DƯA CHUỘT TỰ PHỐI ĐỊA PHƯƠNG TỰ PHỐI CHỌN LỌC VÀ LAI LUÂN GIAO GIỮA 4 DÒNG TỰ PHỐI NÀY TRONG VỤ XUÂN HÈ 2016 4.1.1. Thời gian sinh trưởng của các dòng dưa chuột tự phối địa phương vụ xuân hè 2016
Thời gian sinh trưởng của cây dưa chuột được tính từ khi gieo hạt đến khi kết thúc thu hoạch. Thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của từng giống, mùa vụ, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác.
Tổng thời gian sinh trưởng của các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu trong vụ Xuân Hè 2016 thay đổi từ 75 ngày (VP1, VP2) đến 82 ngày (BN2). Ba dòng dưa chuột tự phối VP1, VP2 và LCH3 đều có thời gian sinh trưởng ngắn ngày với tổng thời gian sinh trưởng nằm trong khoảng 75 đến 76 ngày, trong khi đó sự khác biệt về giá trị này của dòng BN2 và giống đối chứng CUC71 là không nhiều (81 ngày). Có thể thấy sự chia thành hai nhóm có thời gian sinh trưởng khác nhau với nhóm 1 ngắn ngày hơn (VP1, VP2, LCH3) và nhóm 2 gồm BN2 và đối chứng CUC71.
Bảng 4.1: Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng chủ yếu của các dòng dưa chuột tự phối địa phương trong vụ xuân hè 2016
STT Tên dòng
Thời gian từ trồng đến …(ngày) Thời gian từ gieo đến nảy mầm Xuất hiện lá thật đầu tiên Xuất hiện tua cuốn Xuất hiện hoa đực đầu tiên Xuất hiện hoa cái đầu tiên Đậu quả đầu Lần thu hoạch đầu Tổng thời gian sinh trưởng 1 VP1 2 6 19 22 23 35 37 75 2 VP2 2 6 17 23 23 32 38 75 3 LCH3 2 5 17 22 22 30 36 76 4 BN2 2 6 18 23 24 31 42 82 5 CUC71 2 6 20 22 25 32 40 81
Thời gian từ trồng đến nảy mầm và xuất hiện lá thật đầu tiên không có sự khác biệt giữa tất cả các dòng tự phối nghiên cứu với khoảng thời gian lần lượt là 2 ngày và 6 ngày - chỉ có dòng LCH3 có sự xuất hiện sớm hơn các dòng tự phối còn lại 1 ngày. Khoảng thời gian từ trồng đến xuất hiện tua cuốn của các dòng tự phối thay đổi từ 17 (VP2, LCH3) đến 20 ngày (CUC71) và ít có sự khác biệt lớn giữa các công thức nghiên cứu.
Thời gian xuất hiện hoa đực đầu tiên từ khi trồng của các dòng tự phối nghiên cứu nằm trong khoảng 22 (VP1,LCH3, CUC71) đến 23 ngày (VP2, BN2) và ít có sự khác biệt giữa các công thức. Cùng thời gian này là sự xuất hiện của hoa cái đầu tiên với khoảng thời gian từ 22 (LCH3) đến 25 ngày (CUC71), các dòng VP2 và LCH3 có hoa đực và hoa cái đầu tiên xuất hiện gần như cùng lúc, hai dòng VP1 và BN2 có sự xuất hiện của hoa cái chỉ sau 1 ngày.
Trong khi đó thời gian sinh trưởng từ trồng đến đậu quả lần đầu của các công thức nghiên cứu biến động trong khoảng 30 (LCH3) - 35 ngày (VP1). Dòng LCH3, BN2, VP2 lần lượt có thời gian từ trồng đến đậu quả là 30, 31 và 32 ngày gần tương đương với giống đối chứng CUC71, chỉ có dòng VP1 có thời gian đậu quả dài hơn (35 ngày). Điều này chủ yếu là do thời gian từ khi hoa cái xuất hiện đến đậu quả đầu tiên của dòng VP1 lên đến 12 ngày trong khi các dòng tự phối còn lại có khoảng cách này chỉ từ 7 (BN2, CUC71) đến 9 ngày (VP2).
