2.1.3.1. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Theo Khoản 2, Điều 8, Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày
hướng dẫn pháp luật về thuế ...” chothấy công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế rấtquan trọng và không thể thiếu trong công tác quản lý thuếhiện nay.
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế đóng một vai trò quan trọng trong việc thực thi các chính sách thuế. Thông qua công tác tuyên
truyền, hỗ trợ làm cho các cá nhân, tổ chức hiểu rõ được bản chất, vai trò và tác dụng của thuế. Từ đó sẽ góp phần nâng cao sự nhận thức, hiểu biết của các tổ chức, cá nhân về các chính sách thuế, tạo sự ủng hộ, sẵn sàng cung cấp thông tin, phối hợpvới CQT trong việc thực thi nghĩa vụ thuế của các tổ chức, cá nhân với Nhà nước. Vì vậy phải phát huy tối đa hiệu quả của công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.
Nhiệm vụ của công tác tuyên truyền trong thời gian tới là phải xây dựng
được một mạng lưới thông tin tuyên truyền sâu rộng trên toàn quốc với các
phương tiện hiện đại nhằm phục vụ tốt các đối tượng nộp thuế và mọi tầng lớp
nhân dân, để nhân dân nắm bắt các quy định về đối tượng thuộc diện nộp thuế, quyền và nghĩa vụ của các đối tượng này; tạo trong cán bộ và các tầng lớp nhân
dân, tổ chức ý thức tự giác chấp hành quy định của Luật, ủng hộ, tựgiác và đồng
tình trong việc chi trả thu nhập… Đồng thời cũng qua đó kịp thời biểu dương các
cá nhân tự giác thực hiện và chấp hành nghiêm túc các quy định về nộp thuế;
phát hiện, phê phán kịp thời những hiện tượng, hành vi vi phạm quy định của
Luật thuế thu nhập cá nhân cũng như bảo đảm sự công bằng bình đẳng về quyền
và nghĩa vụ thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân trong cộng đồng xã hội.
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế được thực hiện dưới
nhiều hình thức khác nhau như: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành tờ rơi, lắp pano áp phích tại các nơi công cộng, tổ chức các đợt tập huấn, hướng dẫn về chính sách thuế mới, định kỳ tổ chức điều tra trắc nghiệm đối với người nộp thuế để đánh giá mức độ hiểu biết về pháp luật thuế thu nhập cá nhân, nắm bắt được ý kiến nguyện vọng của dân, qua đó thiết kế nội dung tuyên truyền phù hợp với từng nhóm người nộp thuế; xây dựng cơ chế tiếp thu ý kiến, thông tin phản hồi từ người nộp thuế một cách phù hợp; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ thuế thu nhập cá nhân và kỹ thuật tuyên truyền cho các tuyên truyền viên để họ có thể làm tròn nhiệm vụ của một tuyên truyền viên tốt.
chất lượng tin bài, xây dựng các diễn đàn trên mạng để mọi người dân có thể thường xuyên trao đổi kinh nghiệm và đưa ra những thắc mắc của mình đối với các cơ quan chứcnăng trong tỉnh.
Mở các buổi toạ đàm đối thoại trực tiếp với các tổ chức, cá nhân, mở các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật thuế TNCN, thi sáng tác tranh ảnh cổ động về thuế TNCN.
Mở các cuộc thi báo cáo, tuyên truyền viên giỏi về thuế TNCN, đây là cơ hội để các cán bộ đang thực hiện công tác quản lý thuế TNCN trong toàn tỉnh có điều kiện gặp gỡ, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm quản lý thuế với nhau.
Phối hợp với cơ quan truyền hình, truyền thanh, báo chí trong việc tuyên truyền phổ biến các chính sách thuế TNCN vì đây là kênh thông tin thu hút rất nhiều lượng người xem và quan tâm. CQT cần khai thác thế mạnh này để truyền bá sâu rộng những thông tin về chính sách thuế để nâng cao tinh thần giác ngộ. Kịp thời biểu dương các điển hình tiêu biểu trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế TNCN, phê phán nghiêm khắc kịp thời các hành vi gian lận, trốn thuế TNCN.
Xây dựng đường dây nóng, hòm thư góp ý đặt công khai tại có quan thuế để người dân có thể đóng góp, xây dựng ý kiến cho hoạt động của CQT. Đồng thời giúp người dân phản ánh kịp thời về thái độ phục vụ của các cán bộ thuế với nhân dân, để CQT có biện pháp khắc phục kịp thời.
