Quan điểm, mu ̣c tiêu, định hướng đầu tư công cho giáo dục huyê ̣n

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư công trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 89)

(Bảng 4.13). Tuy nhiên, bên cạnh đó đôi lúc công tác phối hợp quản lý còn hạn chế, yếu kém, sơ hở, lỏng lẻo, hiệu quả thấp, đặc biệt rõ hơn cả là sự phối hợp quản lý giữa các cơ quan chuyên môn cấp sở, cấp quận, huyện với cấp hành chính xã, phường, thị trấn.

4.3. GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH

4.3.1. Quan điểm, mu ̣c tiêu, định hướng đầu tư công cho giáo du ̣c huyê ̣n Đông Anh Đông Anh

a) Quan điểm đầu tư công

- Đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo gắn kết chặt chẽ với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Xác định giáo dục và đào tạo là khâu đột phá trong việc tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển một số

ngành công nghiệp công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, các ngành dịch vụ chất lượng cao trên địa bàn huyện.

- Đầu tư phát triển giáo dục toàn diện: Tri thức - Thể chất - Nhân cách người Hà Nội thanh lịch - văn minh.

- Đầu tư xây dựng mỗi cấp học, ngành học đều có các trường học tiên tiến chất lượng cao theo hướng hiện đại, tiến tới hội nhập khu vực và thế giới.

- Phấn đấu xây dựng Đông Anh thành trung tâm dạy nghề và cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cao cho Thủ đô và các tỉnh lân cận (Đông Anh nằm ở trung tâm của khu vực có nhiều khu công nghiệp tập trung quy mô lớn của Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc).

b) Mục tiêu đầu tư công

- Xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, đào tạo nghề của huyện cả về quy mô và chất lượng thuộc loại đi đầu trong các huyện ngoại thành Hà Nội.

- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia trên 55% năm 2015, trên 75% năm 2020. - Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập bậc tiểu học và trung học cơ sở. - Giáo dục mầm non: Nâng tỷ lệ các cháu trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp đạt trên 99% kể từ năm 2015.

- Giáo dục tiểu học: Tỷ lệ huy động trẻ đi học đúng độ tuổi (6-10 tuổi) đạt 100%. Tỷ lệ học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày đạt trên 90% vào năm 2015 và trên 95% vào năm 2020.

- Giáo dục trung học cơ sở: Tỷ lệ thiếu niên đi học đúng độ tuổi (11-14 tuổi) duy trì đạt 100%. Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở học 2 buổi/ngày đạt trên 50% vào năm 2015 và trên 90% vào năm 2020.

- Giáo dục trung học phổ thông: Tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông đạt 95% năm 2015 và 100% năm 2020.

- Đảm bảo 100% đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo đục đạt chuẩn nghề nghiệp; 100% cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn về lý luận chính trị và có trình độ đào tạo trên chuẩn.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện đạt 60% vào năm 2015 và đạt trên 70% năm 2020.

- Căn cứ trên cơ sở sự tăng trưởng dân số và phát triển đô thị những năm tới, nhanh chóng đầu tư xây dựng mới các trường học; giảm số lượng học sinh trên mỗi lớp để nâng cao chất lượng giáo dục.

- Đào tạo mới và đào tạo lại nguồn nhân lực đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện.

- Chọn lọc, bồi dưỡng nhân tài về khoa học công nghệ, văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn cao phục vụ thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của huyện và thành phố.

c) Định hướng quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo:

- Đầu tư xây dựng các trường học chất lượng cao trên địa bàn huyện; khuyến khích và ưu đãi đặc biệt với những nhà đầu tư đầu tư xây dựng trường học đẳng cấp quốc tế trên địa bàn huyện. Trong giai đoạn 2011-2020 phấn đấu xây dựng tối thiểu 01 trường dịch vụ chất lượng cao ở mỗi cấp học.

- Tập trung đẩy mạnh xây dựng các trường mầm non trên địa bàn huyện đạt chuẩn quốc gia.

- Tiếp tục xây dựng một số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học với chất lượng cao đang ngày càng tăng. Đầu tư xây dựng mới 8-10 trường tiểu học trong giai đoạn 2011-2020, tập trung tại các khu vực đông dân cư, khu đô thị mới; trong đó xây dựng 01-02 trường dịch vụ chất lượng cao.

- Củng cố các trường trung học cơ sở; xây dựng một số trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia. Phát triển các trường trung học cơ sở ngoài công lập để giảm chi phí đầu tư ngân sách nhà nước. Đầu tư xây dựng mới 8-10 trường trung học cơ sở trong giai đoạn 2011-2020; trong đó xây dựng 01 trường THCS theo hướng dịch vụ chất lượng cao.

