Thanh tra, kiểm tra là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong các hoạt động quản lý thu thuế thu nhập cá nhân, đặc biệt trong điều kiện nước ta, khi ý thức kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân của dân cư còn thấp.
Về công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Chi cục thuế huyện Phù Ninh,
tỉnh Phú Thọ (do đội kiểm tra thuế thực hiện) chỉ kiểm tra toàn diện các sắc thuế mà ĐTNT phải nộp trong đó có thuế TNCN khấu trừ của người sử dụng lao động. Chưa thực hiện thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề chỉ bao gồm thuế TNCN khấu trừ.
Tại Chi cục thuế đã triển khai thực hiện kiểm tra nội bộ theo chuyên đề: Công tác kê khai, kế toán thuế; thanh tra, kiểm tra thuế; công tác quản lý đối tượng, qua đó đã chấn chỉnh những tồn tại trong việc thực hiện các quy trình quản lý thu thuế trong toàn ngành.
Bảng 4.10. Kết quả kiểm tra thuếTNCN giai đoạn 2015 – 2017
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 2016/ 2017/ Bình quân 2015 2016
Số cuộc kiểm tra Trđ 71 85 108 119,7 127,1 123,3
Số tiền thuế TNCN truy thu Trđ 17 12 8 70,6 66,7 68,6 Số tiền thuế TNCN truy thu Trđ/ cuộc 0,2 0,15 0,07 75 46,7 59,1 Số tiền phạt vi phạm Trđ 6,4 3,5 2,2 54,7 62,9 58,6 Nguồn: Chi cục thuế huyện Phù Ninh (2015 – 2017)
Từ biểu 4.10 cho ta thấy, năm 2015 số lượng cuộc thanh tra kiểm tra là
71 cuộc tổng số thuế truy thu 17 (triệu đồng), đến năm 2016 số cuộc thanh tra, kiểm tra là 85 cuộc tăng 14 cuộc so với năm 2015, số thuế truy thu giảm so
với năm 2015 là 5 (triệu đồng). Điều đó cho thấy Chi cục thuế huyện Phù
Ninh, tỉnh Phú Thọ bước đầu đã thực hiện theo mô hình chức năng tập trung
con người vào công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhằm để uốn nắm NNT tự giác kê khai, nộp thuế theo đúng quyđịnh.
Quá trình thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp về thuế TNCN chủ yếu cán bộ thanh tra, kiểm tra chỉ sử dụng quyền yêu cầu ĐTNT báo cáo về thu nhập toàn cầu của họ. Các thanh tra viên, kiểm soát viên thuế có quyền đề nghị các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác có trách nhiệm cung cấp nội dung giao
dịch qua tài khoản của NNT được quy định tại tiết a, điểm 2, điều 72 Luật Quản lý thuế, tuy nhiên đối với thuế TNCN có thực hiện việc này nhưng chưa hiệu quả vì các tổ chức chi trả thu nhập thực hiện trả thu nhập qua tài khoản của cá nhân số lượng còn hạn chế, thu nhập được xác định tại ngân hàng thường không đầy đủ, ít cá nhân có tài khoản riêng. Bên thứ ba, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác vì quyền lợi của khách hàng, đối tác mà cung cấp thông tin chậm, không đầy đủ, bản thân bên thứ 3 nhiều đơn vị hệ thống thông tin còn hạn chế.
Chi cục thuế huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế chủ yếu phối hợp với cơ quan công an nhằm xác định các trường hợp trốn, lậu thuế nhưng liên quan đến thuế TNCN ít xảy ra (chủ yếu là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp), chưa phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội.
* Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân đối với công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo:
- Tồn tại, hạn chế
Qua tình hình cụ thể về công tác kiểm tra ta thấy số doanh nghiệp bị
kiểm tra tại trụ sở chưa nhiều, số doanh nghiệp bị phát hiện vi phạm về thuế
TNCN còn ít. Điều này cũng chưa thể khẳng định, số doanh nghiệp và cá
nhân còn lại đã kê khai đúng số thuế TNCN phải nộp. Một mặt là do thu nhập
của cá nhân nhận được từ nhiều nguồn khác nhau mà Chi cục Thuế không thể
quản lý hết được, mặt khác là do ý thức tự kê khai của các doanh nghiệp còn
yếu kém trong khi cơ quan thuế không đủ thời gian và nhân lực để kiểm tra
Công tác kiểm tra, thanh tra Thuế tuy đã được đẩy mạnh song bố trí lực
lượng còn mỏng chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ; Công tác đôn đốc thu
nộp sau kiểm tra đối với một số doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn nên số
tiền truy thu và phạt nộp vào NSNN chưa cao, còn nhiều doanh nghiệp chưa thực
hiện nộp đầy đủvào ngân sách nhà nước.
