văn hóa dân tộc
Dân tộc ta từ trước đến nay luôn có tinh thần hiếu học. Qua hàng nghìn năm bị áp bức, bóc lột cũng như qua các giai đoạn phát triển của xã hội, nền giáo dục nước ta vẫn giữ được văn hóa truyền thống của dân tộc. Giáo dục với mục tiêu là tạo ra con người có tri thức, có kỹ năng và có đạo đức; đào tạo là hình thức rèn luyện nhằm tạo ra con người thành thạo kỹ năng nghề nghiệp. Ngoài ra, giáo dục cũng đồng thời cung cấp những kỹ năng, kinh nghiệm để con người có những hành trang bước vào công cuộc xây dựng đất nước nhưng không làm mất đi những nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Với sự phát triển của xã hội thì nền giáo dục nước ta cũng phải phát triển và thay đổi, phải có những biện pháp phù hợp và đúng đắn để góp phần định hướng cho thế hệ tương lai, cho lớp trẻ có những nhận thức đúng đắn, có thêm nhiều hiểu biết về những nét đẹp văn hóa mang tính truyền thống của dân tộc, để cho thế hệ tương lai có thể tự bản thân nhận thức và hình thành cho mình lối sống hiện đại nhưng vẫn lưu giữ những nét văn hóa của con người Việt Nam. Với việc phát triển giáo dục, nâng cao được nhận thức cho từng cá nhân trong xã hội, đó có thể xem là cơ sở để Việt Nam hòa nhập nhưng không hòa tan với sự phát triển của thế giới (Phạm Thị Lan Anh, 2012).
2.1.3. Nội dung công tác quản lý nhà nước về đầu tư công trong lĩnh vực giáo dục giáo dục
2.1.3.1. Quản lý quy hoạch, lập kế hoạch đầu tư công trong lĩnh vực giáo dục
Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định. Quy hoa ̣ch đầu tư công cho giáo du ̣c phải gắn liền với các quy hoa ̣ch tổng thể phát triển kinh
tế xã hô ̣i của quốc gia, của vùng, đi ̣a phương và phải phù hợp với quy hoa ̣ch của ngành giáo du ̣c chung toàn quốc. Kế hoạch đầu tư công cho giáo du ̣c là một tập hợp các mục tiêu, định hướng, danh mục chương trình, dự án đầu tư công; cân đối nguồn vốn đầu tư công, phương án phân bổ vốn, các giải pháp huy động nguồn lực và triển khai thực hiện đầu tư công cho giáo du ̣c (Đinh Thị Nga, 2017).
2.1.3.2. Tổ chức quản lý đầu tư công cho giáo dục
Tổ chức quản lý đầu tư công có nghĩa là quá trình sắp xếp và bố trí các công việc, giao quyền hạn và phân phối các nguồn lực của tổ chức sao cho chúng đóng góp một cách tích cực và có hiệu quả vào mục tiêu chung của đầu tư công cho giáo du ̣c. Tổ chức về cơ cấu bộ máy là việc phân chia hệ thống quản lý thành các bộ phận và xác định các mối quan hệ giữa chúng với nhau tức là chúng ta xác định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy và lựa chọn, bố trí cán bộ vào các cương vị phụ trách các bộ phận đó. Tổ chức cơ cấu bộ máy gồm các nội dung sau: Xác định những hoạt động cần thiết để đạt được các mục tiêu chung của tổ chức; Nhóm gộp các bộ phận này thành các phòng ban hoặc các bộ phận; Giao quyền hạn, trách nhiệm để thực hiện các hoạt động; Quy định các mối quan hệ theo chiều dọc và ngang bên trong tổ chức. Công tác tổ chức đòi hỏi đội ngũ cán bộ có trình độ, kinh nghiệm và những phẩm chất cần thiết để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao (Nguyễn Hữu Hải, 2010).
2.1.3.3. Quản lý thực hiện đầu tư công trong lĩnh vực giáo dục
Đầu tư công cho giáo dục hàng năm bao gồm: Chi đầu tư xây dựng cơ bản, Chi thường xuyên, Chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia, và hợp tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật nước ngoài. Trong đó:
Chi đầu tư xây dựng cơ bản thường được sử dụng để đầu tư xây dựng mới các trường ho ̣c, phòng ho ̣c, dự án môi trường, dự án công cộng, dự án thể dục thể thao, các dự án theo mục tiêu.
