Tốc độ ra lá của các tổ hợp lai trong vụ thu đông 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh và đánh giá khả năng kết hợp của một số dòng dưa chuột địa phương tự phối tại gia lâm hà nội (Trang 58 - 59)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2.3.Tốc độ ra lá của các tổ hợp lai trong vụ thu đông 2016

4.2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,PHÁT TRIỂN, NĂNG

4.2.3.Tốc độ ra lá của các tổ hợp lai trong vụ thu đông 2016

Lá là bộ phận quan trọng làm nhiệm vụ quang hợp tổng hợp nên toàn bộ lượng Hydratcarbon trong bộ phận của cây, cung cấp cho toàn bộ quá trình sinh trưởng, phát tiển tạo nên năng suất cây trồng. Theo dõi động thái ra lá của các tổ hợp lai dưa chuột để biết được tiềm năng quang hợp, hô hấp, dự đoán năng suất của các tổ hợp lai. Tốc độ ra lá phản ánh tác động ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai. Trên cơ sở đó đánh giá được tổ hợp đó, cây bố, mẹ cũng như biện pháp chăm sóc đạt hiệu quả tốt nhất. Kết quả nghiên cứu tốc độ ra lá của các tổ hợp lai trong vụ thu đông 2016 được chúng tôi thể hiện ở bảng 4.13 như sau:

Bảng 4.13. Tốc độ ra lá của các tổ hợp lai trong vụ thu đông 2016

Đơn vị:lá/tuần

STT THL Ngày sau trồng(ngày)

3-10 10-17 17-24 24-31 31-38 1 DL1 0,5 1,1 1,6 3,2 4,5 2 DL2 0,8 2,0 2,4 3,7 3,3 3 DL3 0,5 1,5 1,3 2,9 3,9 4 DL4 0,7 2,0 2,0 4,1 3,5 5 DL5 0,5 1,9 1,9 2,4 3,9 6 DL6 0,7 2,0 2,1 4,4 3,4 7 CUC71 0,8 0,8 2,0 3,8 5,0

Chúng tôi tiến hành theo dõi khi cây bắt đầu nẩy mầm xuất hiện lá thật đầu tiên. Kết quả theo dõi ở bảng 4.13 cho thấy trong tuần tiên đầu tốc độ ra lá của các tổ hợp lai và giống đối chứng tương đối chậm chỉ từ 0,5 (DL3, DL5) đến 0,8 lá/tuần (DL2, CUC71), điều này chủ yếu là do đây mới là gia đoạn cây bắt đầu nẩy mầm, dinh dưỡng chủ yếu vẫn sử dụng từ nội nhũ của hạt và chỉ xuất hiện lá thật khi được 5-7 ngày sau trồng. Bước sang tuần theo dõi thứ 2 và thứ 3, tốc độ ra lá của các tổ hợp tăng dần, ở tuần thứ 2 tốc độ ra lá trung bình của các tổ hợp lai đạt 1,1 (DL1) - 2,0 lá/tuần (DL2, DL4, DL6) và giống đối chứng CUC71 đạt thấp nhất (0,8 cm/tuần). Tuần thứ 3, giá trị này đạt 1,3 lá/tuần (DL3) - 2,4 lá/tuần (DL2), tương ứng là vào thời kỳ cây dưa chuột đang từ giai đoạn xuất hiện tua cuốn đến xuất hiện hoa cái đầu tiên, giống đối chứng và tổ hợp lai DL4 cùng có tốc độ ra lá đạt 2,0 lá/tuần.

Tốc độ tăng trưởng về số lá tăng khi cây dưa chuột chuyển sang thời kỳ từ xuất hiện hoa đến đậu quả lần đầu (3 tuần sau trồng), tốc độ tăng trưởng số lá của các tổ hợp lai đạt trung bình từ 2,4 lá/tuần (DL5) đến 4,4 lá/tuần (DL6). Các tổ hợp DL4 (4,1 lá/tuần) và DL6 cho giá trị này cao hơn so với đối chứng CUC71 (3,8 lá/tuần).

Giai đoạn từ khi đậu quả lần đầu đến khi cho thu hoạch, tốc độ ra lá của các tổ hợp lai vẫn tăng từ 3,3 (DL2) đến 4,5 lá/tuần (DL1). Tuy nhiên tốc độ ra lá lớn nhất ở giai đoạn này lại là giống đối chứng CUC71 với giá trị đạt 5,0 lá/tuần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh và đánh giá khả năng kết hợp của một số dòng dưa chuột địa phương tự phối tại gia lâm hà nội (Trang 58 - 59)