Ký hiệu
Tổng số vi khuẩn (CFU/g) Nấm mốc (ppb) VK hiếu khí
tổng số E.coli Salmonella Aflatoxin B1 QCVN01-12 : 2009/BNNPTNT ≤105 (lợn con <60 ngày tuổi) và ≤106 (nhóm khác) Không có Không có trong 25g mẫu ≤10 (lợn con <28 ngày tuổi) và ≤50 (nhóm khác) Mẫu KSXCS1 (thức ăn lợn giai đoạn cuối xuất
chuồng)
≤105 KPH KPH 57,71
Mẫu DQC2 (thức
ăn lợn choai) 1,15x106 KPH KPH KPH Mẫu DQXC7
(thức ăn giai đoạn cuối xuất chuồng)
1,61 x 106 KPH KPH KPH
Tại tỉnh Thanh Hóa được sự tài trợ của Ngân hàng thế giới (WB), Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và ATTP tỉnh Thanh Hóa từ năm 2012 đến năm 2015 đã phối hợp với Trung tâm kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng nông, lâm, thủy sản Thanh Hóa và các Phòng phân tích thức ăn do Cục Chăn nuôi chỉ định tiến hành giám sát 5 đợt và lấy 120 mẫu thức ăn tại các cửa hàng đại lý và hộ chăn nuôi áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) của 5 vùng chăn nuôi ưu tiên thuộc các huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Triệu Sơn, Thọ Xuân và Yên Định để phân tích các chỉ tiêu về chất lượng, độ ẩm, độc tố nấm mốc,tồn dư kháng sinh, vi sinh vật và kim loại nặng đặc biệt là các chất cấm như: Salbutamol, Clenbuterol, Ractopamine.
Các chỉ tiêu nhóm vi sinh vật gây hại trong mẫu thức ăn chăn nuôi (gồm: E.coli, Salmonella, colifom tổng số: Kết quả thu được không phát hiện thấy các nhóm vi sinh vật Salmonella, colifom tổng số trong mẫu thử nghiệm; 01/125 mẫu phát hiện E.coli tại các hộ trang trại trong đợt giám sát năm 2012, trong các đợt giám sát của các năm tiếp theo không phát hiện có E.coli điều này có thể cho thấy qua các cảnh báo của chương trình các hộ gia đình đã chấp hành tốt việc bảo quản mẫu; các hộ chăn nuôi và đại lý đều bảo quản thức ăn đúng quy định do đó đã tránh được tình trạng lây nhiễm các vi sinh vật độc hại từ môi trường vào thức ăn chăn nuôi.
- Nhóm chỉ tiêu độc tố nấm mốc (Aflatoxin tổng số, Aflatoxin B1): có 72/125 mẫu thử nghiệm phát hiện có Aflatoxin tổng số và 73/125 mẫu thử nghiệm phát hiện có Aflatoxin B1, trong đó chỉ tiêu Aflatoxin tổng số cao nhất là 47,0 µg/kg và Aflatoxin B1 cao nhất là 27,0 µg/kg nhưng tất cả đều nằm dưới ngưỡng tối đa cho phép. So với các đợt giám sát trước kết quả về hàm lượng Aflatoxin tổng số và Aflatoxin B1 trong các mẫu năm 2015 thấp hơn hàm lượng Aflatoxin tổng số
và Aflatoxin B1 trong mẫu giám sát năm 2014 (năm 2014 hàm lượng Aflatoxin tổng
số cao nhất là 17µg/kg) và giảm đáng kể so với 03 đợt giám sát trước đó (năm 2012 và 02 đợt năm 2013). Như vậy có thể nói các đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi đã chú trọng hơn đến khâu lựa chọn nguyên liệu, đã hạn chế được các nguyên liệu kém chất lượng khi đưa vào sản xuất. Hàm lượng Aflatoxin thấp sẽ làm chất lượng thức ăn tốt hơn; vật nuôi hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng hơn từ đó giúp vật nuôi phát triển tốt, tăng sức đề kháng.
4.4.2. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng
Trong 20 mẫu phân tích có 2 mẫu nhiễm kim loại nặng vượt quá quy định cho phép (chiếm 10%). Trong đó, 1 mẫu (KSC10 dùng cho lợn choai giai đoạn 15-30 kg) nhiễm Asen ở nồng độ gấp 3 lần giá trị cho phép (6ppb/2ppb) và 1 mẫu (VDXC10) nhiễm chì ở nồng độ ở nồng độ 6,15 ppb vượt qui định TCVN (5 ppb).
Bảng 4.8. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng
Địa điểm lấy mẫu Số mẫu kiểm tra (mẫu) Số mẫu vi phạm (mẫu) Tỷ lệ (%)
Xã Kim Sơn 4 01 25,0
Xã Dương Quang 8 0 0
Xã Văn Đức 8 01 12,50
Tổng cộng 20 02 10,0
Sự tồn dư kim loại nặng trong thịt lợn có thể do nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn hoặc nguồn nước chăn nuôi bị ô nhiễm. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tài Lương (1999) khi phân tích kiểm tra kim loại nặng trong các mẫu thức ăn gia súc trên thị trường đã phát hiện 15 mẫu nhiễm.
Theo Phạm Văn Tự và Vũ Duy Giảng (1996) chính sự ô nhiễm kim loại nặng thuốc bảo vệ thực vật trong đất, nước không khí sẽ theo chu trình của chuỗi thức ăn. Khi hàm lượng kim loại nặng cao trong đất, nước và không khí sẽ di chuyển vào sản phẩm nông nghiệp, được chế biến thành thức ăn cho người và gia súc. Khi người tiêu dùng sử dụng thức ăn có dư lượng kim loại nặng sẽ tích lũy ở hầu hết các mô bào trong cơ thể.
Việc phát hiện mẫu thức ăn có chứa asen có thể là do nhà sản xuất sử dụng các hợp chất chứa asen hưu cơ.
4.4.3. Kết quả phân tích hàm lượng kháng sinh
Trong chăn nuôi, kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong phòng trị bệnh, kích thích tăng trưởng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn cho gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, việc lạm dụng và sử dụng bất hợp pháp kháng sinh trong chăn nuôi đang là vấn đề được dư luận và xã hội quan tâm. Không chỉ liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm mà còn là vấn đề liên quan đến kháng kháng sinh.