Thái Thụy là huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, có 47 xã và 01 thị trấn, diện tích tự nhiên là 26.504 ha, dân số của huyện là 273.778 người. Năm 2015 tổng giá trị sản xuất toàn huyện đạt 1.826 tỷ đồng tăng 27% so với cùng kì năm trước, nguồn lương thực và các loại rau màu rất phong phú giúp cho Thái Thụy đẩy mạng chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong năm 2016, toàn huyện xuất chuồng được 11.000 tấn thịt lợn hơi, 1.500 tấn gia cầm. Nghề nuôi và đánh bắt thủy, hải sản đã đem lại nguồn thu lớn; mỗi năm đạt 2.503 tấn tôm cá nước ngọt, 1.800 tấn thủy sản nước mặn. các ngành công nghiệp cung đang trên đà phát triển mạnh mẽ mới việc mở ra các cụm công nghiệp và các dự án đầu tư quy mô lớn. Trong 3 năm (2013-2016) được sự quan tâm của huyện ủy, HĐND và sự hỗ trợ từ ngân sách cấp trên, UBND huyện đã thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng thuộc các lĩnh vực như Giao thông, thủy lợi, trụ sở làm việc và đầu tư công trình xây dựng nông thôn mới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của huyện như một số các dự án đầu tư tiêu biểu như Đền thờ Liệt sỹ huyện, hạng mục Nhà tưởng niệm - Khu lưu niệm Lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh, xây dựng tuyến đường 456, 461, Thái Thủy- Thái Thịnh, QL39A, …, đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa, nhà văn hóa thiếu nhi huyện, Bến xe khách phía nam, Khu dân cư Nguyễn Đức Cảnh, khu xử lý rác Thụy Dũng;…
UBND huyện đã đẩy mạnh việc phân cấp quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn được thực hiện thông qua ban QLDAXDCSHT và các ban QLDA kiêm nhiệm thuộc các phòng: Công thương, NN&PTNT, Văn phòng UBND huyện và UBND các xã, thị trấn có dự án; Trong 3 năm 2014-2016 đã thực hiện 799 công trình (trong đó cấp huyện thực hiện 40 công trình, cấp xã thực hiện 759 công trình).
Ngày 17/6/1969, sau khi sáp nhập 2 huyện Thái Ninh và Thụy Anh thành huyện Thái Thụy; Thực hiện Nghị quyết số 780 của ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 11/8/1969 về việc phê chuẩn việc thành lập “ủy ban thanh tra của Chính
phủ” là cơ quan của hội đồng chính phủ. Các Ban thanh tra khu, tỉnh, thành phố được thành lập hoạt động theo hệ thống trên phạm vi toàn quốc.
Tại huyện Thái Thụy, ủy ban thanh tra được hình thành là một ban của UBND huyện. Từ 1975- 1986 đổi tên là ủy ban thanh tra Nhà nước huyện. Từ 1986 có biên chế riêng. Từ 1990 được gọi là Thanh tra Nhà nước huyện,
Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. ( Khoản 1 Điều 26 luật Thanh tra năm 2010).
Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng thanh tra huyện Thái Thụy:
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thanh tra huyện có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
+ Báo cáo kết quả về công tác thanh tra;
+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thanh tra huyện.
- Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra huyện có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, của Ủy ban nhân dân cấp xã;
+ Thanh tra vụ việc phức tạp, có liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã;