Kết quả phân tích hàm lượng kháng sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình quản lý chất lượng thức ăn dùng trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 68 - 73)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu vi sinh vật, nấm mốc và kim loạ

4.4.3. Kết quả phân tích hàm lượng kháng sinh

Trong chăn nuôi, kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong phòng trị bệnh, kích thích tăng trưởng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn cho gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, việc lạm dụng và sử dụng bất hợp pháp kháng sinh trong chăn nuôi đang là vấn đề được dư luận và xã hội quan tâm. Không chỉ liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm mà còn là vấn đề liên quan đến kháng kháng sinh.

Bảng 4.9. Tỷ lệ mẫu vi phạm về hàm lượng một số loại kháng sinh được phân tích được phân tích

Địa điểm lấy mẫu kiểm tra Số mẫu (mẫu) Số mẫu có sử dụng kháng sinh (mẫu) Số mẫu có hàm lượng kháng sinh vượt qui

định Tỷ lệ trên tổng số mẫu kiểm tra (%) Xã Kim Sơn 4 2 1 25,00 Xã Dương Quang 8 4 3 37,50 Xã Văn Đức 8 5 2 25,50 Tổng cộng 20 11 6 30,00

Kháng sinh tích lũy trong sản phẩm chăn nuôi không những gây độc mà có thể gây dị ứng cho người tiêu dùng, dư lượng kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi còn là rào cản xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Điều đáng lo ngại là việc sử dụng kháng sinh phổ biến và không đúng cách trong chăn nuôi thú y đã dẫn đến sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn và nguy hiểm

hơn là khả năng truyền gen đề kháng kháng sinh cho vi khuẩn gây bệnh ở người cũng như vi khuẩn trong môi trường, ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc điều trị cho người và vật nuôi. Do đó, hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đã và đang tìm cách giảm sử dụng kháng sinh trên gia súc, gia cầm và dần dần thay thế bằng dược thảo thân thiện với môi trường, phát triển sản xuất theo hướng an toàn. Mặc dù rất nhiều nước trên Thế giới đã cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng nhưng ở Việt Nam vẫn cho phép sử dụng một số loại kháng sinh có qui nồng độ giới hạn tối đa (QCVN 01-12:2009/BNNPTNT).

Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chỉ quan tâm đến ba loại kháng sinh được sử dụng phổ biến là nhóm Tetracycline, Colistin và Tylosin được phép sử dụng và Chloramphenicol (kháng sinh cấm) cho thấy các mẫu thức ăn hỗn hợp trên địa bàn huyện có hàm lượng kháng sinh vượt mức cho phép (so với QCVN 01- 12:2009/BNNPTNT) chiếm tỷ lệ rất cao (54,00%). Cụ thể trong 3 xã lấy mẫu đều có mẫu chứa dư lượng kháng sinh vượt quá giới hạn cho phép.

Qua đây, nhận thấy sự quản lý của các cơ quan chức năng về VSATTP của huyện vẫn chưa được chặt chẽ, khắt khe, việc phối hợp giữa cơ quan chuyên môn cấp huyện với các ngành chức năng còn thiếu đồng bộ và không thường xuyên nên vẫn còn một số loại thức ăn chăn nuôi hỗn hợp còn tình trạng có hàm lượng kháng sinh vượt mức cho phép được bán trên địa bàn huyện.

Bảng 4.10 cho thấy có nhiều loại mẫu cám có hàm lượng kháng sinh đã vượt quá ngưỡng cho phép (so với QCVN 01-12:2009/BNNPTNT) được sử dụng trong chăn nuôi. Đối với mẫu KSTA3, DQTA4 có hàm lượng Colistin vượt mức cho phép đặc biệt mẫu VDC6, hàm lượng Colistin phân tích được là 151,2 µg/kg (mức cho phép là 50 µg/kg định lượng theo AOAC 995.09).Đối với mẫu DQSCS5 tuy không phát hiện ra hàm lượng Oxytetracyline, Chloramphenicol nhưng hàm lượng Chlotetracyline, Tylosin lại vượt hàm lượng cho phép (định lượng theo AOAC 962.26) rất nhiều (Chlotetracyline: 102/50 µg/kg; Tylosin: 81/40µg/kg). Mẫu VDXC8 chỉ vi phạm về hàm lượng Tylosin 79,4/40µg/kg). Không có mẫu nào sử dụng Chloramphenicol.

