Một số đặc điểm hình thái thân lá các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh và đánh giá khả năng kết hợp của một số dòng dưa chuột địa phương tự phối tại gia lâm hà nội (Trang 47 - 49)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.5.Một số đặc điểm hình thái thân lá các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu

4.1. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦ A4 DÒNG

4.1.5.Một số đặc điểm hình thái thân lá các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu

nghiên cứu vụ Xuân Hè 2016

Đặc trưng hình thái của các dòng dưa chuột tự phối thể hiện qua các bộ phận chính như thân, lá, quả. Các dòng tự phối nghiên cứu có một số đặc điểm hình thái thân lá có thể phân biệt qua bảng mô tả, kết quả được chúng tôi thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Một số đặc điểm hình thái thân lá các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu vụ Xuân Hè 2016 STT Tên dòng Hình thái lá Hình thái thân Màu sắc lá Thế lá Độ lớn phiến lá

1 VP1 Xanh trung bình Ngang Trung bình Xanh nhạt, ít lông tơ

2 VP2 Xanh trung bình Ngang Trung bình Xanh nhạt, ít lông tơ

3 LCH3 Xanh đậm Ngang To Xanh đậm,

ít lông tơ

4 BN2 Xanh trung bình Ngang Trung bình Xanh trung bình, ít lông tơ

5 CUC71 Xanh trung bình Ngang Trung bình Xanh trung bình, ít lông tơ

Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 4.5 cho thấy:

Về màu sắc lá của các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu ít có sự khác biệt, chỉ có dòng LCH3 có màu sắc lá xanh đậm trong khi các dòng tự phối còn lại có màu xanh nhạt hơn và được đánh giá ở mức xanh trung bình và không có sự khác biệt.

Về thế lá, chỉ có một tư thế lá nằm ngang ở tất cả các dòng tự phối nghiên cứu. Nhưng có sự khác biệt về kích thước lá với hình thái to được nhận thấy ở dòng LCH3 trong khi các dòng còn lại đều ở mức trung bình.

Hình thái thân của các dòng tự phối thay đổi ở cả ba mức độ màu sắc với xanh đậm được nhận thấy trên dòng LCH3, xanh nhạt ở hai dòng VP1 và VP2. Giống đối chứng và dòng BN2 có màu xanh trung bình và tất cả các dòng tự phối nghiên cứu đều có ít lông tơ trên thân. Qua bảng hình thái có thể nhận thấy duy nhất dòng LCH3 có nhiều đặc tính hình thái khác biệt hơn so với các dòng tự phối nghiên cứu còn lại với bộ lá to bản, màu sắc lá và màu sắc thân đậm hơn.

4.1.6. Đặc điểm ra hoa, đậu quả của các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu vụ Xuân Hè 2016

Kết quả nghiên cứu về đặc điểm ra hoa, đậu quả của các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu trong vụ xuân hè 2016 được chúng tôi trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Đặc điểm ra hoa, đậu quả của các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu vụ Xuân Hè 2016 STT Tên dòng Số hoa cái/cây Số hoa đực/cây Tổng số hoa Tỷ lệ hoa cái % Số quả đậu/cây Tỷ lệ đậu quả % 1 VP1 8.2 156.9 165.1 5 5.1 62,2 2 VP2 9.5 170 179.5 5,3 5.3 55,8 3 LCH3 10.2 180.7 190.9 5,3 6.4 62,7 4 BN2 9.7 162.8 172.5 5,6 4.5 46,4 5 CUC71 10 171.4 181.4 5,5 7.8 78 CV% 6,6 7,1 7,0 6,8 LSD 1,1 22,1 23,3 0,6

Qua bảng 4.6 cho thấy, giá trị tổng số hoa trên cây của các dòng dưa chuột tự phối biến động trong khoảng từ 165,1 hoa/cây (VP1) đến 190,9 hoa/cây (LCH3), trong đó giống đối chứng CUC71 có giá trị số hoa trên cây đạt 181,4 hoa/cây, đứng thứ hai và chỉ thấp hơn dòng cao nhất LCH3. Các dòng dưa chuột tự phối còn lại đều có trị số này thấp hơn và lần lượt đạt 165,1 hoa/cây (VP1); 172,5 hoa/cây (BN2); 179,5 hoa/cây (VP2).

Tuy có tổng số hoa trên cây lớn nhưng các dòng tự phối nghiên cứu lại có hạn chế số lượng hoa cái và chủ yếu là số lượng hoa đực. Số hoa cái trên cây của các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu thay đổi từ 8,2 hoa/cây (VP1) đên 10,2 hoa/cây (LCH3), trong đó giống đối chứng CUC71 đạt 10,0 hoa/cây cao hơn so với các dòng VP2 (9,5 hoa/cây); BN2 (9,7 hoa/cây) và VP1. Số lượng hoa đực trên cây của các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu cũng khác nhau nhiều khi thay đổi từ 156,9 hoa/cây (VP1) đến 180,7 hoa/cây (LCH3). Giống đối chứng CUC71 có số hoa đực trên cây đạt 171,4 hoa/cây, các dòng còn lại đều có giá trị này thấp hơn đối chứng.

Từ đó cho thấy tỷ lệ hoa cái đều khá nhỏ ở các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu và nằm ở trong khoảng 5,0% (VP1) - 5,6% (BN2). Các dòng ít có sự khác biệt về tỷ lệ hoa cái so với công thức đối chứng là CUC71 (5,5%).

Tuy nhiên, số quả đậu và tỷ lệ đậu quả lại có sự khác biệt nhiều giữa các công thức nghiên cứu. Số quả đậu trên cây của các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu thay đổi trong khoảng 4,5 quả/cây (BN2) đến 6,4 quả/cây (LCH3). Trong khi đó giống đối chứng có số quả đậu trên cây cao hơn hẳn với giá trị đạt 7,8 quả/cây. Từ đó mà tỷ lệ đậu quả của các dòng dưa chuột tự phối thay đổi từ 46,4% (BN2) đến 78% (CUC71), công thức có giá trị này cao nhất trong các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu là LCH3 (62,7%) và VP1 (62,2%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh và đánh giá khả năng kết hợp của một số dòng dưa chuột địa phương tự phối tại gia lâm hà nội (Trang 47 - 49)