3.3.1. Phương pháp phân vùng nghiên cứu
Thu thập số liệu thứ cấp từ số liệu thống kê Phòng Kinh tế Huyện, Chi cục Thống kê huyện, Trạm Thú Y huyện, Phòng Chăn nuôi Sở Nông nghiệp và PTNT , Chi cục quản lý chất lượng nông lâm- Thủy sản.
Điều tra từ cơ sở kinh doanh và đại diện cơ sở chăn nuôi trên địa bàn huyện Gia Lâm.
3.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Phương pháp điều tra thông qua các báo cáo, số liệu thống kê của các cơ quan, ban ngành liên quan.
- Phương pháp điều tra chính thức: Tình hình hoạt động kinh doanh và sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi lợn được điều tra bằng hai bộ câu hỏi được thiết kế trước (một bộ câu hỏi dùng điều tra đánh giá tình hình kinh doanh, một bộ câu hỏi dùng đánh giá tình hình chăn nuôi và sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi lợn) tại 3 xã đại diện cả về mặt địa lý và mức độ phát triển chăn nuôi lợn (Kim Sơn, Văn Đức, Dương Quang).
- Phương pháp lấy mẫu:
+ Đối với các chỉ tiêu lý hóa mẫu thức ăn được lấy theo TCVN 4325: 2007 (ISO 06497:2002).
+ Đối với các chỉ tiêu vi sinh vật, mẫu được lấy theo TCVN 8129: 2009.
Bảng 3.1. Dung lượng mẫu thức ăn được lấy trên địa các xã và các chỉ tiêu kiểm tra chất lượng
Địa điểm lấy mẫu Số đại lý thức ăn được lấy Số mẫu (mẫu)
Số mẫu kiểm tra theo các chỉ tiêu kiểm tra (mẫu) Chất lượng dinh dưỡng Ô nhiễm vsv, nấm mốc, kim loại nặng Hàm lượng
kháng sinh và Salbutamol Clenbuteron
Xã Kim Sơn 3 12 12 4 4 2
Xã Dương Quang 4 16 16 8 8 4
Xã Văn Đức 4 16 16 8 8 4
Tổng 11 44 44 20 20 10
Trên cơ sở qui mô, số lượng đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn các xã điều tra để quyết định số lượng mẫu. Khu vực xã Văn Đức và xã Dương Quang có nhiều đại lý được lấy nhiều nhất (16 mẫu), xã Kim Sơm ít đại lý nên số mẫu lấy ít hơn (Bảng 3.1). Mẫu được lấy 4 đợt khác nhau từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 2 năm 2016, mỗi mẫu được chia làm hai gói khác nhau (một gói dùng phân tích các chỉ tiêu lý hóa, một gói dùng phân tích các chỉ tiêu vi sinh và nấm mốc). Mẫu được lấy từ các mã thức ăn dạng nguyên bao hoặc tại các cơ sở kinh doanh hoặc kho chứa cơ sở chăn nuôi.
Riêng 10 mẫu thức ăn chăn nuôi lợn để phân tích kiểm tra hormone sinh trưởng Clenbuterol và Salbutamol có 5 mẫu được lấy từ bao thức ăn nguyên tại kho các cơ sở kinh doanh và cơ sở chăn nuôi và 5 mẫu được lấy từ máng ăn (chỉ lấy cám dùng cho lợn thịt giai đoạn cuối xuất chuồng).
3.3.3. Phương pháp phân tích đánh giá chất lượng thức ăn chăn nuôi
Tất cả các chỉ tiêu đều được phân tích theo tiêu chuẩn hiện hành, các phương pháp phân tích được chuẩn hóa và đảm bảo độ tin cậy theo quy định. Mỗi một chỉ tiêu đều được phân tích lặp lại 2 lần, giá trị đánh giá là giá trị trung bình của 2 lần phân tích. Các tính độ giao động phân tích cho phép và đánh giá các chỉ tiêu dinh dưỡng cơ bản (Trong nghiên cứu này áp dụng theo độ ẩm, protein thô, Xơ thô, Ca và Phốt pho được thực hiện theo hướng dẫn của tiêu chuẩn ngành 10TCN 860: 2006 Ban hành kèm theo quyết định số 4099 /QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Xác định độ ẩm theo TCVN 4326: 2001
- Xác định hàm lượng protein thô theo TCVN 4328-1: 2007 - Xác định hàm lượng xơ thô theo TCVN 4329: 2007
- Định lượng hàm lượng canxi (phương pháp thể tích) theo tiêu chuẩn Việt
Nam TCVN 1526-1:2007
- Định lượng hàm lượng photpho (phương pháp quang phổ) theo TCVN 1525:2001.