Tuy nhiên, thời điểm thu hoạch lần đầu đã có sự chênh lệch khác biệt giữa các dòng tự phối khi thông số này thay đổi trong khoảng 36 (LCH3) - 42 ngày (BN2). Dòng VP1 tuy đậu quả muộn nhưng lại cho thu hoạch sớm hơn so với các dòng VP2, BN2 và giống CUC71. Trong khi đó dòng BN2 lại cho thu hoạch muộn hơn với lần thu đầu là ngày thứ 42 sau trồng. Tuy có sự khác nhau về thời điểm sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực nhưng các dòng dưa chuột nghiên cứu đều cho thời gian thu hoạch kéo dài từ 37 (VP2) đến 40 ngày (LCH3 và BN2), tương đương với thời gian thu hoạch của giống đối chứng CUC71 (41 ngày).
4.1.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây trên các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu vụ xuân hè 2016 nghiên cứu vụ xuân hè 2016
Sinh trưởng là sự tạo mới của các yếu tố cấu trúc, dẫn tới sự tăng về số lượng, kích thước, thể tích, sinh khối và là quá trình tích lũy vật chất, làm tiền đề cho quá trình phát triển. Chiều cao cây là 1 chỉ tiêu phản ánh chính xác, sát thực quá trình sinh trưởng, phát triển của giống.
Khả năng sinh trưởng không chỉ phụ thuộc vào yếu tố di truyền mà phụ thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh, chế độ dinh dưỡng, mức độ sâu bệnh hại... Vì vậy, biết được đặc điểm sinh trưởng phản ánh qua động thái, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây và số lá của các dòng để đưa ra các biện pháp kỹ thuật chăm sóc hợp lý.
Trong cùng một điều kiện thí nghiệm, sự tăng trưởng về chiều cao cây nói lên khả năng sinh trưởng của dòng và mức độ thích nghi của chúng với điều kiện ngoại cảnh. Sự tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào dòng tự phối, giai đoạn sinh trưởng, điều kiện ngoại cảnh và chế độ dinh dưỡng. Kết quả nghiên cứu động thái tăng trưởng chiều cao cây trên các dòng dưa chuột tự phối địa phương và giống đối chứng vụ xuân hè 2016 được chúng tôi thể hiện ở bảng 4.2 và hình 4.1.
Bảng 4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây trên các dòng dưa chuột tự phối địa phương và giống đối chứng vụ xuân hè 2016
Đơn vị: cm
Dòng Ngày sau trồng (ngày)
10 NST 20 NST 30 NST 40 NST 50 NST 60 NST VP1 5,2 11,3 46,5 82,5 100,1 104,7 VP2 6,8 15,7 50,1 88,4 104,2 109,3 LCH3 8,1 17,7 56,3 102,8 131 137,3 BN2 7,3 16,3 53 94,9 114,4 121,1 CUC71 6,2 12,3 49,3 89,2 110,5 114,8 Ghi chú: NST - Ngày sau trồng
0 20 40 60 80 100 120 140 160 10 NST 20 NST 30 NST 40 NST 50 NST 60 NST C hi ều c ao c ây ( cm )
Ngày theo dõi
VP1 VP2 LCH3 BN2 CUC71
Hình 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây trên các dòng dưa chuột tự phối địa phương và giống đối chứng vụ xuân hè 2016
Qua bảng 4.3 và hình 4.1 cho thấy:
Ở mỗi dòng, tại thời điểm 10 ngày sau trồng có sự sai khác về chiều cao cây lớn do sự khác biệt từ giai đoạn cây con, dao động từ 5,1 - 8,1; trong đó cao nhất là dòng LCH3 (đạt 8,1 cm) và thấp nhất là VP1 (chỉ đạt 5,1 cm). Nhìn chung tốc độ tăng trưởng chiều cao cây trong giai đoạn này ở hầu hết các dòng đều chậm do cây phải trải qua thời kỳ bén rễ hồi xanh.