Bảng 4.10. Kết quả phân tích một số kháng sinh thức ăn chăn nuôi lợn

Ký hiệu/QC

(loại thức ăn) Colistin Oxytetracylin Chlotetracylin Tylosin Chloramphenicol Hàm lượng kháng sinh trong mẫu (mg/kg) QCVN01-12 :

2009/BNNPTNT 120 50 (chỉ dùng lợn con) 50 40 Cấm KSTA3 (thức ăn tập

ăn) 138 KPH KPH KPH KPH KSSCS (thức ăn

lợn con sau cai sữa) KPH Vết KPH KPH KPH DQTA2 (thức ăn

lợn con tập ăn) KPH KPH Vết 74 KPH DQTA4 (thức ăn

lợn con sau cai sữa) 147 KPH KPH KPH KPH DQSCS 5 (thức ăn lợn thịt) KPH KPH 102 81 KPH DQC8 (Thức ăn lợn choai) KPH Vết KPH 38,4 KPH VDTA1 (thức ăn lợn con tập ăn) KPH 45,7 KPH KPH KPH VDSCS3 (thức ăn

lợn con sau cai sữa) KPH Vết KPH KPH KPH VDSCS4 (thức ăn

lợn con sau cai sữa) 98,5 KPH Vết KPH KPH VDC6 (thức ăn lợn

choai) 151,2 KPH KPH KPH KPH VDXC8 (thức ăn

lợn con tập ăn) KPH KPH Vết 79,4 KPH

Chú thích: KPH: không phát hiện

4.4.4. Kết quả phân tích hormone Clenbuteron và Salbutamol trong thức ăn chăn nuôi lợn

Hormone nhóm β-agonist là nhóm được dư luận đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây. Cũng như nhiều nước trên khác thế giới tháng 06 năm 2002, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã có văn bản chính thức cấm sử dụng các hoạt chất thuộc nhóm β-agonists trong chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2002). Tuy nhiên, từ đó đến nay vẫn có hiện tượng sử dụng bất hợp pháp. Đỉnh điểm là những năm gần đây và đặc biệt là giai đoạn cuối 2015 vầu năm 2016. Chính vì vậy, đã có nhiều văn bản hướng dẫn giám sát sử dụng, đặc biệt thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra, giám sát và sử lý vi phạm các

chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2012). Nhưng vì lợi nhuận trước mắt, người chăn nuôi vẫn đã và đang sử dụng gây nên những mối nguy hại cho sức khoẻ cộng đồng và xã hội. Ví dụ, với loại lợn siêu nạc giống tốt nhất trong nước hiện nay, người dân phải mất 5 tháng mới đạt trọng lượng 95-100 kg/con nhưng cho thêm 1 thìa cà phê thần dược Beta-Agonist vào thức (cho 10 con lợn loại 70-80 kg/con), thời gian xuất chuồng rút ngắn chỉ còn ba tháng (Phạm Nho và Huỳnh Hồng Quang, 2012).

Do nhóm beta agonist ở nước ta thường là Salbutamol và Clenbuterol nên trong khuôn khổ nghiên cứu này đã bước đầu tập trung phân tích kiểm tra hai hormone này trong thức ăn chăn nuôi lợn. Trong khi, kết quả các khảo sát những năm gần đây cho thấy việc sử dụng hai loại hormone này vẫn diễn ra thì kết quả phân tích 10 mẫu thức ăn chăn nuôi lấy từ các cơ sở kinh doanh và tại máng ăn lợn trong nghiên cứu này đều không phát hiện mẫu nào nhiễm một trong hai loại hormone được kiểm tra.

Theo Nguyễn Đức Cường (2011) tình hình chất cấm bị các doanh nghiệp lạm dụng trộn lẫn vào TĂCN để thu lời bất chính không thuyên giảm mà còn tăng lên tới 17%. Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2010/NĐ-CP về quản lý TĂCN, trong đó quy định rõ trách nhiệm của người sản xuất và kinh doanh TĂCN, sau đó Bộ NN-PTNT ban hành Thông tư số 57/2012/TT- BNNPTNT quy định việc kiểm tra, giám sát và sử lý vi phạm các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi thế nhưng việc thực thi Nghị định và Thông tư trên còn rất hạn chế.