- Trong mạng lưới các trường trung học phổ thông, tập trung xây dựng các trường trung học phổ thông chất lượng cao. Giai đoạn 2011-2015 đầu tư xây dựng mới thêm 01 trường trung học phổ thông và giai đoạn 2016-2020 xây mới thêm 4-5 trường trung học phổ thông.

d) Phương hướng:

- Phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo. Xây dựng xã hội học tập,

phát triển giáo dục cộng đồng, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục xã hội góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

- Đa dạng hoá các loại hình trường lớp, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, coi trọng phát triển các trường dân lập và tư thục.

- Khuyến khích và ưu đãi đặc biệt với những nhà đầu tư đầu tư xây dựng trường học đẳng cấp quốc tế trên địa bàn huyện; ưu tiên thu hút các nhà đầu tư có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục (kể cả các nhà đầu tư nước ngoài) đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện các trường học chất lượng cao.

- Ưu tiên dành quỹ đất 5% phục vụ công cộng của các xã và tận dụng quỹ đất còn trống chưa khai thác để xây dựng trường học. Bố trí quỹ đất tại các khu đô thị mới, khu tái định cư để xây dựng trường học.

- Đối với giáo dục trung học phổ thông, bên cạnh học tập văn hoá cần tăng cường giáo dục kiến thức hướng nghiệp, điều mà trong các chương trình hiện nay chưa được quan tâm đúng mức.

- Thu hút đầu tư phát triển các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa bàn huyện. Coi đây như một giải pháp đột phá về phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao (dịch vụ đào tạo) trên địa bàn huyện Đông Anh, hướng tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đông Anh theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp từ sau năm 2020.

- Xây dựng và không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Thực hiện đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, phương thức đánh giá kết quả học tập. Phát huy tính tích cực và chủ động của các cơ sở giáo dục đào tạo, tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục trong phát triển đội ngũ, huy động mọi nguồn lực phát triển giáo dục đào tạo.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Mở rộng và nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học và các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo.

4.3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư công trong lı̃nh vực giáo du ̣c trên địa bàn huyê ̣n Đông Anh

và UBND các xã, thi ̣ trấn rà soát lại quy hoạch theo nhu cầu thực tiễn đến năm 2020, định hướng phát triển đến năm 2030 để đề xuất với thành phố điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, không cứng nhắc một xã, thị trấn chỉ quy hoạch một trường công lập hệ mầm non, tiểu học, THCS, mà có thể hai trường nếu nhu cầu thực tiễn đòi hỏi;

Thứ hai, công tác quy hoạch đầu tư công cho giáo dục phải từ cuộc sống, gắn bó với cuộc sống và phục vụ cuộc sống ngày càng tốt hơn. Quy hoạch phải đáp ứng đòi hỏi phát triển ngày càng cao của xã hội về mọi mặt, bảo đảm các điều kiện ở, làm việc, mua bán, học tập, vui chơi giải trí hàng ngày của người dân được thuận tiện, thích hợp với lối sống, truyền thống, nếp sống văn minh của các dân tộc và từng vùng miền, đồng thời phải tiếp thu tinh hoa của nhân loại.

Thứ ba, quy hoạch đầu tư công cho giáo du ̣c phải đảm bảo tính xây dựng đồng bộ, xây dựng phát triển hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng đô thị như hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đảm bảo tính phát triển bền vững của đô thị, khắc phục sự đe doạ của thiên tai như lũ ống, sạt lở... đảm bảo môi trường đô thị trong sạch lành mạnh.

Thứ tư, quy hoạch đầu tư công cho giáo du ̣c cần có sự tham gia của cộng đồng để công tác quy hoạch xây dựng luôn gắn được với quá trình phát triển KT- XH của đi ̣a phương:

- Giai đoạn lập quy hoạch cần có sự tham gia, góp ý của các tổ chức dân cư như Hội đồng nhân dân đối với đồ án quy hoạch chung.

- Các đồ án quy hoạch chi tiết có sự góp ý của đại diện dân cư trên phạm vi lãnh thổ quy hoạch như huyê ̣n, xã...

- Đồ án quy hoạch hoàn thành cần tổ chức công khai cho dân biết như: triển lãm, xuất bản thành ấn phẩm...

- Cần xã hội hoá công tác thực hiện quy hoạch bằng các biện pháp như: huy động tổng lực các loại nguồn vốn trong xã hội: vốn trong nước, vốn ngân sách, vốn của các doanh nghiệp, vốn các tổ chức từ thiện, vốn phi Chính phủ, vốn đóng góp của dân... và xã hội hoá, công khai hoá công tác giải phóng mặt bằng phục vụ đầu tư xây dựng.