- Kháng sinh nhóm Clotertracyclin, tetracycline được định lượng theo TCVN 8544: 2010 (AOAC 995.09) bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.
- Phân tích tylosin được định lượng theo TCVN 8543: 2010 bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.
- Phân tích Chloramphenicol trong thức ăn chăn nuôi theo phương pháp Sắc ký lỏng khối phổ.
- Phân tích Oxytetracylin được định lượng theo TCVN 8544: 2010 (AOAC 995.09) bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.
- Vi khuẩn hiếu khí tổng số (CUF/g) được phân tích theo TCVN 5165-90 - E.coli được phân tích theo TCVN 6846: 2007
- Salmonella được phân tích theo TCVN 4829: 2005 Phương pháp phát hiện
salmonella trên đĩa thạch.
- Aflatoxin B1 được phân tích theo TCVN 6953: 2001 Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.
- Asen được phân tích theo AOAC 957.22 bằng phương pháp so màu. - Cadimi được phân tích theo TCVN 7603: 2007 bằng phương pháp Quang phổ hấp thụ nguyên tử.
- Thủy ngân được phân tích theo TCVN 7604: 2007 bằng phương pháp Quang phổ hấp thụ nguyên tử.
- Chì được phân tích theo TCVN 7602: 2007 bằng phương pháp Quang phổ hấp thụ nguyên tử.
- Hormone beta- agonist trong nghiên cứu này chỉ kiểm tra Clenbuteron và Salbutamol bằng chiến lược phân tích hai bước theo hướng dẫn của thông tư số 01/2016/TT-BNNPTNT của bộ NN&PTNT (sàng lọc bằng ELISA sử dụng kít hãng Biooscientific và khẳng định bằng phương pháp sắc khối phổ). Kít ELISA sử dụng là kít do hãng MaxSignalTM sản xuất (MaxSignalTM Clenbuterol ELISA Test Kit - Biooscientific (Cat No: 1021) và MaxSignalTM Salbutamol ELISA Test Kit - Biooscientific (Cat No: 1022) đều có giới hạn phát hiện (LOD là 0,1 ppb).
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Thông tin từ các báo cáo, thống kê cũng như số liệu đã công bố khác được tổng hợp, sau đó phân loại chọn lọc ra những thông tin cần thiết theo nội dung nghiên cứu.
- Số liệu điều tra trực tiếp và kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm được xử lý bằng thống kê mô tả trên phần mền thống kê Minitab 14.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN 4.1.1. Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện 4.1.1. Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện
Từ năm 2010 đến nay ngành chăn nuôi luôn được Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện xác định là một trong những ngành mũi nhọn, quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương. Chủ trương của huyện là phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng thành chăn nuôi cạnh tranh, hàng hóa và bền vững.
Chính những chủ trương và chiến lược đó đã giúp ngành chăn nuôi trên địa bàn phát triển ổn định theo hướng chuyên canh, hàng hóa và bền vững. Hình thành những vùng chăn nuôi trọng điểm khác nhau.
Đối với đàn trâu bò, mặc dù quá trình phát triển cơ giới hóa nông nghiệp nên nhu cầu làm sức kéo giảm, nhưng nhu cầu thịt trâu bò, sữa tăng mạnh cùng với địa lý, tiềm năng đất tự nhiên lớn nên đàn bò sữa, bò thịt phát triển mạnh trong các năm gần đây hình thành vùng chăn nuôi trọng điểm của huyện, từ 7.355 con vào năm 2010, sau năm năm phát triển tổng đàn trâu bò năm 2015 đạt 7.917 con. Trong khi đó, chủ trương của huyện tiếp tục triển khai thực hiện dự án lai tạo giống bò thịt trên nền đàn bò cái lai Sind tại các xã trong quy hoạch phát triển chăn nuôi, tiếp tục thực hiện đề án chăn nuôi bò sữa và bò thịt đã nâng cao chất lượng đàn bò trên địa bàn huyện.
