Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 46)

Các công trình nghiên cứu có liên quan đến thuế thu nhập cá nhân đã được nghiên cứu trước đây:

- Đề tài “Hoàn thiện chính sách Thuế thu nhập góp phần phát triển kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO”, luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Thị Liên, năm 2007. Luận văn đã hệ thống hóa được quá trình thu thuế, thực trạng và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện chính sách thuế thu nhập.

- Đề tài “Chính sách Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, luận văn thạc sỹ kinh tế của Mai Thị Mai Hoa, năm 2004. Luận văn đã làm rõ lý luận, thực trạng có tham khảo việc áp dụng thuế thu nhập cá nhân ở một số nước và từ đó đưa ra những vấn đề cần hoàn thiện và xây dựng hoàn thiện chính sách thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam. Các đề tài trên đều nghiên cứu trước khi Luật thuế thu nhập cá nhân được ban hành năm 2007 và đều tập trung một số giải pháp để hoàn thiện Chính sách thuế mà chưa nghiên cứu công tác quản lý thuế TNCN. Sau khi Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 một số đề tài tập trung nghiên cứu như sau:

- Đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay” của nhóm sinh viên tham gia “giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2009. - Đỗ Tuyết Minh - Thanh tra, kiểm tra Thuế TNCN ở Chi cục Thuế quận Ba Đình, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, năm 2009; - Nguyễn Ngọc Tú -

Quản lý thu thuế Thu nhập cá nhân ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ kinh doanh và

quản lý, trường Đại học Thương Mại, năm 2009.

- Đề tài “Vai trò thuế thu nhập cá nhân trong phân phối thu nhập ở nước ta hiện nay” – Thạc sỹ Nguyễn Thị Thùy Linh – Chuyên viên Vụ quản lý thuế thu nhập cá nhân – Tổng cục thuế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2010.

Trong những năm qua, đã có rất nhiều các bài viết của các tác giả liên quan đến sắc thuế TNCN đăng trên các tạp chí Thuế Nhà nước, Tạp chí Tài

chính, Thời báo Tài chính Việt Nam… các công trình nghiên cứu này đã đánh giá những ưu điểm, những thành công của chính sách thuế TNCN đã và đang áp dụng ở nước ta đồng thời cũng phân tích, đánh giá những tồn tại, vướng mắc và những khó khăn trong việc thực thi chính sách thuế TNCN. Đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về quản lý thuế TNCN trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Tác giả coi đây là lý luận căn bản mà luận văn này có thể kế thừa để đi sâu nghiên cứu thực tiễn vào hoạt động quản lý thuế TNCN tại Chi cục thuế huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Phù Ninh là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, là huyện mới được tái lập

trên cơ sở chia tách của huyện Phong Châu theo Nghịđịnh số59/1999/NĐ-CP ngày

24/7/1999 của Chính phủ vềchia tách, điều chỉnh địa giới hành và bắt đầu hoạt động

từ ngày 01/9/1999. Huyện Phù Ninh có tọa độ từ 22019’ đến 22024’ vĩ độ Bắc,

10409’ đến 104028’ kinh độĐông, có diện tích đất tự nhiên là 15.648,01 ha, với 19

đơn vịhành chính trong đó có 18 xã và 1 thị trấn. Phù Ninh nằm ở phía đông bắc

của tỉnh Phú Thọ, phía bắc giáp huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang, phía

Đông giáp huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây giáp huyện Thanh Ba và thị xã

Phú Thọ, phía Nam giáp huyện Lâm Thao và thành phố Việt Trì. Trung tâm huyện

lỵ là Thị trấn Phong Châu, cách thành phố Việt Trì 15 km về phía Nam.