- Cần có dịp tổng kết nghiêm túc công tác quy hoạch đầu tư công cho giáo du ̣c trên đi ̣a bàn từ đó rút ra các kết luận cần thiết phục vụ cho công tác điều chỉnh quy hoạch và nội dung quy hoạch cho phù hợp với giai đoạn hiện nay.

4.3.2.2. Hoàn thiê ̣n tổ chức quản lý đầu tư công cho giáo dục

Triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 35/2008/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14/7/2008 của Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ trong đó tập trung thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố. Tăng cường về tổ chức và năng lực của các cấp quản lý giáo dục từ Sở GDĐT đến các phòng GD&ĐT, các đơn vị, trường học để giúp UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố quản lý Nhà nước về GD&ĐT trên địa bàn. Bên cạnh đó, Tổ chức rút kinh nghiệm và triển khai tốt hơn Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 về hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo để thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ; Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 về Quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân từ giáo dục mầm non đến cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.

Các cơ sở giáo dục và đào tạo cũng cần phải chủ động trong việc thành lập phòng mới hoặc bố trí nhân sự làm công tác khảo thí, kiểm định, tin học hóa công tác quản lý và tổ chức mô hình một cửa, một dấu… phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành. Đồng thời Bộ Giáo dục và đào tạo cần phối hợp với các bộ ngành liên quan giải quyết những vướng mắc về tổ chức, cán bộ để tiến tới hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng do thiếu chỉ tiêu biên chế, cán bộ công chức làm việc ở các phòng, ban của sở phải “gửi” biên chế và hưởng lương giáo viên tại các nhà trường.

4.3.2.3. Tăng cường quản lý thực hiện đầu tư công

Thứ nhất, cần nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đầu tư công cho giáo dục trên đi ̣a bàn huyê ̣n.

- Công tác thẩm định là công việc quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và các giai đoạn sau của dự án, là sản phẩm thể hiện trí tuệ, kinh nghiệm. Để làm tốt công tác này đòi hỏi hội đồng thẩm định phải là những người có kiến thức kinh nghiệm. Các nhận xét đánh giá của hội đồng thẩm định phải đảm bảo khách quan, chính xác và toàn diện, cần có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng tách bạch từng nhóm chuyên môn, từng lĩnh vực, từng thành viên của hội đồng thẩm định để từng thành viên và nhóm chuyên môn có thể thẩm định sâu hơn vào

- Công tác thẩm định cần được thực hiện nghiêm túc tránh tình trạng thẩm định mang tính hình thức, thẩm định để hợp thức hóa dự án. Trong quá trình thẩm định dự án, dự án liên quan đến chuyên môn của ngành nào thì nhất thiết phải có ý kiến thẩm định của ngành đó. Đồng thời cần có sự tham gia ý kiến của nhiều cơ quan quản lý nhà nước, các ban ngành, địa phương... mới đảm bảo tính khách quan và chính xác.

Thứ hai, nâng cao chất lượng công tác đấu thầu các dự án đầu tư công cho giáo du ̣c

- Đơn giản hoá thủ tục hành chính trong đấu thầu: Ban hành các mẫu văn bản về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu tương ứng với mỗi loại hình công tác đấu thầu để CĐT và các bên có thể nhanh chóng thực hiện các thủ tục của mình; uỷ quyền cho CĐT thực hiện một số nội dung của công tác đấu thầu và cấp có thẩm quyền chỉ thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu.

- Đổi mới thủ tục xét thầu: Đối với loại đấu thầu mua sắm trang thiết bị dạy ho ̣c hoặc xây lắp, thống nhất hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu theo mẫu chung, nhà thầu chỉ điền thông tin theo mẫu yêu cầu của bên mời thầu (bên mời thầu đã ký tên, đóng dấu), nhằm đơn giản thủ tục và chính xác hoá khi đánh giá kết quả đấu thầu, hạn chế tiêu cực, không khách quan có thể xảy ra. Để đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu, cần sớm ban hành các quy định, chế tài về chống phá giá trong đấu thầu.

Thứ ba, hoàn thiện công tác quản lý chất lượng các công trình đầu tư công cho giáo du ̣c.

- Cử cán bộ có chuyên môn tham gia giám sát hiện trường, nhà thầu và tư vấn giám sát. Cán bộ tham gia giám sát phải là người có phảm chất đạo đức và tâm huyết nghề nghiệp tốt, có kinh nghiệm quản lý hiện trường và có chứng chỉ hành nghề theo quy định.

- Cần thiết phải trang bị máy móc kỹ thuật hiện đại để hỗ trợ cho con người trong việc kiểm tra giám sát chất lượng công trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư công trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)