- Trên cơ sở luật được ban hành Chính phủ , Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý chuyên ngành theo lĩnh vực cần ban hành đầy đủ, đồng bộ các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu phù hợp với tình hình thực tế để làm cơ sở để cho các đơn vị sử dụng NSNN làm căn cứ cho việc xây dưng, lập dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giao dự toán; làm căn cư cho Kho bạc thực hiện kiểm soát:
+ Đối với chi tiềnlương và các khoản có tính chất lương cần xem xét sửa đổi, bổ sung hệ thống thang bảng, ngạch bậc lương theo hướng đơn giản, dễ tính toán, dễ áp dụng. Đồng thời phải thay đổi căn bản chính sách tiền lương cho phù hợp với công việc, với trình độ chuyên môn hoàn thiện đề án trả lương theo vị trí việc làm.
+ Đối với các định mức chi nghiệp vụ chuyên môn: Hiện nay các định mức chi nghiệp vụ chuyên môn vừa thiếu lại vừa chưa đồng bộ, có định mức đã được
ban hành nhưng không phù hợp cho nên cần rà soát ban hành hệ thống định mức chi hoạt động nghiệp vụ chi cho cho từng lĩnh vực cụ thể và sát với thực tế, không nên quy định chung ví dụ như: chi cho công tác phổ cập giáo dục, chi công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên, chi bồi dưỡng học sinh giỏi, chi khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, do đặc thù hoạt động của ngành giáo dục việc dạy thêm giờ lớn, thời gian nghỉ hè kéo dài cho nên cũng cần phải hoàn thiện lại chế độ dạy thêm giờ, chế độ nghỉ phép đối với giáo dục cho phù hợp, không nên áp dụng theo mức chi chung như các đơn vị hành chính như hiện nay.
- Cần có quy định bắt buộc các cơ quan chủ quản cấp trên, cơ quan có thẩm quyền phải giao dự toán NSNN cho các đơn vị sử dụng NSNN đúng theo quy định của Luật NSNN (trước 31/12 của năm trước năm kế hoạch). Đồng thời phải thực hiện nhập dự toán ngân sách trên hệ thống TABMIS ngay sau khi dự toán ngân sách được giao để Kho bạc có căn cứ kiểm soát, thanh toán cho đơn vị.
- Các văn bản hướng dẫn dưới luật như Nghị định, Thông tư… phải kịp thời, sát với thực tế, cụ thể, dễ thực hiện và mang tính tương đối ổn định (hiện nay có một số thông tư được ban hành nhưng thiếu thực tế không áp dụng được hoặc trong một thời gian ngắn lại phải sửa đổi bổ sung).
- Tiếp tục xây dựng, sửa đổi bổ sung, hoàn thiện các văn bản chế độ về kiểm soát chi ngân sách theo hình thức chi theo dự toán từ KBNN. Hạn chế tối đa việc cho phép điều chỉnh dự toán , chuyển số dư tạm ứng và kết chuyển nguồn sang năm sau (trừ các trường hợp đặc biệt theo chế độ qui định) nhằm để nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các đơn vị sử dụng sách ngân sách trong việc lập và sử dụng dự toán ngân sách hàng năm.
- Bộ Tài chính cần sớm sửa đổi Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012; Thông tư 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 Quy định về chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN đối với các khoản chi thường xuyên theo hướng: Nâng cao vai trò và trách nhiệm của đơn vị sử dụng NSNN với các hồ sơ thanh toán khi gửi đến KBNN, một số loại hồ sơ đơn vị phải chịu trách nhiệm toàn diện về tính đúng đắn của nó (bởi hiện tại các khoản này đơn vị không phải gửi chứng từ đến KBNN, chỉ gửi bảng kê chứng từ, không gửi hợp đồng do vậy cán bộ kiểm soát chi không thể biết đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ có tài khoản hay không hoặc số tài khoản để kiểm soát và yêu cầu
đơn vị chuyển khoản); thủ tục hồ sơ thanh đơn giản h, cụ thể rõ ràng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đơn vị giao dịch.