Chính sách pháp luật của nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 80 - 83)

Quan điểm của các cấp lãnh đạo có ảnh hưởng trước hết tới các chính

sách thuế thu nhập cá nhân, sau đó là tới quá trình thực hiện và các công việc

khác thuộc phạm vi quản lý sắc thuế này. Pháp luật thể hiện quan điểm của

giai cấp thống trị. Luật thuế nói chung và thuế thu nhập nói riêng cũng

không ngoại lệ. Một ví dụ cho điều này là sự đánh đổi giữa công bằng và

hiệu quả kinh tế. Nhìn chung, trong quá trình thực hiện công bằng, xã hội

phải chịu sự giảm sút của những hoạt động đang đạt hiệu quả kinh tế. Một

nhà nước chú trọng công bằng hơn hiệu quả kinh tế sẽ có chính sách điều tiết mạnh vào người có thu nhập cao, mức thuế suất sẽ tăng rất nhanh theo lượng

thu nhập tăng thêm. Điều này thông thường sẽ làm giảm nỗ lực làm việc của

cá nhân có thu nhập cao. Nhìn chung, hiệu quả kinh tế sẽ giảm. Ngược lại,

nhà nước chú trọng hiệu quả kinh tếhơn thì Thuế thu nhập sẽ điều tiết ít vào những người có thu nhập cao, tạo điều kiện cho họ hăng hái làm việc, tạo

thêm thu nhập cho xã hội. Mặt khác, mức độ quan tâm của tầng lớp lãnh đạo

tới công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân cũng có ảnh hưởng nhiều tới công

tác này.

Cơ quan luật pháp làm việc có hiệu quả, luật pháp được thực hiện

nghiêm minh sẽ đảm bảo việc vi phạm luật giảm đi. Các đối tượng nộp thuế

cũng như cơ quan thu thuế cũng sẽ thực hiện nghiêm túc hơn các quy định

trong luật thuế bởi họ biết rằng khi vi phạm họ sẽ không tránh khỏi những

hình phạt nếu bị phát hiện. Như vậy, công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân sẽ

Bảng 4.12. Ý kiến đánh giá của NNT về mức độ hiểu biết chính sách, pháp

luật của loại thuế TNCN họ phải kê khai, nộp thuế

Loại hình Tổng số ý kiến

Ý kiến đánh giá của NNT

Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % SL % Các đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác 15 2 13 3 13 5 33 2 13 3 13 Các doanh nghiệp 15 1 7 4 26 5 33 3 20 2 13 Cá nhân chịu thuế từ kinh doanh 50 2 6 6 40 15 30 20 40 7 14 Cá nhân chịu thuế từ chuyển nhượng BĐS 10 1 10 1 50 3 30 2 20 3 30 90 6 7 14 16 28 31 27 30 15 17

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Kết quả khảo sát 90 doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân cho thấy mức độ hiểu biết của NNT về chính sách, pháp luật thuế TNCN còn nhiều hạn chế. Chỉ có

23% số người được điều tra tự đánh giá có hiểu biết tốt và rất tốt về thuế TNCN,

31% người nộp thuế có hiểu biết khá, 47% hiểu biết trung bình và yếu về chính sách, pháp luật thuế TNCN. Trong đó, có tới 54% cá nhân kinh doanh có hiểu biết trung bình và yếu về chính sách thuế TNCN của cá nhân kinh doanh, 33%

các doanh nghiệp được hỏi có hiểu biết không tốt về chính sách thuế TNCN của

cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công. Nguyên nhân được các doanh

nghiệp đưa ra là chính sách thuế còn nhiều phức tạp và rắc rối. Đối với cá nhân kinh doanh, họ cho rằng chính sách thuế đối với cá nhân kinh doanh không ổn định, thay đổi liên tục, mức thuế phải nộp cao.

Công tác quản lý thu thuế TNCN đòi hỏi Chi cục phải xây dựng một hệ thống xử lý dữ liệu tậo trung. Tất cả mọi thông tin về NNT, gia cảnh của NNT cần được lưu giữ tập trung là cơ sở đối chiếu, kiểm tra, để phát hiện các trường hợp khai trùng, khai thiếu hồ sơ.