Bảng 4.1. Tình hình phát triển chăn nuôi huyện giai đoạn 2010- 2015
Đơn vị: con Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Trâu, Bò 7.355 7.677 7288 7.346 7.831 7.917 Lợn 40.932 40.985 44.242 52114 55.013 58.907 Gia cầm 212.572 233.395 253.048 243.409 275.404 254.855
Nguồn: Trạm thú y huyện Gia Lâm (2015)
- Đối với chăn nuôi lợn do ảnh hưởng rất lớn của dịch bệnh đặc biệt là dịch Tai xanh xảy ra vào năm 2010, biến động thị trường, cùng với sự tăng giá thức ăn chăn nuôi đã tác động làm cho tổng đàn lợn giảm mạnh. Những hộ chăn nuôi lợn quy mô trang trại và chăn nuôi lợn nái ngoại do tuân thủ quy trình kỹ thuật và thực hiện tốt công tác phòng bệnh nên số lượng lợn nái ngoại có xu hướng tăng, trong
số 58 trang trại đủ tiêu chí theo Thông tư 27 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp. Nhìn chung chăn nuôi lợn tuy chịu tác động rất lớn bởi dịch bệnh, giá đầu vào và thị trường song hiện nay vẫn chiếm tỉ trọng trên 60% giá trị ngành chăn nuôi.
- Chăn nuôi gia cầm, thủy cầm: Chăn nuôi gia cầm ngày càng được quan tâm hơn, phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại tập trung, nên công tác phòng dịch đã được thực hiện tốt. Mặc dù chịu ảnh hưởng rất lớn của dịch cúm gia cầm nhưng đàn gia cầm vẫn ổn định và tăng qua các năm.
Thực hiện chủ trương của Thành phố xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung .Trên địa bàn huyện có 05 cơ sở giết mổ gia cầm tập trung, trong đó tại xã Yên Thường có 03 cơ sở: Cơ sở Lan Vinh, cơ sở Thành Lợi, cơ sở Luyện Hà, cơ sở Trần Văn Đát - xã Phú Thị và cơ sở Út Bạch - xã Dương Quang.
Thực hiện chỉ đạo của UBND Huyện về chiến lược phát triển chăn nuôi hàng hóa, cạnh tranh trở thành ngành chủ lực trong phát triển nông nghiệp trong thời gian tới, huyện Gia Lâm đã xây dựng định hướng quy hoạch vùng chăn nuôi trọng điểm, hình thành các khu chăn nuôi với quy mô lớn, đưa chăn nuôi vào sản xuất theo hướng hàng hóa, cạnh tranh, công nghiệp hoá hiện đại hoá, đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường.
4.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn tại huyện Gia Lâm
4.1.2.1. Tình hình phát triển đàn lợn tại huyện Gia Lâm giai đoạn 2010 - 2015
Huyện Gia Lâm là huyện có điều kiện rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, nhưng do nhiều yếu tố tình hình chăn nuôi lợn chung của toàn Huyện cũng như cả nước tác động nên đã có những biến động qua các năm Bảng 4.2.
Qua số liệu Bảng 4.2 cho thấy tổng đàn lợn từ năm 2010,đến năm 2015 tăng 17.975 con. Nguyên nhân chính để đàn lợn năm 2010 có tổng đàn giảm là do trên địa bàn huyện xảy ra dịch Tai Xanh (Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản PRRS.) tại 14 xã trong huyện số lượng lợn bệnh phải tiêu hủy 153 tấn nên người chăn nuôi đã thu hẹp tổng đàn do tâm lý sợ dịch bệnh. Đến năm 2011, năm 2012 đàn lợn trên địa bàn huyện tăng chậm là do năm 2011 tình hình thời tiết khắc nghiệt rét đậm kéo dài và các thay đổi thời tiết bất thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe đàn gia súc đó là dịch bệnh có điều kiện bùng phát trở lại nhất là dịch LMLM trên đàn trâu bò và dịch Tai Xanh trên đàn lợn. Bên cạnh đó giá cả của yếu tố đầu vào trong chăn nuôi lợn thịt tăng như giá lợn gống, giá thức ăn,
thuốc thú y… Trong khi đó giá lợn thịt không tăng hoặc có tăng nhưng rất ít không bù được chi phí đầu vào dẫn đến người chăn nuôi bị thua lỗ hoặc lợi nhuận thấp, nhiều hộ chăn nuôi bị vỡ đàn không đủ vốn để đầu tư tái đàn, nhiều hộ chăn nuôi lợn với quy mô lớn đã thu hẹp quy mô sản xuất hoặc không chăn nuôi bỏ sang ngành nghề khác. Nhưng trong những năm gần đây, cùng với chính sách phát triển vùng chăn nuôi tập trung theo hướng nâng cao năng suất và chất lượng thịt lợn của thành phố Hà Nội cũng như định hướng của huyện Gia Lâm. Đồng thời để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng đòi hỏi sản phẩm thịt lợn phải
có chất lượng tốt, tỷ lệ nạc cao, nên quy mô đàn lợn nội và F1, F2 có xu hướng
giảm dần, thay vào đó là đàn lợn ngoại ngày càng tăng hình thành vùng trọng điển chăn nuôi lợn nạc tại xã Văn Đức.
