Tình hình sâu bệnh hại trên các tổ hợp lai trong vụ thu đông 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh và đánh giá khả năng kết hợp của một số dòng dưa chuột địa phương tự phối tại gia lâm hà nội (Trang 65 - 67)

Việc tạo ra các tổ hợp lai dưa chuột có năng suất cao, chất lượng tốt là tốt nhất đối với người sản xuất, nhưng muốn nâng cao hiệu quả kinh tế thì không chỉ thông qua năng suất mà còn bao gồm cả việc hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để giảm chi phí đầu vào, giảm ô nhiễm môi trường. Do đó bên cạnh việc chọn tạo các tổ hợp mới có năng suất, chất lượng cũng cần có khả năng chống, chịu sâu, bệnh hại tốt hơn.

Kết quả nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại trên các tổ hợp lai trong vụ thu đông 2016 được chúng tôi thể hiện ở bảng 4.19.

Bảng 4.19. Tình hình sâu bệnh hại trên các tổ hợp lai

STT

Mức độ sâu hại Mức độ bệnh hại

THL Sâu xanh (1-4) Bọ dừa (1-4) Virus (%) Phấn trắng (1-9) Sương mai (1-9) Lở cổ rễ (%) Vi khuẩn (%) 1 DL1 1 1 3,03 1 1 6,1 3,03 2 DL2 1 2 3,03 3 1 9,1 0 3 DL3 2 2 12,1 3 1 12,1 3,03 4 DL4 1 2 0 1 1 3,03 3,03 5 DL5 2 1 9,1 1 3 6,1 3,03 6 DL6 1 2 0 3 1 0 0 7 CUC71 2 1 3,03 3 1 3,03 0

Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 4.19 cho thấy:

* Về mức độ sâu hại được đánh giá trên thang điểm từ 1 đến 4 đối với hai loài sâu hại thường gặp là sâu xanh và bọ dừa, trong đó mức 1 là ít gây hại và mức 4 là gây hại nặng nhất.

Qua bảng, ta thấy các tổ hợp lai đều có mức độ nhiễm sâu xanh tốt với số điểm 1 (DL1, DL2, DL4, DL6), chỉ có hai tổ hợp DL3 và DL5 có số điểm là 2 (nhiễm trung bình) và tương đương với mức nhiễm đối chứng. Tuy vậy, khả năng nhiễm bọ dừa của đối chứng lại tốt hơn với mức điểm đánh giá là 1, tương đương với đó là hai công thức DL1 và DL5. Các công thức còn lại có mức bị hại nặng hơn với thang điểm đánh giá là 2/4.

* Về mức độ bệnh hại có thể nhận thấy trên mức độ gây hại của 4 loại bệnh phổ biến trên cây dưa chuột được trình bày trên bảng là Virus, phấn trắng, sương mai, lở cổ rễ và do vi khuẩn. Hai bệnh gây ra bởi phấn trắng và sương mai được đánh giá dựa trên thang điểm từ 1-9, trong đó 1 là ít bị hại và 9 là bị hại nặng nhất. Qua bảng có thể nhận thấy ba tổ hợp lai DL1, DL4 và DL5 có tỷ lệ bị hại bởi bệnh phấn trắng thấp nhất (thang điểm1/9) trong khi các tổ hợp lai còn lại là DL2, DL3 và DL6 có cùng mức bị hại so với đối chứng CUC71 (thang điểm 3/9). Ngược lại, chỉ có tổ hợp lai DL5 chịu ảnh hưởng của bệnh sương mai nặng hơn với thang điểm 3, các tổ hợp còn lại và công thức đối chứng ít bị gây hại bởi bệnh sương mai (cùng thang điểm 1).

* Về tỷ lệ hại của bệnh virus trên các công thức nghiên cứu, có thể nhận thấy ngoài hai tổ hơp DL4 và DL6 có tỷ lệ bị hại bằng 0% thì các công thức còn

lại đều bị gây hại với mức độ từ 3,03% (DL1, DL2 và CUC71) đến 12,1% (DL3). Trong khi đó, tỷ lệ gây hại của vi khuẩn đối với các công thức dưa chuột nghiên cứu bằng 3,03% ở DL1, DL3, DL4, DL5 và không gây hại đối với DL2, DL6 và CUC71 (0%). Về sự gây hại của bệnh lở cổ rễ, ngoại trừ tổ hợp lai DL6 (0%) thì các tổ hợp còn lại đều bị hại với mức độ gây hại từ 3,03% (DL4) đến 12,1% (DL3), công thức đối chứng bị hại ở mức độ 3,03%.

Ba tổ hợp lai DL1, DL4 và DL6 cho biểu hiện khác nhau về mức nhiễm với sâu, bệnh hại. DL1 ít bị nhiễm với sâu hại, bệnh phấn trắng và sương mai trong khi bị nhiễm ở mức nhẹ với virus và trung bình với bệnh lở cổ rễ. Trong khi đó DL4 ít bị nhiễm với virus, phấn trắng, sương mai và sâu xanh, DL6 lại ít bị nhiễm với bệnh lở cổ rễ, bệnh do vi khuẩn bệnh sương mai và sâu xanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh và đánh giá khả năng kết hợp của một số dòng dưa chuột địa phương tự phối tại gia lâm hà nội (Trang 65 - 67)