Chi thường xuyên là phần chi lớn nhất trong tổng vốn đầu công cho giáo du ̣c, Bao gồm: chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục, được chi cho các bậc học giáo dục mầm non, trung học, đào tạo đại học, cao đẳng, sau đại học, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, các nhiệm vụ toàn ngành và chỉ đạo chuyên môn toàn ngành, chi vốn đối ứng các dự án vay nợ, viện trợ…; chi sự nghiệp nghiên cứu khoa học; chi sự nghiệp đảm bảo xã hội; chi sự nghiệp kinh tế: chi điều tra cơ bản, thực hiện điều tra cơ bản, quy hoạch ở các lĩnh vực cấp thiết của lĩnh vực cấp thiết của ngành nhằm phục vụ, chỉ dạo, quản lý và xậy dựng chính sách, chi
thực hiện các chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, án toàn lao đông, chi xúc tiến hợp tác giáo dục, nghiên cứu các chính sách đầu tư nước ngoài và mô hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; chi sự nghiệp bảo vệ môi trường; chi quản lý hành chính…(Phạm Thị Lan Anh, 2012).
2.1.3.4. Kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong quản lý đầu tư công cho giáo dục
Kiểm tra, giám sát để cho hoạt động đầu tư công cho giáo du ̣c của tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phân công giữa các đơn vị. Quan sát để đảm bảo rằng nhiệm vụ được giao có đủ điều kiện thực hiện, phù hợp với thực tế. Hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời để đảm bảo hiệu suất công việc của từng đơn vị. Kiểm tra kết quả cuối cùng, đánh giá hiệu quả thực tế của các hoạt động theo kế hoạch đặt ra.
Về góc độ quản lý chung, kiểm tra nhằm mục đích xem xét hợp lý hay không hợp lý của một chương trình công tác đã vạch ra, khả năng thực hiện trong thực tế (Nguyễn Danh Long, 2013).
Trong quản lý hành chính nhà nước, kiểm tra có mục đích là tìm kiếm động cơ, nguyên nhân cán bộ làm tốt (hay không làm tốt) nhiệm vụ được giao; chỉ ra những yếu kém bất cập trong quản lý, nguyên nhân của chúng nhằm đưa ra những biện pháp khắc phục; Phát hiện kịp thời các vi phạm pháp luật, nguyên nhân, điều kiện dẫn đến những vi phạm pháp luật để có những biện pháp xử lý kịp thời, xây dựng những biện pháp phòng ngừa (Nguyễn Danh Long, 2013).
Kiểm tra là một trong những chức năng của quản lý nói chung, quản lý nhà nước về đầu tư công cho giáo dục nói riêng. Viê ̣c kiểm tra góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả của quản lý nhà nước về đầu tư công cho giáo du ̣c, là phương thức bảo đảm pháp chế XHCN, kỷ luật trong quản lý nhà nước và góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý đầu tư công (Nguyễn Danh Long, 2013).
2.1.4. Yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đầu tư công trong lĩnh vực giáo dục
Theo quy định tại Điều 12 Luật Đầu tư công 2014 thì quản lý đầu tư công trong lĩnh vực giáo du ̣c cần phải đáp ứng được các quy định, cụ thể như sau:
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. - Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 05 năm của đất nước, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành.
- Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
- Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí.
- Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư hoặc đầu tư theo hình thức đối tác công tư vào dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và cung cấp dịch vụ công.
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đầu tư công trong lĩnh vực giáo dục
2.1.5.1. Các chủ trương, chính sách, quy định về quản lý đầu tư công cho giáo dục
Các chủ trương của Đảng và Nhà nước về đầu tư công cho giáo du ̣c, đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến các định hướng phát triển của các ngành nói chung và của ngành giáo dục nói riêng. Quan điểm phát triển của nhà nước sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu, định hướng phát triển, cơ cấu nguồn vốn đầu tư. Theo từng thời kỳ, Nhà nước có quan điểm phát triển khác nhau phù hợp với điều kiện khách quan và sự phát triển của đất nước.
Trong hệ thống chính trị, pháp luật và chính sách của Nhà nước là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quản lý đầu tư công cho giáo du ̣c. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước là một nguồn vốn có sự quản lí chặt chẽ của Nhà nước bao gồm các cấp, ngành, địa phương.