Qua bảng 4.2 cho thấy theo thống kê thời điểm T.5.2014 đàn lợn đực giống năm 2014 tăng so với năm 2013. Do nó liên quan đến trại giống gốc của Khoa chăn nuôi. Đây là trại giống gốc chuyên cung cấp tinh và cung cấp lợn đực giống cho các tỉnh.
- Năm 2015 giảm do số lượng lợn đực của Trại được bán đi trong giai đoạn chưa được khai thác. Số lượng này giảm là do giảm ở trang trại cơ sở cuung cấp giống.
- Do các hộ chủ yếu nhập tinh từ các cơ sở trang trại khác chủ yếu nuôi lợn đực để kích thích con cái.
Bảng 4.2. Tình hình phát triển và biến động cơ cấu đàn lợn trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2010 - 2015
Chỉ tiêu Năm 2010 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm Tổng đàn lợn (con) 40.932 40.985 44.242 52114 55.013 58.907 Lợn nái (con) 2.625 2.543 2.541 3.315 3.746 4.019 Lợn thịt (con) 38.266 38.399 41.644 48.707 51.088 54.802 Lợn đực giống (con) 41 43 57 92 179 86
Nguồn: Trạm thú y huyện Gia Lâm (2015)
4.1.2.2. Các hình thức chăn nuôi lợn
Trong điều kiện hiện nay cùng với sự tăng trưởng kinh tế - xã hội khi khoa học ngày càng phát triển, nhu cầu thực phẩm của xã hội đòi hỏi ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn
nói riêng đã hình thành và phát triển các hình thức và quy mô chăn nuôi khác nhau. Tùy vào điều kiện cụ thể của từng hộ. Từ chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ, phân tán theo hướng tận dụng và tự cung tự cấp nay đã hình thành nhiều hình thức chăn nuôi khác nhau như chăn nuôi trang trại, gia trại theo hướng chuyên canh, hàng hóa. Qua quá trình điều tra thấy các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện có 3 hình thức chăn nuôi lợn:
HT1 (hình thức 1): chỉ nuôi lợn nái HT2 (hình thức 2) : chỉ nuôi lợn thịt
HT3 ((hình thức 3). Chăn nuôi kết hợp cả lợn thịt và lợn nái
Ở hình thức 1 và hình thức 3 các hộ đều nuôi lợn con từ khi sơ sinh đến khi cai sữa, nhưng ở HT1 khi các hộ nuôi lợn con đến khi cai sữa thì xuất bán, còn ở HT3 các hộ nuôi tiếp đến khi xuất chuồng, các hộ này có thể không hoặc mua thêm lợn sau cai sữa ở các cơ sở khác để nuôi vỗ béo hình thức này hiện nay đang được nhiều hộ chăn nuôi quy mô trang trại áp dụng. Ở HT2 các hộ mua lợn sau cai sữa ở các cơ sở chăn nuôi khác về để nuôi vỗ béo (hoặc nuôi gia công).
4.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ KINH DOANH THỨC ĂN CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM
4.2.1. Tình hình sử dụng thức ăn hỗn hợp
Gia Lâm là huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do vậy sản lượng các loại cây trồng là nguồn thức ăn cho gia súc nói chung, chăn nuôi lợn riêng ngày càng hạn chế không đáp ứng được nhu cầu chăn nuôi lợn của huyện. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên đã và đang thúc đẩy các phương thức chăn nuôi tiên tiến (chăn nuôi công nghiệp và chăn nuôi bán công nghiệp) phát triển kéo theo nhu cầu về thức ăn công nghiệp ngày càng cao.
Thực tế, từ phương thức chăn nuôi nông hộ mang tính tận dụng, các hộ chăn nuôi chỉ sử dụng, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có đến nay đại đa số các hộ chăn nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp theo hai phương thức, hoặc hoàn toàn sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho ăn theo khẩu phần, hoặc sử dụng thức ăn đậm đặc pha trộn với nguyên liệu sẵn có của địa phương. Hiện nay, rất ít hộ chăn nuôi lợn chỉ tận dụng sử dụng thức ăn sẵn có.
Một số loại TĂCN trong chăn nuôi lợn đang được người chăn nuôi sử dụng phổ biến trên địa bàn là các sản phẩm của các công ty có thương hiệu như sản phẩm của công ty: Charoen Pokphand (CP), Cargill, Japfa, AF, Proconco
(Con cò), GreenFeed, Con heo vàng, De Heus , Dabaco, Newhop, Thái Dương ,