Phần 1 Mở đầu
2.2. Cơ sở thực tiễn về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua hệ
2.2.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Do kiểm soát chi thường xuyên NSNN là vấn đề quan trọng liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực nên đến nay đã có không ít công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này, như:
- Nguyễn Trần Quân (2017) “Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc” Luận văn Thạc sỹ Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Vũ Đức Hưng (2015) “Giải pháp tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Hải Dương” Luận văn Thạc sỹ Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Tô Thị Thanh Thảo (2016) “Tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn” Luận văn Thạc sỹ Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
- KBNN tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý chi NSNN (Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1 - Tháng 3/2018).
- Tăng cường kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN qua KBNN, của tác giả Vũ Đức Hiệp - Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi (Kho bạc Nhà nước), bài đăng trên tạp chí Tài chính số ra ngày 3/3/2018.
- Kiểm soát chi tiền lương qua hệ thống KBNN một số đề xuất và kiến nghị của tác giả Phạm Hải Hưng, bài đăng trên tạp chí ngân quỹ quốc gia, (193) ra tháng 7/2018.
- Kiểm soát chi lương trong điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính lĩnh vực KBNN của tác giả Nguyễn Thị Bắc Hà, bài đăng trên tạp chí ngân quỹ quốc gia. (193), ra tháng 7/2018.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả đã đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi NSNN ở mỗi địa phương dưới những góc độ nhất định cho thấy đều có những hạn chế nhất định và đã đều đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN.Tuy nhiên, do địa bàn nghiên cứu của các đề tài khác nhau, cho nên trong những công trình nghiên cứu trên chưa đánh giá khái quát hết những tồn tại, hạn chế của kiểm soát chi NSNN qua KBNN, cũng như nguyên nhân của
những tồn tại, hạn chế đó. Do vậy những giải pháp đưa ra cũng chưa thực sự giải quyết được tất cả những hạn chế đó và cũng chưa mang tính căn cơ dài hạn.
Đối với những bài viết của các tác giả đăng trên các tạp chí đã đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực trạng chung về kiểm soát chi NSNN mang tính khái quát và đã đưa ra những giải pháp có tính căn cơ và dài hạn hơn. Tuy nhiên lại chưa phù hợp với thực tiễn đối với từng địa phương khi áp dụng những giải pháp đó nhất là đối với những địa phương chưa thực sự chủ động cân đối được ngân sách (phải trợ cấp từ ngân sách cấp trên) do vậy công tác quản lý và điều hành ngân sách của chính quyền địa phương chưa thực sự chủ động mà còn phải phụ thuộc vào trợ cấp từ ngân sách cấp trên. Từ đó cũng đã tác động đến công tác kiểm soát chi.