nghiên cứu vụ xuân hè 2016
Sinh trưởng là sự tạo mới của các yếu tố cấu trúc, dẫn tới sự tăng về số lượng, kích thước, thể tích, sinh khối và là quá trình tích lũy vật chất, làm tiền đề cho quá trình phát triển. Chiều cao cây là 1 chỉ tiêu phản ánh chính xác, sát thực quá trình sinh trưởng, phát triển của giống.
Khả năng sinh trưởng không chỉ phụ thuộc vào yếu tố di truyền mà phụ thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh, chế độ dinh dưỡng, mức độ sâu bệnh hại... Vì vậy, biết được đặc điểm sinh trưởng phản ánh qua động thái, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây và số lá của các dòng để đưa ra các biện pháp kỹ thuật chăm sóc hợp lý.
Trong cùng một điều kiện thí nghiệm, sự tăng trưởng về chiều cao cây nói lên khả năng sinh trưởng của dòng và mức độ thích nghi của chúng với điều kiện ngoại cảnh. Sự tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào dòng tự phối, giai đoạn sinh trưởng, điều kiện ngoại cảnh và chế độ dinh dưỡng. Kết quả nghiên cứu động thái tăng trưởng chiều cao cây trên các dòng dưa chuột tự phối địa phương và giống đối chứng vụ xuân hè 2016 được chúng tôi thể hiện ở bảng 4.2 và hình 4.1.
Bảng 4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây trên các dòng dưa chuột tự phối địa phương và giống đối chứng vụ xuân hè 2016
Đơn vị: cm
Dòng Ngày sau trồng (ngày)
10 NST 20 NST 30 NST 40 NST 50 NST 60 NST VP1 5,2 11,3 46,5 82,5 100,1 104,7 VP2 6,8 15,7 50,1 88,4 104,2 109,3 LCH3 8,1 17,7 56,3 102,8 131 137,3 BN2 7,3 16,3 53 94,9 114,4 121,1 CUC71 6,2 12,3 49,3 89,2 110,5 114,8 Ghi chú: NST - Ngày sau trồng
0 20 40 60 80 100 120 140 160 10 NST 20 NST 30 NST 40 NST 50 NST 60 NST C hi ều c ao c ây ( cm )
Ngày theo dõi
VP1 VP2 LCH3 BN2 CUC71
Hình 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây trên các dòng dưa chuột tự phối địa phương và giống đối chứng vụ xuân hè 2016
Qua bảng 4.3 và hình 4.1 cho thấy:
Ở mỗi dòng, tại thời điểm 10 ngày sau trồng có sự sai khác về chiều cao cây lớn do sự khác biệt từ giai đoạn cây con, dao động từ 5,1 - 8,1; trong đó cao nhất là dòng LCH3 (đạt 8,1 cm) và thấp nhất là VP1 (chỉ đạt 5,1 cm). Nhìn chung tốc độ tăng trưởng chiều cao cây trong giai đoạn này ở hầu hết các dòng đều chậm do cây phải trải qua thời kỳ bén rễ hồi xanh.
Trong khi đó chỉ tiêu này thay đổi nhanh ở giai đoạn 10-20 ngày sau trồng với chiều cao cây dao động từ 11,3 - 17,7 cm, các dòng nghiên cứu VP2, LCH3 và BN2 đều cho giá trị tăng trưởng chiều cao cây lớn hơn so với giống đối chứng CUC71 (11,3 cm).
Giai đoạn 20-30 ngày sau trồng là lúc cây bắt đầu ra hoa đầu tiên cho đến đậu quả, giai đoạn này cây dưa chuột kết hợp cả sinh trưởng sinh dưỡng và biến đổi để chuyển lên giai đoạn sinh trưởng sinh thực với sự xuất hiện của hoa và quả. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu tăng mạnh và dao động từ 46,5 - 56,3 cm; đạt cao nhất là LCH3 (đạt 56,3 cm) và thấp nhất là VP1 (đạt 46,5 cm); các dòng VP2, BN2, LCH3 đều cho trị số này cao hơn so với đối chứng. Như vậy, có thể thấy mức tăng trưởng của các dòng tự phối lần lượt là VP1 - CUC71 - VP2 - BN2 - LCH3.
Giai đoạn 30-40 ngày sau trồng các dòng dưa chuột tự phối bước vào giai đoạn đậu quả và phát triển quả. Lúc này, động thái tăng trưởng chiều cao cây cũng tăng nhanh dao động từ 82,5 (VP1) - 102,8 cm (LCH3). Các dòng LCH3 và BN2 cho động thái tăng trưởng chiều cao cây cao hơn đối chứng, và có thể sắp xếp theo thứ tự tăng dần là VP1 - VP2 - CUC71 - BN2 - LCH3.
Giai đoạn 40- 50 ngày sau trồng cho thấy ở hầu hết các dòng đều có xu hướng giảm dần về tốc độ tăng trưởng chiều cao cây. Chỉ riêng LCH3 có tốc độ tăng trưởng chiều cao khá dài, ở giai đoạn này vẫn tiếp tục tăng rất mạnh từ 102,8 cm lên 131,0 cm sau 10 ngày đo.
Giai đoạn cây 60 ngày sau trồng thì đa số các dòng tăng trường về chiều cao là không đáng kể so với ở lần đo trước, dao động từ 4,3 - 6,7cm; dòng LCH3 có chiều cao cây tăng từ 131,0 lên 137,3 cm; BH2 tăng từ 114,4 lên 121,1 cm; dòng CUC71 tăng từ 110,5cm lên 114,8cm; VP2 tăng từ 104,2cm - 109,3cm và VP1 tăng từ 100,1 - 104,7cm. Tốc độ tăng trưởng giảm đi báo hiệu cây sắp kết thúc thời gian sinh trưởng.