Ở Đồng Nai, ngày 12/3/2011, Đội Quản lý thị trường cơ động (thuộc Chi cục Quản lý thị trường Đồng Nai) kiểm tra đột xuất Công ty TNHH Nhân Lộc, tại xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) và phát hiện gần 2,5 tấn chất tăng trưởng và tạo nạc trong chăn nuôi lợn. Lượng hàng này được chứa 110 bao nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, loại có trọng lượng 20kg, có nhãn mác HT04, HT02, ghi công dụng tạo nạc, tạo màu nạc đỏ, giảm mỡ lưng, tăng tiết hormone tăng trưởng, cải thiện tăng trọng, giảm tiêu tốn thức ăn cho lợn.

Như vậy, mặc dù các nghiên cứu khác có phát hiện beta-Agonist trong thức ăn chăn nuôi lợn nhưng kết quả nghiên cứu này không có mẫu thức ăn nào chứa hormone Salbutamol và Clenbuteron. Kết quả này phù hợp với báo cáo giám sát của thành phố Hà Nội trong thời gian gần đây.

Theo đó, kết quả kiểm tra nhanh, lấy mẫu mẫu kiểm tra giám sát chất cấm trước Tết Nguyên đán từ 2/2/2016 đến ngày 5/2, cụ thể: Kiểm tra chất cấm bằng Test nhanh clenbutarol, salbutanol tại các cơ sở giết mổ, cơ sở chăn nuôi tập trung là 3 buổi; hình thức kiểm tra lấy mẫu nước tiểu kiểm tra, phát hiện hai chất salbutamol và Clenbuterol; các cơ sở giết mổ được kiểm tra gồm Vạn Phúc (Thanh Trì), La Phù (Hoài Đức); các cơ sở chăn nuôi được kiểm tra gồm khu chăn nuôi tập trung xã Cấn Hữu (Quốc Oai); kết quả kiểm tra đều âm tính.

Tương tự, Chi cục đã lấy mẫu thịt kiểm tra chất cấm tại một số chợ đầu mối kinh doanh sản phẩm động vật. Qua kiểm tra 16 mẫu thịt lợn tại 3 chợ đầu mối kinh doanh sản phẩm động vật (Chợ Đền Lừ, Chợ Phùng Khoang, Chợ Minh Khai, Chợ Thanh Xuân Bắc) gửi Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y trung ương I để xét nghiệm chất cấm (clenbutarol, salbutanol) bằng phương pháp định lượng. Kết quả kiểm tra, giám sát, không phát hiện chất cấm (clenbutaroi, salbutanol) trên 16 mẫu thịt lợn.

Kết quả kiểm tra chất cấm sau Tết Nguyên đán từ ngày 18/2/2016 đến

ngày 25/2/2016, cụ thể: Kiểm tra chất cấm bằng Test nhanh clsnbutaroi, salbutanol tại các cơ sở giết mổ tập trung gồm 4 buổi tại 4 cơ sở giết mổ lợn tập trung; hình thức kiểm tra định kỳ bằng cách lấy mẫu nước tiểu kiểm tra nhằm phát hiện chất salbutamol và clenbuterol; các cơ sở giết mổ được kiểm tra Vạn Phúc (Thanh Trì), Vinh Anh (Thường Tín) Hữu Văn (Chương Mỹ) và Tân Hội (Đan Phượng); kết quả đều âm tính.

Ngoài ra, Chi cục Thú y lấy mẫu thịt kiểm tra chất cấm tại các chợ đầu mối kinh doanh sản phẩm động vật. Qua kiểm tra 20 mẫu thịt lợn tại 5 chợ kinh doanh sản phẩm động vật gửi Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương I để xét nghiệm chất cấm bằng phương pháp định lượng. Kết quả kiểm tra, giám sát, không phát hiện chất cấm trên 20 mẫu thịt lợn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình quản lý chất lượng thức ăn dùng trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)