Tổ chức nhiều hội nghị tập huấn chính sách thuế, các thủ tục kê khai, nộp thuế cho tất cả các đối tượng, làm cho mọi người nắm rõ các quy định về thủ tục hành chính thuế để thi hành. Theo dõi, khảo sát nắm rõ nhu cầu cần hỗ trợ pháp luật thuế để có biện pháp hỗ trợ phù hợp.
Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về thuế TNCN cho rộng rãi quần chúng nhân dân. Đồng thời, từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin cá nhân người nộp thuế và hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc một cách hợp lý, sử dụng đồng bộ, liên thông trên toàn tỉnh, kết hợp với tăng cường rà soát, đối chiếu để ngăn chặn gian lận.
Ngoài ra, cần thực hiện thường xuyên và có hiệu quả công tác thanh tra, kịp thời phát hiện những gian lận trong việc kê khai thuế TNCN.
Hiệu quả của công tác tuyên truyền sẽ rất lớn nếu như được thực hiện một cách kịp thời, đúng cách. Mỗi người dân sẽ tự ý thức được về trách nhiệm nộp thuế đối với Nhà nước, việc chủ động đăng ký MST, khai và nộp thuế trở thành đương nhiên và được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, tự giác, qua đó giúp tăng nguồn thu cho NSNN.
2.1.3.2. Đăng ký, kê khai, lập sổ thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế
a. Đăng ký thuế
+ Đối tượng đăng ký thuế gồm:Tổ chức, cá nhân kinh doanh có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân;
+ Thời hạn đăng ký thuế: Các tổ chức kinh tế, tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh phải thực hiện đăng ký thuế trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từngày ghi trên Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Quyết định thành lập, hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp.
b. Kê khai thuế
Người nộp thuế tự tính số thuế phải nộp, khai chính xác, trung thực, đầy đủ
các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do BộTài chính quy định và nộp đủ các
loại chứng từ, tài liệu quy định trong hồsơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.
c.Lập sổ thuế
Lập sổ thuế là việc lấy thông tin từ các tờ khai, tài liệu mà người nộp thuế
nộp cho cơ quan thuế cùng với cơ sở dữ liệu và chính sách pháp luật về thuế để
lập thành sổ bộ thuế. Sổ bộ thuế do cơ quan thuế lập và theo dõi theo kỳ tháng,
quý hoặc năm. Đây là cơ sở để cơ quan thuế tổ chức thu thuế và theo dõi việc
thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
d.Hoàn thuế
Cơ quan quản lý thuế thực hiện hoàn thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân
có số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa. Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân chỉ áp
dụng đối với những cá nhân đã có mã số thuế tại thời điểm đề nghị hoàn thuế. Có
hai trường hợp hoàn thuếcơ bản:
- Hoàn thuếđối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay
cho các cá nhân có ủy quyền quyết toán thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân trả
thu nhập sau khi bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các cá nhân mà có số thuế
nộp thừa, nếu đề nghị cơ quan thuế hoàn trả thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập nộp hồsơ hoàn thuếcho cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Hồsơ hoàn thuế bao gồm:
+ Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số
01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC;
+ Bản chụp chứng từ, biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân và người đại diện hợp
pháp của tổ chức, cá nhân trả thu nhập ký cam kết chịu trách nhiệm tại bản chụp đó.
quyết toán thuế với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì cá nhân không phải nộp hồ sơ hoàn thuế mà chỉ cần ghi số thuế đề nghị hoàn vào chỉ tiêu. “Số thuế
hoàn trả vào tài khoản NNT” hoặc chỉ tiêu. “Tổng số thuế bù trừ cho các phát
sinh của kỳ sau” tại tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 02/QTT-TNCN khi
quyết toán thuế (Tổng cục thuế, 2007).
e.Miễn, giảm thuế
* Đối tượng áp dụng:
- Các trường hợp miễn thuế được quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số65/2013/NĐ-CP.
- Các trường hợp giảm thuếđược quy định tại Điều 5 Luật thuế Thu nhập cá
nhân, Điều 5 Nghị định số65/2013/NĐ-CP. * Hồsơ miễn, giảm thuế
- Trường hợp người nộp thuế tựxác định số tiền thuếđược miễn thuế, giảm thuế, hồ sơ gồm có: Tờ khai thuế; Tài liệu liên quan đến việc xác định số thuế
được miễn, số thuếđược giảm (Quốc hội, 2013).