Những biến động, thay đổi trong hệ thống chính trị có tác động mạnh mẽ đến quá trình thực hiện chính sách đầu tư công cho giáo du ̣c. Nếu một đất nước mà tình hình chính trị xung đột, không ổn định thì sẽ gặp khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách nói chung và chính sách đầu tư công cho giáo du ̣c nói riêng. Một nền chính trị ổn định sẽ thúc đẩy, thu hút năng cao đầu tư về vốn, về năng lực con người cho giáo du ̣c. Hệ thống pháp luật có vai trò duy trì ổn định, giữ vững an sinh xã hội, văn hóa, giáo dục, hệ thống pháp luật được phân ra theo từng loại trên cơ sở các lĩnh vực khác nhau của đời sống chúng ta và có quan hệ chặt chẽ với nhau (Đào Thị Phúc Nhi, 2016).
2.1.5.2. Trình độ, năng lực, ý thức của cán bộ quản lý nhà nước về đầu tư công cho giáo dục
Trong quản lý đầu tư công cho giáo du ̣c, trı̀nh đô ̣ năng lực và ý thức của cán bộ quản lý đóng vai trò quan tro ̣ng. Từ khâu lâ ̣p quy hoa ̣ch, kế hoa ̣ch đầu tư công cũng như trong quá trı̀nh thực hiê ̣n đầu tư, năng lực của cán bô ̣ quản lý có yếu tố tiên quyết đến hiê ̣u quả của công tác đầu tư. Đă ̣c biê ̣t, đối với đầu tư cơ sở vâ ̣t chất cho giáo du ̣c, viê ̣c nâng cao ý thức của cán bô ̣ nhằm tránh tı̀nh tra ̣ng đầu tư theo cơ chế “xin-cho”, hoặc tình tra ̣ng buông lỏng quản lý dẫn đến chất lượng công trình không đảm bảo hoă ̣c kéo dài tiến đô ̣ của dự án dẫn đến giảm hiệu quả của công tác đầu tư. Do đó, cần nâng cao trı̀nh đô ̣, năng lư ̣c và ý thức cho đô ̣i ngũ cán bô ̣ làm công tác quản lý dư ̣ án đầu tư công cho giáo dục (Châu Thị Hảo, 2015).
2.1.5.3. Quản lý sử dụng vốn đầu tư công cho giáo dục
Ngoài nguồn lư ̣c về con người thì kinh phı́ dành cho hoa ̣t đô ̣ng đầu tư công cho giáo du ̣c là yếu tố ảnh hưởng lớn tới viê ̣c thực hiê ̣n các quyết đi ̣nh đầu tư. Ngân sách của nhà nước giành cho ngành giáo dục ngày càng tăng. Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển chung của ngành và các địa phương thì lượng vốn này mới chỉ đáp ứng được một phần, chủ yếu là thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm của ngành: chương trình đổi mới sách giáo khoa, chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, tăng cường cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục đào tạo, tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô, góp phần trực tiếp cho việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Theo cơ chế phân cấp ngân sách của từng địa phương, vẫn còn một số Sở GD- ĐT không được thông báo vốn đầu tư XDCB của ngành trên địa bàn, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc tham gia quản lý, điều hành và đánh giá thực hiện vốn đầu tư hàng năm, cũng như việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất cho toàn ngành (Đinh Thị Nga, 2017).
2.1.5.4. Sự phối hợp của các cấp, ngành trong quản lý nhà nước về đầu tư công
Trong quản lý Nhà nước nói chung và quản lý NN về đầu tư công cho giáo du ̣c nói riêng, để phát huy được tı́nh hiê ̣u quả của công tác đầu tư đòi hỏi phải có sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Trong đó, vấn đề quan tro ̣ng là sự phối hợp giữa nhà trường và chı́nh quyền đi ̣a phương các cấp. Nhà trường là đơn vi ̣ nhâ ̣n được sự đầu tư còn chı́nh quyền đi ̣a phương là chủ đầu tư.
Như vâ ̣y, giữa nhà trường và chı́nh quyền đi ̣a phương cần có sự phối hợp chă ̣t chẽ và thống nhất trong các nô ̣i dung đầu tư như: đầu tư về trường ho ̣c, phòng ho ̣c, khu vui chơi giải trı́ hoă ̣c đầu tư các thiết bi ̣ da ̣y ho ̣c…cần có sự phối hợp tốt nhằm đảm bảo phát huy cao nhất tác du ̣ng của vốn đầu tư (Phạm Thị Lan Anh, 2012).