Việc quản lý thuế TNCN đòi hỏi các cơ chế chính sách có liên quan cần phải được hoàn thiện hơn. Việc quản lý thông qua hệ thống số chứng minh thư nhân

dân cũng chỉ đáp ứng được một số đối tượng cá nhân đã có chứng minh thư nhân dân nên chưagiải quyết được triệt để vấn đề quản lý nhân thân của người nộp thuế.

Về nội dung hướng dẫn của Luật, Nghị định và thông tư chưa thốngnhất.

Theo luật thuế TNCN, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ,... của đối tượng nộp thuế ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động nhưng bị tàn tật không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá 1.000.000 đồng/tháng,... sẽ được giảm trừ 1,6 triệu đồng/người/tháng và hồ sơ chứng minh người phụ thuộc trong độ tuổi lao động không có khả năng lao động được cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên xác nhận hoặc bản tự khai có xác nhận của UBND cấp xã, phường về mức độ tàn tật không có khả năng lao động. Nhưng trong thực tế đang có một phần lớn người tàn tật có xác nhận của cơ quan y tế về tình trạng tàn tật nhưng không mất hết khả năng lao động nhưng thực tế vẫn đang làm việc một số cơ sở kinh doanh nào đó thì cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên xác nhận như thế nào? Và quản lý việc xác nhận của các cơ quan y tế ra sao để thống nhất trong cả nước nhằm tránh những tiêu cực trong việc xác nhận làm thất thoát nguồn thu.

Việc khấu trừ tại nguồn còn chưa thực hiện tốt, nhiều khoản chi trả thu nhập phải thực hiện khấu trừ tại nguồn theo quy định nhưng các cơ quan chi trả thu nhập không thực hiện khấu trừ kịp thời, cơ quan thuế cũng không kiểm tra hướng dẫn, đôn đốc kịp thời dẫn tới việc truy thu thuế TNCN gặp khó khăn.

Đối với thu nhập của cá nhân không ký hợp đồng lao động với tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập, việc khấu trừ ngay các lần chi trả thu nhập trên 1.000.000

đồng/lần gặp nhiều khó khăn, gây phản ứng của các đối tượng nộp thuế.

Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công chủ yếu thực hiện thu thuế TNCN thông qua tổ chức, chi trả thu nhập. Tuy nhiên những cá nhân này

còn có các nguồn thu nhập khác nhưng không tổng hợp chung vào thu nhập chung của cá nhân để tính thuế thu nhập cũng như quyết toán thuế TNCN.

Quản lý thu nhập của đối tượng lao động có thể được xem là khâu quan trọng nhất trong quản lý thu thuế. Đó cũng là nhiệm vụ khó khăn và vất vả nhất đối với những người quản lý thu thuế TNCN. Hiện nay, việc quản lý thu nhập đối với người lao động ở Việt nam còn rất nhiều bất cập. Một loạt đối tượng thuộc diện phải nộp thuế thu nhập nhưng vẫn chưa phải nộp thuế như đã phân tích ở trên. Đơn giản là vì cơ quan thuế không nắm được thu nhập của họ là bao nhiêu. Từ đó,

các thu nhập tính thuế cũng bị bỏ sót. Thu nhập từ đi họp, dự hội nghị, nhận quà tặng đối với các cán bộ thuộc khu vực nhà nước, thu nhập của cá nhân hành nghề tự do không thuộc diện điều tiết của thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập từ các hoạt động giảng dạy, luyện thi,... vẫn chưa được cơ quan thuế quản lý.

Do tính chất các khoản thu nhập không đều đặn, cùng với sự buông lỏng của các CQCT thu nhập đối với việc khấu trừ thuế trước khi chi trả thu nhập đã tạo điều kiện cho các khoản thu nhập này trên thực tế nằm ngoài diện phải nộp thuế. Bản thân cơ quan thuế cũng chưa kiểm tra việc khấu trừ thuế của các đơn vị chi trả thu nhập, chưa theo dõi sát sao việc thực hiện sổ sách kế toán của các đơn vị đối với việc trả thu nhập cho người lao động, do vậy càng khuyến khích các đơn vị chi trả thu nhập lãng quên nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)