- Trường hợp cơ quan quản lý thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế thì hồ sơ miễn thuế, giảm thuế gồm có: Văn bản đề nghị miễn thuế, giảm thuế trong đó
nêu rõ loại thuế đề nghị miễn, giảm; lý do miễn thuế, giảm thuế; số tiền thuế
được miễn, giảm; Tài liệu liên quan đến việc xác định số thuếđược miễn, số thuế
được giảm.
g. Xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
Các trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt gồm:
- Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo
quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
- Cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân
sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.
- Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế
không thuộc hai trường hợp quy định trên đây mà cơ quan quản lý thuế đã áp
dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy
định tại khoản 1 Điều 93 của Luật Quản lý thuế và các khoản nợ tiền thuế, tiền
chậm nộp, tiền phạt này đã quá mười năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế,
2.1.3.3. Tổ chức thu thuế thu nhập cá nhân
a.Đôn đốc và tổ chức thu nộp
Đội thuếđược giao nhiệm vụ thu thuếcăn cứ sổ bộ thuếđã được lập để theo
dõi, đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuếđúng thời hạn nộp hồ sơ
khai thuế (đối với trường hợp tự khai tự nộp) hoặc thời hạn trên thông báo thuế
(trường hợp số thuế phải nộp do cơ quan thuếxác định và ban hành thông báo).
Có hai hình thức thu nộp, một là người nộp thuế trực tiếp nộp thuế bằng
hình thức điện tử, hoặc nộp tiền mặt tại KBNN, tổ chức tín dụng; hai là cán bộ
thuế thu qua biên lai và có trách nhiệm nộp thuếđầy đủ, kịp thời vào NSNN.
b.Công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế
Hàng tháng, chậm nhất là ba ngày làm việc sau ngày khoá sổ thuế, cán bộ
quản lý doanh nghiệp nào sẽ thực hiện đối chiếu số tiền thuế nợ tại thời điểm
ngày cuối tháng trên các ứng dụng quản lý thuế và ứng dụng quản lý nợ, căn cứ
vào số nợ trên ứng dụng quản lý nợ, tiêu thức phân loại tiền thuế nợ và hồ sơ, tài
liệu liên quan đến người nộp thuế, rà soát danh sách người nộp thuế còn nợ thuế
để phân loại theo từng khoản nợ, nhóm nợ.
Lập nhật ký theo dõi tiền thuế nợđối với từng người nộp thuế, nhật ký theo
dõi tiền thuế nợ được lập riêng cho từng người nộp thuếđể theo dõi từng khoản
tiền thuế nợ.
Căn cứ vào nhật ký theo dõi tiền thuế nợ, việc đối chiếu số liệu việc đôn
đốc thu nợ được thực hiện như sau:
Đối với khoản nợ từ 01 đến 30 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp thuế, công
chức quản lý thực hiện đôn đốc thu nộp bằng hình thức gọi điện thoại, nhắn tin,
gửi thư điện tửcho người nộp thuế hoặc người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế;
Đối với khoản nợ từ ngày thứ 31 trở lên, kể từ ngày hết hạn nộp thuế, công
chức quản lý nợ lập thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp (mẫu số
07/QLN - ban hành kèm theo quy trình 1395); các khoản nợ thuế của người nộp
thuế tại thông báo này bao gồm cả khoản nợ mới phát sinh từ 01 ngày trở lên.
Đối với khoản tiền thuế nợ trên 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế;
khoản tiền thuế nợ đã quá thời hạn gia hạn nộp thuế; người nộp thuế có hành vi
phát tán tài sản, bỏ trốn: phòng, đội quản lý nợ lập thông báo về việc sẽ áp dụng
biện pháp cưỡng chế nợ thuế (mẫu 09/TB-CCNT ban hành kèm theo quy trình
Hàng ngày, công chức quản lý nợ ghi chi tiết về thời gian và các bước công việc đã thực hiện vào Nhật ký theo dõi tiền thuế nợ của từng người nộp, đồng
thời theo dõi quá trình tựđộng lập và ghi nhật ký tại ứng dụng quản lý nợ.
c.Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
* Trường hợp bịcưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
- Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm pháp luật
về thuếđã quá chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền chậm
nộp, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuếtheo quy định.
- Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm pháp luật
về thuếkhi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.
- Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt có hành vi phát
tán tài sản, bỏ trốn.
* Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm:
- Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định
hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng
khác; yêu cầu phong tỏa tài khoản;
- Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
- Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng;
- Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật;
- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bịcưỡng chế thi hành quyết định hành
chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
2.1.3.4. Kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo
a.Nguyên tắc kiểm tra thuế
- Thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp
thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứđểxác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
- Không cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là
- Tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
b. Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế
Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế được thực hiện thường xuyên
đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin,