Một số đặc điểm sinh trưởng chủ yếu của các dòng dưa chuột tự phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh và đánh giá khả năng kết hợp của một số dòng dưa chuột địa phương tự phối tại gia lâm hà nội (Trang 45 - 47)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.4.Một số đặc điểm sinh trưởng chủ yếu của các dòng dưa chuột tự phố

4.1. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦ A4 DÒNG

4.1.4.Một số đặc điểm sinh trưởng chủ yếu của các dòng dưa chuột tự phố

phối nghiên cứu trong vụ Xuân Hè 2016

Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng chủ yếu của các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu trong vụ xuân hè 2016 được chúng tôi thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Một số đặc điểm sinh trưởng chủ yếu của các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu trong vụ Xuân Hè 2016

STT Tên dòng Chiều cao cây cuối cùng (cm) Số lá trên thân chính (lá) Số nhánh cấp 1 Chiều dài lóng (cm) Kích thước lá Chiều dài phiến lá (cm) Chiều rộng phiến lá (cm) 1 VP1 194 27,8 1,9 9,6 20,8 16,2 2 VP2 218,6 30,1 1,9 10,2 21,7 16,6 3 LCH3 224,2 34,3 2,4 10,1 22,0 17,1 4 BN2 118,4 29,3 2,1 9,5 20,7 16,1 5 CUC71 190,4 32,6 2,8 10,7 21,2 17,7 LSD0,05 20,3 4,0 0,2 CV (%) 6,8 7,0 7,4

Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 4.4 cho thấy: * Chiều cao cây cuối cùng:

Chiều cao cây cuối cùng là một chỉ tiêu phản ánh trung thực khả năng sinh trưởng của cây. Qua đó đánh giá được sức sinh trưởng mạnh hay yếu của các dòng dưa chuột tự phối trong tập đoàn được trồng trong cùng một điều kiện chăm sóc như nhau. Việc xác định được chiều cao cây cuối cùng để áp dụng trong kỹ thuật làm giàn cho dưa chuột nhằm tạo điều kiện cho cây sinh trưởng thuận lợi nhất. Chiều cao cây cuối cùng phụ thuộc rất nhiều vào bản chất di truyền của mỗi dòng, điều kiện ngoại cảnh và chế độ dinh dưỡng. Chiều cao cây cuối cùng còn quyết định đến số lóng, số lá và dòng có số lóng đốt nhiều thì sẽ ra hoa nhiều.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, chiều cao cây cuối cùng của các dòng tự phối biến động trong khoảng 118,4 (BN2) - 224,2 cm (LCH3). Các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu cho ưu thế hơn so với đối chứng về chiều cao cây cuối cùng với thứ tự lần lượt tăng dần là VP1 (194,0 cm) - VP2 (218,6 cm) và LCH3 (224,2 cm). Chỉ có dòng BN2 cho chiều cao cây cuối cùng đạt thấp nhất với giá trị là 118,4 cm, thấp hơn rất nhiều so với đối chứng.

Theo Tạ Thu Cúc (2000) chia chiều cao cây thành 3 nhóm: Loại lùn có chiều cao cây từ 0,6 - 1m; Loại trung bình có chiều cao cây từ 1 - 1,5m; Loại cao có chiều cao cây từ 1,5 - 2,3m; như vậy, dòng BN2 thuộc dạng loại trung bình, còn các dòng còn lại đều thuộc loại cao.

* Số lá trên thân chính

Số lá trên thân chính liên quan chặt chẽ đến chiều cao cây và số nhánh. Số lá trên thân chính có sự biến động khá nhiều giữa các dòng, thường những dòng có chiều cao cây cuối cùng cao thì cũng có số lá trên thân chính cao. Tuy nhiên, tổng số lá trên cây nhiều hay ít còn phụ thuộc vào mức độ phân cành của từng dòng.

Qua kết quả ở bảng 4.4 cho thấy, số lá trên thân chính của các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu dao động từ 27,8 (VP1) đến 34,3 lá (LCH3). Sự khác biệt về số lá trên thân chính của các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu là không nhiều và tất cả các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu cũng cho số lá trung bình thấp hơn so với đối chứng.

* Số cành cấp 1

Giá trị số nhánh cấp 1 của các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu nằm trong mức từ 1,9 nhánh (VP1, VP2) đến 2,8 nhánh/cây (CUC71). Tất cả các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu đều có trị số này nhỏ hơn so với giống CUC71. Các dòng có sự sắp xếp lần lượt là VP1, VP2 (1,9 nhánh) - BN2 (2,1 nhánh) - LCH3 (2,4 nhánh).

* Chiều dài lóng

Thân cây dưa chuột thuộc loại leo bò, trên thân có các lóng, đốt tương đương với lá/thân đó. Số lóng nhiều hay ít quyết định đến số hoa/cây, các dòng khác nhau, số lóng/thân chính khác nhau.

Qua kết quả ở 4.4 cho thấy, cùng với hai giá trị chiều cao cây cuối cùng và số lá trên thân chính thì chiều dài lóng của các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu cũng nằm trong khoảng từ 9,5 (VP1) - 10,7 cm (CUC71). Tất cả các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu đều cho giá trị chiều dài lóng nhỏ hơn so với đối chứng và ít có sự chênh lệch nhiều.

* Kích thước lá

Lá là cơ quan dinh dưỡng quan trọng, thực hiện chức năng quang hợp, tạo nên chất hữu cơ nuôi cây. Lá tạo nên 95% sinh khối của cây và là đối tượng chính của sâu bệnh hại. Trên lá có khí khổng thoát nước ra ngoài giúp cây không bị nóng

và héo. Lá điều hoà các chu trình sinh lý quan trọng của cây. Số lá trên cây phản ánh sức sinh trưởng của cây, cây có bộ lá khoẻ thì sinh trưởng mạnh. Lá tạo nên bộ tán che phủ mặt đất, hạn chế quá trình bốc hơi nước từ đất. Căn cứ vào tán lá và độ che phủ mà người ta tính toán mật độ hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất.

Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 4.4 cho thấy, chỉ tiêu về hình thái, kích thước lá của các dòng tự phối thay đổi khi chiều dài phiến lá đạt giá trị lớn nhất là 22,0 cm (LCH3) và nhỏ nhất là 20,7 cm (BN2). Giá trị của giống đối chứng CUC71 đạt 21,2 cm vao hơn so với VP1 (20,8 cm) và BN2. Dòng LCH3 và VP2 (21,7 cm) cho giá trị này cao hơn đối chứng. Trong khi đó chiều rộng phiến lá đạt lớn nhất 17,7 cm ở giống đối chứng CUC71, các dòng còn lại đều có trị số thấp hơn và mức thấp nhất là 16,1 cm (BN2).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh và đánh giá khả năng kết hợp của một số dòng dưa chuột địa phương tự phối tại gia lâm hà nội (Trang 45 - 47)