Trong khi đó chỉ tiêu này thay đổi nhanh ở giai đoạn 10-20 ngày sau trồng với chiều cao cây dao động từ 11,3 - 17,7 cm, các dòng nghiên cứu VP2, LCH3 và BN2 đều cho giá trị tăng trưởng chiều cao cây lớn hơn so với giống đối chứng CUC71 (11,3 cm).
Giai đoạn 20-30 ngày sau trồng là lúc cây bắt đầu ra hoa đầu tiên cho đến đậu quả, giai đoạn này cây dưa chuột kết hợp cả sinh trưởng sinh dưỡng và biến đổi để chuyển lên giai đoạn sinh trưởng sinh thực với sự xuất hiện của hoa và quả. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu tăng mạnh và dao động từ 46,5 - 56,3 cm; đạt cao nhất là LCH3 (đạt 56,3 cm) và thấp nhất là VP1 (đạt 46,5 cm); các dòng VP2, BN2, LCH3 đều cho trị số này cao hơn so với đối chứng. Như vậy, có thể thấy mức tăng trưởng của các dòng tự phối lần lượt là VP1 - CUC71 - VP2 - BN2 - LCH3.
Giai đoạn 30-40 ngày sau trồng các dòng dưa chuột tự phối bước vào giai đoạn đậu quả và phát triển quả. Lúc này, động thái tăng trưởng chiều cao cây cũng tăng nhanh dao động từ 82,5 (VP1) - 102,8 cm (LCH3). Các dòng LCH3 và BN2 cho động thái tăng trưởng chiều cao cây cao hơn đối chứng, và có thể sắp xếp theo thứ tự tăng dần là VP1 - VP2 - CUC71 - BN2 - LCH3.
Giai đoạn 40- 50 ngày sau trồng cho thấy ở hầu hết các dòng đều có xu hướng giảm dần về tốc độ tăng trưởng chiều cao cây. Chỉ riêng LCH3 có tốc độ tăng trưởng chiều cao khá dài, ở giai đoạn này vẫn tiếp tục tăng rất mạnh từ 102,8 cm lên 131,0 cm sau 10 ngày đo.
Giai đoạn cây 60 ngày sau trồng thì đa số các dòng tăng trường về chiều cao là không đáng kể so với ở lần đo trước, dao động từ 4,3 - 6,7cm; dòng LCH3 có chiều cao cây tăng từ 131,0 lên 137,3 cm; BH2 tăng từ 114,4 lên 121,1 cm; dòng CUC71 tăng từ 110,5cm lên 114,8cm; VP2 tăng từ 104,2cm - 109,3cm và VP1 tăng từ 100,1 - 104,7cm. Tốc độ tăng trưởng giảm đi báo hiệu cây sắp kết thúc thời gian sinh trưởng.
4.1.3. Động thái ra lá trên các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu trong vụ xuân hè 2016 vụ xuân hè 2016
Lá là cơ quan dinh dưỡng quan trọng nhất của cây, thực hiện chức năng quang hợp, tạo nên chất hữu cơ và năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây. Các nghiên cứu về năng suất cây trồng đều cho rằng 90- 95% năng suất của cây trồng tạo bởi con đường quang hợp của lá. Lá còn là đặc trưng hình thái của giống, động thái ra lá đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển của bộ rễ và các cơ quan khác. Tốc độ ra lá là một chỉ tiêu quan trọng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu và đặc tính giống. Sự tăng trưởng số lá có mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng chiều cao thân chính. Kết quả nghiên cứu động thái ra lá trên các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu trong vụ xuân hè 2016 được chúng tôi thể hiện ở bảng 4.3 và hình 4.2.
