vụ xuân hè 2016
Lá là cơ quan dinh dưỡng quan trọng nhất của cây, thực hiện chức năng quang hợp, tạo nên chất hữu cơ và năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây. Các nghiên cứu về năng suất cây trồng đều cho rằng 90- 95% năng suất của cây trồng tạo bởi con đường quang hợp của lá. Lá còn là đặc trưng hình thái của giống, động thái ra lá đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển của bộ rễ và các cơ quan khác. Tốc độ ra lá là một chỉ tiêu quan trọng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu và đặc tính giống. Sự tăng trưởng số lá có mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng chiều cao thân chính. Kết quả nghiên cứu động thái ra lá trên các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu trong vụ xuân hè 2016 được chúng tôi thể hiện ở bảng 4.3 và hình 4.2.
Bảng 4.3. Động thái ra lá trên các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu trong vụ xuân hè 2016
ĐVT: Số lá/cây
Dòng Ngày sau trồng (ngày)
10 NST 20 NST 30 NST 40 NST 50 NST 60 NST VP1 2,6 5,4 17,2 24,3 26,5 27,8 VP2 3,1 5,8 18,2 26,7 29,3 30,1 LCH3 3,2 6,3 21,2 31,2 33,2 34,3 BN2 2,7 5,6 17,2 25,3 28,6 29,3 CUC71 2,8 6,1 19,5 28,6 31,4 32,6 0 5 10 15 20 25 30 35 40 10 NST 20 NST 30 NST 40 NST 50 NST 60 NST Số lá (l á/ câ y)
Ngày theo dõi VP1 VP2 LCH3 BN2 CUC71
Hình 4.2. Động thái ra lá trên các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu trong vụ xuân hè 2016
Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 4.3 và hình 4.2 cho thấy, động thái ra lá các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu trong vụ xuân hè 2016 ở các giai đoạn khác nhau rõ rệt và có diễn biến theo chiều hướng tăng chậm ở giai đoạn đầu (từ 1- 20 ngày sau trồng), tăng nhanh từ ngày thứ 21- 40 ngày sau trồng. Đây là thời kỳ quan sát được rõ nhất sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng số lá ở các dòng.
Ở giai đoạn 10 ngày sau trồng số lá của các dòng dao động từ 2,6 – 3,2 lá/cây; cao nhất là dòng LCH3 (đạt 3,2 lá/cây) và thấp nhất là VP1 (đạt 2,6 lá/cây).
Ở giai đoạn 20 ngày sau trồng tốc độ ra lá vẫn chậm dao động từ 5,4 – 6,3 lá/cây, trong đó số lá đạt cao nhất là dòng LCH3 (đạt 6,3 lá/cây) và CUC71 đạt 6,1 lá/cây, thấp nhất là VP1 (chỉ đạt 5,4 lá/cây), các dòng còn lại dao động từ 5,6- 5,8 lá/cây. Điều này cũng được giải thích như động thái tăng trưởng chiều cao là giai đoạn này ra lá chậm là do cây phải trải qua thời kỳ bén rễ hồi xanh.
Ở giai đoạn 30 ngày sau trồng nhận thấy: Hầu hết các dòng đều tăng nhanh về số lá, dao động từ 11,2 – 14,9 lá/cây; trong đó dòng LCH3 tăng nhanh nhất đạt 14,9 lá (từ 6,3 lên 21,2 lá/cây); thấp nhất là dòng VP1 (chỉ tăng 11,2 lá từ 5,4 lá/cây lên 18,2 lá/cây).
Giai đoạn 40 ngày quan sát thấy tốc độ ra lá ở hầu hết các dòng bắt đầu có dấu hiệu chậm dần. Các dòng LCH3 và CUC71 vẫn có động thái tăng trưởng số lá cao hơn so với các dòng còn lại.
Giai đoạn 50 ngày sau trồng nhận thấy tất cả các dòng đều có tốc độ ra lá giảm hẳn (dao động từ 2,0 – 3,3 lá/cây). Đến giai đoạn 60 ngày sau trồng thì các dòng gần như không ra lá, dao động từ 0,7 – 1,3 lá/cây; trong đó dòng VP1 đạt cao nhất là VP1 (đạt 1,3 lá/cây) và thấp nhất là BH2 (đạt 0,7 lá/cây).
Như chúng ta đã biết, sự hình thành cơ quan sinh dưỡng, đặc biệt là thân và lá có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành năng suất sau này. Chiều cao cây và số lá thường có mối liên hệ chặt chẽ, khi tạo thêm lá thì chiều cao cây cũng tăng. Chiều cao và số lá phải có sự cân đối, nếu như chiều cao cây lớn và số lá ít, lóng dài làm cho cây thưa thớt, khả năng quang hợp thấp, ngược lại nếu chiều cao cây thấp, số lá nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại. Chính vì thế mà trong kỹ thuật thâm canh phải có biện pháp tác động cho cây sinh trưởng và phát triển hài hoà, còn trong công tác giống phải có được giống sinh trưởng thân lá cân đối làm tiền đề cho ra hoa tạo quả sau này.