Riêng đối với công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNCN ở huyện Phù Ninh
hiện nay thì điều này càng được thấy rõ.Chính vì không thường xuyên thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế nên rất khó phát hiện ra các hành vi trốn thuế của ĐTNT. Kinh nghiệm của các phòng chức năng thanh tra, kiểm tra thuế cũng ngày càng hạn chế trong chuyên môn, nghiệp vụ thuế, kế toán; trong khi đó các hành vi trốn thuế thì ngày càng tinh vi.
Do khối lượng công việc kê khai kế toán thuế phát sinh lớn nhưng còn hạn chế trong việc áp dụng công nghệ thông tin ở các doanh nghiệp và cơ quan liên quan nên hiệu quả sử dụng, phân tích thông tin phục vụ yêu cầu chỉ đạo kiểm tra đôn đốc thu thuế còn hạn chế.
Nguyên nhân
Thứ nhất:Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ thuế còn hạn chế.
Trình độ của một số cán bộ thuế còn hạn chế, chưa cập nhật đầy đủ các kiến thức, kinh nghiệm mới để theo kịp sự phát triển của nền kinh tế, sẽ dẫn tới sự yếu kém trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế đến mọi người dân, đồng thời dẫn đến những sai phạm trong quá trình quản lý thu thuế: tính thuế, quyết toán thuế,... Trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế, điều này càng được thể hiện rõ ràng hơn. Thủ đoạn trốn thuế hiện nay ngày càng tinh vi, phức tạp.Với trình độ yếu kém, cán bộ thuế không thể phát hiện ra những sai phạm của đối tượng bị thanh tra, kiểm tra thuế. Đối với các cán bộ chủ chốt trong ngành thuế, trình độ thấp còn gây nguy hại hơn. Cán bộ chủ chốt đóng vai trò quan
trọng trong xây dựng, sửa đổi chính sách thuế TNCN trước những yêu cầu kinh tế xã hội, của xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nếu thiếu một kiến thức toàn diện về kinh tế, chính sách thuế TNCN được xây dựng sẽ chứa đựng những hạn chế, sai sót gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.
Việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ mới chỉ tập trung vào một số sán bộ chủ chốt, chưa làm được nhiều và thường xuyên đối với đội ngũ đông đảo cán bộ trực tiếp quản lý thuế ở các địa phương. Vì vậy, trình độ chuyên môn của cán bộ
thuế ở cấp cơ sở còn thấp. Nhiều cán bộ chưa nắm được những kiến thức cơ bản về luật thuế ngay trong lĩnh vực chuyên môn mình đảm nhận, điều này do:
Ngành thuế chưa xây dựng được mục tiêu, nội dung và chương trình, giáo
trình đào tạo, bồi dưỡng thống nhất cho từng loại công chức thuế cũng như từng ngạch công chức phù hợp với công việc mà công chức đó đảm nhận.
Chưa có bộ máy chuyên trách thực hiện việc đào tạo, bồi dưõng cán bộ thuế tương xứng với quy mô, số lượng cán bộ toàn ngành, và chưa tương xứng với vị trí, vai trò của ngành thuế trong nền kinh tế quốc dân.
Kinh phí đào tạo cho cán bộ thuế còn quá ít, hàng năm chỉ được cấp khoảng 20-25% so với nhu cầu, đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện kế hoạch đào tạo của ngành…
Bảng 4.11. Ý kiến đánh giá của NNT đối với công tác kiểm tra, xử lý vi
phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Chi cục thuế huyện Phù Ninh
Loại hình
Tổng số ý kiến
Ý kiến đánh giá của NNT
Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % SL % Các đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác 15 0 0 2 13 3 20 5 33 5 33 Các doanh nghiệp 15 1 7 3 20 7 47 4 27 0 0
Cá nhân chịu thuế từ kinh
doanh 50 0 2 4 9 18 35 70 4 8
Cá nhân chịu thuế từ
chuyển nhượng BĐS 10 1 10 1 10 3 30 3 30 2 20
90 2 2 8 19 22 24 47 52 11 12
Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
Qua bảng kết qủa điều tra cho thấy, ý kiến đánh giá của NNT đối với công
tác kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Chi cục thuế huyện
Phù Ninh chưa cao, còn một số đơn vị và cá nhân chưa thực sự hiểu biết về công
tác kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, cụ thể mức độ trung bình
và yếu tới 64%, chứng tỏ công tác thanh tra, kiểm tra của Chi cục chưa được