Bảng 4.3. Động thái ra lá trên các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu trong vụ xuân hè 2016
ĐVT: Số lá/cây
Dòng Ngày sau trồng (ngày)
10 NST 20 NST 30 NST 40 NST 50 NST 60 NST VP1 2,6 5,4 17,2 24,3 26,5 27,8 VP2 3,1 5,8 18,2 26,7 29,3 30,1 LCH3 3,2 6,3 21,2 31,2 33,2 34,3 BN2 2,7 5,6 17,2 25,3 28,6 29,3 CUC71 2,8 6,1 19,5 28,6 31,4 32,6 0 5 10 15 20 25 30 35 40 10 NST 20 NST 30 NST 40 NST 50 NST 60 NST Số lá (l á/ câ y)
Ngày theo dõi VP1 VP2 LCH3 BN2 CUC71
Hình 4.2. Động thái ra lá trên các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu trong vụ xuân hè 2016
Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 4.3 và hình 4.2 cho thấy, động thái ra lá các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu trong vụ xuân hè 2016 ở các giai đoạn khác nhau rõ rệt và có diễn biến theo chiều hướng tăng chậm ở giai đoạn đầu (từ 1- 20 ngày sau trồng), tăng nhanh từ ngày thứ 21- 40 ngày sau trồng. Đây là thời kỳ quan sát được rõ nhất sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng số lá ở các dòng.
Ở giai đoạn 10 ngày sau trồng số lá của các dòng dao động từ 2,6 – 3,2 lá/cây; cao nhất là dòng LCH3 (đạt 3,2 lá/cây) và thấp nhất là VP1 (đạt 2,6 lá/cây).
Ở giai đoạn 20 ngày sau trồng tốc độ ra lá vẫn chậm dao động từ 5,4 – 6,3 lá/cây, trong đó số lá đạt cao nhất là dòng LCH3 (đạt 6,3 lá/cây) và CUC71 đạt 6,1 lá/cây, thấp nhất là VP1 (chỉ đạt 5,4 lá/cây), các dòng còn lại dao động từ 5,6- 5,8 lá/cây. Điều này cũng được giải thích như động thái tăng trưởng chiều cao là giai đoạn này ra lá chậm là do cây phải trải qua thời kỳ bén rễ hồi xanh.
Ở giai đoạn 30 ngày sau trồng nhận thấy: Hầu hết các dòng đều tăng nhanh về số lá, dao động từ 11,2 – 14,9 lá/cây; trong đó dòng LCH3 tăng nhanh nhất đạt 14,9 lá (từ 6,3 lên 21,2 lá/cây); thấp nhất là dòng VP1 (chỉ tăng 11,2 lá từ 5,4 lá/cây lên 18,2 lá/cây).
Giai đoạn 40 ngày quan sát thấy tốc độ ra lá ở hầu hết các dòng bắt đầu có dấu hiệu chậm dần. Các dòng LCH3 và CUC71 vẫn có động thái tăng trưởng số lá cao hơn so với các dòng còn lại.
Giai đoạn 50 ngày sau trồng nhận thấy tất cả các dòng đều có tốc độ ra lá giảm hẳn (dao động từ 2,0 – 3,3 lá/cây). Đến giai đoạn 60 ngày sau trồng thì các dòng gần như không ra lá, dao động từ 0,7 – 1,3 lá/cây; trong đó dòng VP1 đạt cao nhất là VP1 (đạt 1,3 lá/cây) và thấp nhất là BH2 (đạt 0,7 lá/cây).