Là huyện nằm giữa 3 trung tâm kinh tế của tỉnh Phú Thọ là thành phố Việt

Trì, thị xã Phú Thọ và huyện Lâm Thao, hầu như mọi hàng hóa đi từ 3 trung tâm

này ra các huyện khác của tỉnh Phú Thọđều đi qua huyện Phù Ninh. Trên địa bàn

huyện có các trục giao thông đường thủy, đường bộ quan trọng chạy qua như sông Lô (chạy từ xã Vĩnh Phú đến xã Phú Mỹ dài 32km); tuyến đường quốc lộ II dài 18km chạy qua các xã Phù Ninh, thị trấn Phong Châu, Phú Lộc, Tiên Phú và

Trạm Thản; các tuyến đường tỉnh lộ 323, 323C, 323D, 323E, 325B,… là điều kiện tốt để giao lưu trao đổi hàng hóa, phát triển các hoạt động dịch vụ và thu hút thông tin, công nghệ, vốn đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Với vị trí địa lý có hệ thống giao thông khá thuận lợi nên huyện Phù

Ninh là cửa ngõ giữa miền núi và vùng đồng bằng, đồng thời là cửa ngõ quan

trọng giữa thành phố Việt Trì với các tỉnh phía Bắc, có điều kiện thuận lợi cho

phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hoá, khoa học công nghệ giữa các địa

phương trong và ngoài huyện, vận chuyển và trung chuyển để tiêu thụ hàng hoá thuận tiện. Đặc biệt với vị trí trên, Phù Ninh đóng góp vai trò hết sức quan trọng

trong việc phân bố các cụm công nghiệp và hấp dẫn các dựán đầu tư.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình đất đai

11,099 ha chiếm 70,93% diện tích đất tựnhiên, đất phi nông nghiệp có 4.021,69

ha chiếm 25,70% và đất chưa sử dụng là 526,74 ha, chiếm 3,37 %. Phần lớn đất

của huyện Phù Ninh nằm trên địa bàn đồi núi thấp, chủ yếu là đất mùn trên đá

sỏi, đất sét pha cát lẫn sỏi ở vùng dốc tụvà đất phù sa.

3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Tính đến 31/12/2017, dân số toàn huyện là 95.990 người, tỷ lệtăng dân số

tự nhiên là 9,45%, mật độ dân số trung bình là 875 người/km2. Tổng sốlao động

toàn huyện là 35.740 người, chiếm 36,8% tổng dân số, trong đó: Lao động nông

nghiệp chiếm khoảng 39,5% tổng số lao động, tập trung chủ yếu ở các khu vực

nông thôn sản xuất nông nghiệp thuần tuý; lao động công nghiệp - xây dựng

chiếm khoảng 12%; lao động thương mại - dịch vụ chiếm khoảng 25% tập trung

ở các trung tâm xã, cụm xã, thị trấn. Số liệu điều tra cho thấy, tỷ lệlao động được

đào tạo chiếm khoảng 24% và số lao động thiếu việc làm ở nông thôn chiếm

22,5% so với tổng sốlao động. Điều đó chứng tỏ rằng nông nghiệp là ngành sản

xuất chủđạo và chất lượng lao động chưa cao.

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, những năm gần đây, huyện

Phù Ninh luôn duy trì tốc độ tăng trường khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo

hướng tích cực; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7%/năm; thu nhập bình quân

đầu người đạt 32,56 triệu đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ

trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ. Quan hệ sản xuất được củng cố, các

thành phần kinh tế tiếp tục phát triển sản xuất – kinh doanh. Tỷ lệ hộ nghèo giảm

từ 5,7 xuống 2,8%. Có 5 xã cơ bản đã đạt các tiêu chí xã nông thôn mới là An

Đạo, Phù Ninh, Tiên Du, Phú Nham, TửĐà.

