Tình hình sâu bệnh hại của các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh và đánh giá khả năng kết hợp của một số dòng dưa chuột địa phương tự phối tại gia lâm hà nội (Trang 49 - 51)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦ A4 DÒNG

4.1.7. Tình hình sâu bệnh hại của các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu trong

trong vụ Xuân Hè 2016

Dưa chuột là đối tượng của nhiều loài sâu, bệnh hại, đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao tạo điều kiện cho dịch hại phát sinh mạnh. Theo dõi tỷ lệ sâu, bệnh hại là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng thích nghi với điều kiện môi trường và khả năng nhiễm sâu, bệnh của dòng đó. Thành phần sâu, bệnh hại dưa chuột rất phong phú, nhưng mức độ gây hại phụ thuộc rất nhiều vào dòng, thời vụ gieo trồng, tình hình sinh trưởng phát triển và chế độ dinh dưỡng.

Trong điều kiện trồng trọt ở nước ta, ngoài các bệnh gây hại trên dưa chuột hiện nay như bệnh phấn trắng, sương mai, virus, ở các dòng trong tập đoàn còn thấy xuất hiện bệnh héo vi khuẩn vào giai đoạn cuối quá trình phát triển. Một số loại sâu hại thường xuất hiện và gây hại dưa chuột như sâu xám, sâu khoang, sâu xanh, bọ trĩ, bọ phấn, bọ rùa, rệp…. Mức độ gây hại của các loại sâu, bệnh chính được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7: Tình hình sâu bệnh hại của các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu trong vụ Xuân Hè 2016

STT Tên dòng

Mức độ sâu hại Mức độ bệnh hại

Sâu xanh ăn lá (điểm 1- 4) Bọ dừa (điểm 1- 4) Virus (%) Phấn trắng (cấp 1- 9) Sương mai (cấp 1-9) Lở cổ rễ (%) Vi khuẩn (%) 1 VP1 2 2 6.06 3 3 6.06 3.03 2 VP2 2 2 6.06 3 3 6.06 0 3 LCH3 1 2 0 1 2 3.03 0 4 BN2 1 2 3.03 3 2 0 3.03 5 CUC71 2 1 2.7 3 1 2.7 0

Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 4.7 cho thấy tình hình sâu bệnh hại trên các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu trong vụ Xuân Hè 2016.

Về mức độ sâu hại, có hai đối tượng chính gây hại trên cây dưa chuột là sâu xanh ăn lá và bọ dừa. Mức độ hại của sâu xanh ăn lá và bọ dừa được tính theo thang điểm từ 1 - 4, trong đó mức độ 1 là ít nhất và 4 là gây hại nhiều nhất. Giữa các công thức nghiên cứu cho thấy sâu xanh ăn lá gây hại nhiều trên các dòng VP1; VP2 và giống đối chứng CUC71 với cùng mức điểm là 2, trong khi đó trên hai dòng còn lại là LCH3 và BN2 chỉ là 1 điểm. Ngược lại, với sự gây hại của bọ dừa thì tất cả các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu đều bị gây hại ở mức trung bình với mức điểm đánh giá là 2, trong khi mức độ gây hại trên giống đối chứng CUC71 chỉ là 1.

Về mức độ bệnh hại được đánh giá trên 5 chỉ tiêu là mức độ hại của virus, bệnh phấn trắng, bện sương mai, bệnh lở cổ rễ và vi khuẩn. Đối với mức độ gây hại của bệnh phấn trắng và sương mai được đánh giá dựa trên thang điểm 1-9, trong đó sự gây hại của bệnh phấn trắng đối với các công thức nghiên cứu đều ở mức 3, ngoại trừ công thức LCH3 có mức độ gây hại của bệnh là rất ít và chỉ ở cấp 1. Mức độ gây hại của bệnh sương mai trên các công thức lại có sự thay đổi khi mà giống đối chứng CUC71 chỉ bị hại ở mức độ 1, trong khi hai dòng VP1 và VP2 bị hại nặng nhất ở cấp 3, hai dòng còn lại bị hại ở mức trung gian giữa hai thái cực trên với giá trị cho điểm là 2.

Tỷ lệ phần trăm bệnh hại của virus trên các công thức nghiên cứu lần lượt là 0% (LCH3); 2,7% (CUC71); 3,03% (BN2) và 6,06% (VP1 và VP2). Tỷ lệ hại của bệnh lở cổ rễ trên cây dưa chuột nghiên cứu lần lượt là 0% (BN2); 2,7% (CUC71); 3,03% (LCH3) và 6,06% (VP1 và VP2). Mức độ hại của vi khuẩn trên các công thức nghiên cứu cũng thay đổi với 0% ở VP2, LCH3 và CUC71, trong khi cả VP1 và BN2 đều bị hại ở mức 3,03%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh và đánh giá khả năng kết hợp của một số dòng dưa chuột địa phương tự phối tại gia lâm hà nội (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)