Như chúng ta đã biết, sự hình thành cơ quan sinh dưỡng, đặc biệt là thân và lá có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành năng suất sau này. Chiều cao cây và số lá thường có mối liên hệ chặt chẽ, khi tạo thêm lá thì chiều cao cây cũng tăng. Chiều cao và số lá phải có sự cân đối, nếu như chiều cao cây lớn và số lá ít, lóng dài làm cho cây thưa thớt, khả năng quang hợp thấp, ngược lại nếu chiều cao cây thấp, số lá nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại. Chính vì thế mà trong kỹ thuật thâm canh phải có biện pháp tác động cho cây sinh trưởng và phát triển hài hoà, còn trong công tác giống phải có được giống sinh trưởng thân lá cân đối làm tiền đề cho ra hoa tạo quả sau này.
4.1.4. Một số đặc điểm sinh trưởng chủ yếu của các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu trong vụ Xuân Hè 2016 phối nghiên cứu trong vụ Xuân Hè 2016
Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng chủ yếu của các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu trong vụ xuân hè 2016 được chúng tôi thể hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Một số đặc điểm sinh trưởng chủ yếu của các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu trong vụ Xuân Hè 2016
STT Tên dòng Chiều cao cây cuối cùng (cm) Số lá trên thân chính (lá) Số nhánh cấp 1 Chiều dài lóng (cm) Kích thước lá Chiều dài phiến lá (cm) Chiều rộng phiến lá (cm) 1 VP1 194 27,8 1,9 9,6 20,8 16,2 2 VP2 218,6 30,1 1,9 10,2 21,7 16,6 3 LCH3 224,2 34,3 2,4 10,1 22,0 17,1 4 BN2 118,4 29,3 2,1 9,5 20,7 16,1 5 CUC71 190,4 32,6 2,8 10,7 21,2 17,7 LSD0,05 20,3 4,0 0,2 CV (%) 6,8 7,0 7,4
Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 4.4 cho thấy: * Chiều cao cây cuối cùng:
Chiều cao cây cuối cùng là một chỉ tiêu phản ánh trung thực khả năng sinh trưởng của cây. Qua đó đánh giá được sức sinh trưởng mạnh hay yếu của các dòng dưa chuột tự phối trong tập đoàn được trồng trong cùng một điều kiện chăm sóc như nhau. Việc xác định được chiều cao cây cuối cùng để áp dụng trong kỹ thuật làm giàn cho dưa chuột nhằm tạo điều kiện cho cây sinh trưởng thuận lợi nhất. Chiều cao cây cuối cùng phụ thuộc rất nhiều vào bản chất di truyền của mỗi dòng, điều kiện ngoại cảnh và chế độ dinh dưỡng. Chiều cao cây cuối cùng còn quyết định đến số lóng, số lá và dòng có số lóng đốt nhiều thì sẽ ra hoa nhiều.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, chiều cao cây cuối cùng của các dòng tự phối biến động trong khoảng 118,4 (BN2) - 224,2 cm (LCH3). Các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu cho ưu thế hơn so với đối chứng về chiều cao cây cuối cùng với thứ tự lần lượt tăng dần là VP1 (194,0 cm) - VP2 (218,6 cm) và LCH3 (224,2 cm). Chỉ có dòng BN2 cho chiều cao cây cuối cùng đạt thấp nhất với giá trị là 118,4 cm, thấp hơn rất nhiều so với đối chứng.
Theo Tạ Thu Cúc (2000) chia chiều cao cây thành 3 nhóm: Loại lùn có chiều cao cây từ 0,6 - 1m; Loại trung bình có chiều cao cây từ 1 - 1,5m; Loại cao có chiều cao cây từ 1,5 - 2,3m; như vậy, dòng BN2 thuộc dạng loại trung bình, còn các dòng còn lại đều thuộc loại cao.
* Số lá trên thân chính
Số lá trên thân chính liên quan chặt chẽ đến chiều cao cây và số nhánh. Số lá trên thân chính có sự biến động khá nhiều giữa các dòng, thường những dòng có chiều cao cây cuối cùng cao thì cũng có số lá trên thân chính cao. Tuy nhiên, tổng