Các ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh duy trì và phát triển toàn diện.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng trưởng bình quân

9,36%/năm. Lợi thế trên địa bàn có Tổng Công ty Giấy Việt Nam tiếp tục được

phát huy, có thêm 8 doanh nghiệp hoạt động liên quan đến nghề giấy đi vào hoạt

động. Điều chỉnh quy hoạch khu công nghiệp Phù Ninh đã thu hút thêm nhiều

doanh nghiệp đầu tư; 6 làng nghề duy trì hoạt động hiệu quả. Sản xuất nông, lâm

nghiệp phát triển ổn định, góp phần tích cực vào việc tăng trưởng kinh tế, đảm

bảo an toàn lương thực, giảm nghèo với giá trị tăng hàng năm bình quân là

4,27%; sản lượng lương thực bình quân đạt 33.000 tấn. Các ngành dịch vụ tiếp

nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân. Mạng lưới điện nông

thôn được cải tạo, nâng cấp, cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của

nhân dân; khởi công xây dựng trạm bơm tiêu Bình Bộ; cải tạo, nâng cấp nhiều

công trình thủy lợi trọng điểm. Tỷ lệ đô thị hóa của huyện đạt 22%. Công tác

quản lý tài nguyên – môi trường được chú trọng với tất cảcác cơ sở công nghiệp

mới đi vào sản xuất đều ứng dụng công nghệ sạch hoặc có trang bị thiết bị xử lý

rác thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; 8/19 xã, thị trấn có điểm thu gom rác

thải tập trung; 100% cơ sở y tế thực hiện thu gom, xử lý chất thải nguy hại.

3.1.2.4. Kết quả phát triển kinh tế xã hội huyện Phù Ninh 2015-2017

1. Về kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tếtăng 8,94%. + Nông, lâm nghiệp và thủy sản 3,01%. + Công nghiệp và xây dựng 11,81%. + Các ngành dịch vụ 7,20%.

- Bình quân thu nhập đầu người 36,2 triệu đồng.

- Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 19,94%; công nghiệp - xây

dựng 55,07%; dịch vụ 24,99%.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 1.600 tỷ đồng.

- Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn giảm 28,54% so năm 2016.

- Thu ngân sách địa phương (từ sản xuất kinh doanh) so với tổng chi ngân sách đạt 23%.

- Giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha đất canh tác và nuôi trồng thuỷ sản đạt 79 triệu đồng.

- Tỷ lệ đường giao thông trên địa bàn huyện (không tính đường quốc lộ và đường tỉnh) được cứng hóa đạt 63.05% (trong đó có 60% các đường liên thôn, trục chính quy mô mặt đường cứng hoá ≥ 5m).

- Tỷ lệ kênh, mương nội đồng được cứng hóa đạt 10%.

- Số xã đạt tiêu chí nông thôn mới 02 xã; số xã cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới tăng thêm: 01

2. Về văn hóa - xã hội

- Tỷ lệ hộ nghèo 3,38% giảm 0,72%;

- Tỷ lệ hộ cận nghèo 2,33% tăng 0,33%;

- Giải quyết việc làm cho 1.713 lao động (trong đó việc làm mới 1.325 lao động; số lượt người đi xuất khẩu lao động 269 người;

- Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên 81,5%;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề đạt 68,2% (trong đó tỷ lệ đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 34,1%;

- Cơ cấu lao động đang làm việc: Nông, lâm nghiệp và thủy sản 38,4%,

công nghiệp và xây dựng 35,75%, các ngành dịch vụ 25,85%;

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng 11%;

- Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 82%;

- Trường học đạt chuẩn quốc gia 06 trường; - Số thuê bao Internet/100 dân đạt 28 thuê bao.

3. Về môi trường

- Tỷ lệ hộ gia đình đượcdùng nước hợp vệ sinh đạt 95%;

- Tỷ lệ rác thải được thu gom, xử lý ở khu dân cư tập trung nông thôn đạt

58% ( ở thị trấn Phong Châu đạt 90%;

- Độ che phủ rừng đạt 21,5%.

