư xây dựng kiên cố, cao tầng, đảm bảo điều kiện học tập tốt cho con em trong huyện. Đến nay, Đông Anh đã cơ bản hoàn thành chương trình kiên cố hóa trường học và từng bước hiện đại hóa trường lớp. Đã hoàn thành chương trình chiếu sáng học đường, tất cả các phòng học đều đảm bảo đủ đèn chiếu sáng. Đồ dùng dạy học, giáo cụ được đầu tư bổ sung, nâng cấp thường xuyên. 22 trường có thư viện đạt chuẩn. Các trang thiết bị mới hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy như bảng chống lóa, máy chiếu... cũng đang từng bước được đầu tư cho các trường.

Chương trình chuẩn hóa trường học đang được huyện tập trung thực hiện. Hiện đã có 25 trường do Đông Anh quản lý được công nhận đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 32%. Đông Anh cũng đã triển khai xây dựng 3 trường học tiêu biểu ở 3 cấp học đạt hiệu quả tốt.

4.1.1.2. Quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo

a) Về quan điểm phát triển:

- Phát triển giáo dục và đào tạo gắn kết chặt chẽ với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Xác định giáo dục và đào tạo là khâu đột phá trong việc tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, các ngành dịch vụ chất lượng

cao trên địa bàn huyện.

- Phát triển giáo dục toàn diện: Tri thức - Thể chất - Nhân cách người Hà Nội thanh lịch - văn minh.

- Xây dựng mỗi cấp học, ngành học đều có các trường học tiên tiến chất lượng cao theo hướng hiện đại, tiến tới hội nhập khu vực và thế giới.

- Phấn đấu xây dựng Đông Anh thành trung tâm dạy nghề và cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cao cho Thủ đô và các tỉnh lân cận (Đông Anh nằm ở trung tâm của khu vực có nhiều khu công nghiệp tập trung quy mô lớn của Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc).

b) Về mục tiêu phát triển:

- Xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, đào tạo nghề của huyện cả về quy mô và chất lượng thuộc loại đi đầu trong các huyện ngoại thành Hà Nội.

- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia trên 55% năm 2015, trên 75% năm 2020. - Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập bậc tiểu học và trung học cơ sở. - Giáo dục mầm non: Nâng tỷ lệ các cháu trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp đạt trên 99% kể từ năm 2015.

- Giáo dục tiểu học: Tỷ lệ huy động trẻ đi học đúng độ tuổi (6-10 tuổi) đạt 100%. Tỷ lệ học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày đạt trên 90% vào năm 2015 và trên 95% vào năm 2020.

- Giáo dục trung học cơ sở: Tỷ lệ thiếu niên đi học đúng độ tuổi (11-14 tuổi) duy trì đạt 100%. Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở học 2 buổi/ngày đạt trên 50% vào năm 2015 và trên 90% vào năm 2020.

- Giáo dục trung học phổ thông: Tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông đạt 95% năm 2015 và 100% năm 2020.

- Đảm bảo 100% đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo đục đạt chuẩn nghề nghiệp; 100% cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn về lý luận chính trị và có trình độ đào tạo trên chuẩn.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện đạt 60% vào năm 2015 và đạt trên 70% năm 2020.

- Căn cứ trên cơ sở sự tăng trưởng dân số và phát triển đô thị những năm tới, nhanh chóng đầu tư xây dựng mới các trường học; giảm số lượng học sinh

trên mỗi lớp để nâng cao chất lượng giáo dục.

- Đào tạo mới và đào tạo lại nguồn nhân lực đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện.

- Chọn lọc, bồi dưỡng nhân tài về khoa học công nghệ, văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn cao phục vụ thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của huyện và thành phố.

c) Về định hướng quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo:

Bảng 4.2. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2011 - 2020

Dự án Trường công nhân kỹ thuật cao Việt Nam - Hàn Quốc

Dự án cải tạo, nâng cấp Trung tâm dạy nghề, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Phát triển các trường Trung học chuyên nghiệp dạy nghề

Dự án trường THPH chuyên Đông Anh Dự án trường quốc tế Đông Anh

Đầu tư xây dựng mới 10 trường tiểu học

Đầu tư xây dựng mới 10 trường trung học cơ sở Đầu tư xây dựng mới 5 trường trung học phổ thông Nâng cấp, xây dựng mới TTGDTX, TTGDLĐ xã hội

Nguồn: UBND huyê ̣n Đông Anh (2018) - Đầu tư xây dựng các trường học chất lượng cao trên địa bàn huyện; khuyến khích và ưu đãi đặc biệt với những nhà đầu tư đầu tư xây dựng trường học đẳng cấp quốc tế trên địa bàn huyện. Trong giai đoạn 2011-2020 phấn đấu xây dựng tối thiểu 01 trường dịch vụ chất lượng cao ở mỗi cấp học.

- Tập trung đẩy mạnh xây dựng các trường mầm non trên địa bàn huyện đạt chuẩn quốc gia.

- Tiếp tục xây dựng một số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học với chất lượng cao đang ngày càng tăng. Đầu tư xây dựng mới 8-10 trường tiểu học trong giai đoạn 2011-2020, tập trung tại các khu vực đông dân cư, khu đô thị mới; trong đó xây dựng 01-02 trường dịch vụ chất lượng cao.

- Củng cố các trường trung học cơ sở; xây dựng một số trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia. Phát triển các trường trung học cơ sở ngoài công lập để giảm chi phí đầu tư ngân sách nhà nước. Đầu tư xây dựng mới 8-10 trường trung

hướng dịch vụ chất lượng cao.

- Trong mạng lưới các trường trung học phổ thông, tập trung xây dựng các trường trung học phổ thông chất lượng cao. Giai đoạn 2011-2015 đầu tư xây dựng mới thêm 01 trường trung học phổ thông và giai đoạn 2016-2020 xây mới thêm 4-5 trường trung học phổ thông.

Kiến nghị Thành phố đầu tư xây dựng 01 trường THPH chuyên tại huyện Đông Anh để đáp ứng nhu cầu của khu vực phía Bắc Hà Nội (gồm các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn).

Để có thể đánh giá công tác quy hoa ̣ch đầu tư công ngành giáo du ̣c huyê ̣n Đông Anh, tác giả tiến hành điều tra các nhà quản lý theo số mẫu đã cho ̣n. Kết quả cho thấy, về cơ bản đa số các ý kiến đánh giá đều cho rằng: “Nô ̣i dung quy hoạch gắn kết với quy hoa ̣ch tổng thể phát triển KT-XH của huyê ̣n” (55,56%) và “Nô ̣i dung quy hoa ̣ch phù hợp với quy hoa ̣ch của ngành GD thành phố” (55,56%). Tuy nhiên, về chỉ tiêu đánh giá “Quy hoa ̣ch phát triển GD phù hợp với điều kiện thực tiễn của huyê ̣n” chı̉ có 10 ý kiến tương ứng 37,04% “ Đồng ý”, đa số các ý kiến đánh giá “Không đồng ý” (59,26%). Qua phỏng vấn sâu các nhà quản lý giáo du ̣c trên đi ̣a bàn được biết hiện nay số lượng các trường ho ̣c trên địa bàn còn quá thiếu so với nhu cầu, công tác quy hoa ̣ch bổ sung thêm số lượng các trường ho ̣c đặc biê ̣t là trường mầm non vì hiện nay số lượng người thường trú và số lượng các công nhân trong các khu CN ta ̣m trú trên đi ̣a bàn là rất lớn.

Hô ̣p 4.1 Ý kiến về công tác quy hoa ̣ch ngành Giáo du ̣c

Hiê ̣n nay, tình trạng tuyển sinh đầu vào cấp mầm non và tiểu học tại xã Kim Chung rất căng thẳng. Trên địa bàn xã Kim Chung có trên 12.000 người thường trú và 15.000 công nhân Khu công nghiệp Thăng Long đang tạm trú. Dân số đông là vậy nhưng hiện tại xã chỉ có 2 trường mầm non, 1 trường tiểu học công lập. Ở cấp mầm non, có 2 trường công lập là Trường Mầm non Kim Chung A với khả năng tiếp nhận hơn 270 trẻ và một cơ sở 2 nằm trong dự án khu nhà ở phục vụ công nhân có khả năng tiếp nhận khoảng 200 trẻ. Nhưng trên thực tế, số trẻ vào trường hằng năm tăng gấp 3. Đối với trường Mầm non Kim Chung A, đến nay trường có 720 cháu ở các độ tuổi mầm non, mẫu giáo đang theo học, trong đó có 90% các cháu là con của công nhân làm việc tại Khu công nghiệp Thăng Long. Tương tự, cơ sở 2 của Trường Mầm non Kim Chung cũng tiếp nhận gần 800 trẻ. Do đó, trong thời gian tới công tác quy hoa ̣ch ngành GD huyện cần phải tập trung xây dựng thêm hê ̣ thống trường mầm non và tiểu ho ̣c…

Hô ̣p 4.2 Cần bổ sung thêm các trường ho ̣c

Trong 3 năm liên tiếp 2014, 2015, 2016, trường rơi vào tình trạng quá tải trầm trọng do số học sinh tăng đột biến. Năm học 2017 - 2018, trường được xây dựng cấp tốc thêm 12 phòng học. Vì vậy, tạm thời trong năm nay, số học sinh ở mỗi lớp được giãn ra, khoảng 40 học sinh/lớp. Tuy nhiên, do đặc thù là nơi đón nhận thêm đa số là con em công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn nên việc xây dựng thêm lớp học chỉ có thể giải quyết những khó khăn trước mắt. Về lâu về dài, số học sinh mầm non lên cấp tiểu học sẽ ngày càng nhiều và không tránh khỏi tình trạng quá tải nếu trên địa bàn không có sự bổ sung trường học.

Ý kiến của bà Trần thị Sản - hiê ̣u trưởng trường tiểu ho ̣c Kim Chung A.

Thiết nghı̃, thời gian tới huyện Đông Anh cần có các biê ̣n pháp để thống kê và dự báo nhu cầu về trường học của các con em trên địa bàn từ đó điều chı̉nh bổ sung quy hoạch nhằm xây dựng thêm hê ̣ thống trường ho ̣c các cấp đảm bảo đủ cơ sở ha ̣ tầng cho công tá giáo du ̣c trên đi ̣a bàn.

Bảng 4.3. Đánh giá về công tác quy hoa ̣ch đầu tư công ngành giáo du ̣c huyê ̣n Đông Anh

Chı̉ tiêu (n=27)

Đồng ý Không đồng ý Khác SL (Ý kiến) Tỷ lệ (%) SL (Ý kiến) Tỷ lệ (%) SL (Ý kiến) Tỷ lê ̣ (%)

Quy hoa ̣ch phát triển GD phù hợp với điều kiê ̣n thực tiễn của huyê ̣n

10 37,04 16 59,26 1 3,70

Nội dung quy hoạch gắn kết với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của huyê ̣n

15 55,56 11 40,74 1 3,70

Nội dung quy hoạch phù hợp với quy hoa ̣ch của ngành GD thành phố

15 55,56 9 33,33 3 11,11

Nguồn: Số liê ̣u điều tra (2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư công trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)