3.1.2.5. Những thuận lợi, khó khăn trong quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện Phù Ninh

* Thuận lợi

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính

sách tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp, cụ thể: Luật Doanh

nghiệp, Luật đầu tư năm 2014; Luật thuế giá trị gia tăng năm 2013, luật thuế thu

nhập doanh nghiệp sửa đổi, bổsung năm 2013; Luật xây dựng, Luật đầu tư công;

các chính sách gia hạn nộp thuế, miễn giảm thuế,… Bên cạnh đó, Tỉnh ủy,

HĐND, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sát sao các ngành, các địa

phương thực hiện tốt và đồng bộ các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, kế hoạch,... Nhằm tạo được sựổn định vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sự phát triển SXKD của

doanh nghiệp, giú doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng. Đồng thời, Đảng, Nhà

nước, UBND tỉnh và UBND huyện Phù Ninh tiếp tục thể hiện quan tâm và thực

hơn nữa, nỗ lực trong cải cách thủ tục hành chính, cải cách thể chếvà tái cơ cấu

kinh tế. đồng thời phát huy tính chủđộng, sáng tạo, tranh thủ và tận dụng mọi cơ

hội để hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

* Khó khăn

Qua thực tiễn ởđịa phương nhận thấy, nhiều cơ quan còn thiếu nhất quán,

có lúc, có nơi chưa thừa nhận, đánh giá đúng mức về vị trí, vai trò của doanh

nghiệp nhất là doanh nghiệp tư nhân trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công tác phổ biến, quán triệt và tuyên

truyền Nghị quyết của Chính phủ, Kế hoạch của UBND huyện về phát triển

doanh nghiệp các cấp, các ngành chưa thực sự quan tâm, triển khai sâu rộng.

Phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ và siêu nhỏ,

trình độ hiểu biết pháp luật của chủ doanh nghiệp và kế toán ở một bộ phận

doanh nghiệp còn thấp kém. Môi trường kinh doanh chưa thực sự minh bạch, bảo

đảm cạnh tranh công bằng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp tư nhân với doanh

nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Gia nhập, hoạt động

và rút khỏi thị trường còn nhiều rào cản, vẫn tồn tại chi phí không chính thức.

Công tác quản lý nhà nước chưa toàn diện, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà

nước chưa cao, còn cơ chế xin – cho, còn có sự buông lỏng, không thực hiện đầy

đủ chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ở một số cơ quan. Phân

công, phân cấp phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương còn phân tán và

thiếu chặt chẽ, hiệu lực hiệu quảchưa cao.

Cải cách hành chính còn chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là trong lĩnh

vực đầu tư, tín dụng, thuế, hải quan,…; vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, gây

phiền hà, thiếu tinh thần trách nhiệm, lạm dụng chức quyền, gây khó khăn cho

doanh nghiệp.

3.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý thuế tại tỉnh Phú Thọ

Tổ chức bộ máy quản lý thuế tại tỉnh Phú Thọ được hình thành trên cơ sở

chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuế và việc phân cấp quản lý các ĐTNT và

các sắc thuế hiện tại. Trên địa bàn tỉnh, có hai cấp quản lý thuế: Cục Thuếở cấp

tỉnh và các Chi cục Thuếở cấp huyện, thị, thành.

Cục Thuế trực tiếp quản lý thu đối với các doanh nghiệp quy mô lớn; đối

tượng là các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh trở lên (sở, ban, ngành).

mô nhỏ và vừa, hộkinh doanh công thương nghiệp; đối tượng nộp các loại thuế

cấp huyện, thị trở xuống.

3.1.3.1. Tổ chức bộ máy tại Chi cục Thuế huyện Phù Ninh

a. Cơ cấu tổ chức, nhân lực

Chi cục thuế huyện Phù Ninh được thành lập từ năm 1999 (Sau khi chia

tách Chi cục Thuế huyện Phong Châu thành Chi cục Thuế huyện Lâm Thao và

Chi cục Thuế huyện Phù Ninh) theo quyết định số 88/1999/QĐ/BTC ngày

13/8/1999 của Bộ Tài Chính và có trụ sở tại Thị trấn Phong Châu - Huyện Phù

Ninh - Tỉnh Phú Thọ. Chi cục thuế huyện Phù Ninh là một tổ chức có tư cách

pháp nhân, có trụ sở, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà

nước huyện Phù Ninh. Chi cục thuế huyện Phù Ninh trực thuộc Cục thuế tỉnh

Phú Thọ, hoạt động dưới sự lãnh đạo song trùng của Cục thuế tỉnh Phú Thọ và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)