Chuẩn bị thanh tra ······································································

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sahs nhà nước tại phòng thanh tra huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 60 - 63)

- Thu thập thông tin

Trước khi ban hành quyết định thanh tra, Chánh thanh tra huyện chỉ đạo cán bộ trong phòng thanh tra xuống các địa bàn xã, một số phòng ban của UBND huyện, ban quản lý dự án của huyện để thu thập thông tin về tình hình các dự án xây dựng cơ bản trong thời gian vừa qua để phân tích, đánh giá phụ vụ cho việc xác định mục tiêu, trọng trâm trọng điểm của cuộc thanh tra , xác định rõ đối tượng thanh tra để phục vụ cho việc ban hành quyết định thanh tra.

- Lập báo cáo kết quả sơ bộ

Cán bộ thanh tra được giao nắm tình hình có trách nhiệm lập báo cáo kết quả sơ bộ về đối tượng thanh tra. Nhận định những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm, đề xuất nội dung thanh tra và phương pháp tiến hành thanh tra với Chánh thanh tra.

- Ban hành Quyết định thanh tra

Căn cứ quy định tại Điều 38 Luật thanh tra và báo cáo kết quả nắm tình hình (nếu có). Chánh thanh tra Quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra và chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra.

- Xây dựng kế hoạch, phê duyệt tiến hành thanh tra

Trưởng đoàn thanh tra tổ chức xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra và trình Chánh thanh tra phê duyệt.

Kế hoạch gồm những nội dung chính sau: * Mục đích, yêu cầu cuộc thanh tra:

Xác định rõ những mục đích cần đạt được sau khi kết thúc thanh tra: đó là nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật về quản lý, thực hiện dự án xây dựng cơ bản huyện Thái Thụy, nhất là việc sử dụng nguồn tài chính từ Ngân sách Nhà nước chi cho đầu tư XDCB để kiến nghị với các cơ quan

quản lý Nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa và xử lý hành vi vi phạm pháp luật, giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong đầu tư xây dựng cơ bản.

* Nội dung thanh tra:

- Xác định những nội dung tiến hành thanh tra; trong đó xác định rõ nội dung trọng tâm, trọng điểm: tình hình thanh quyết toán các dự án đầu tư xây dựng:

- Xây dựng nội dung chi tiết kèm theo cho từng nội dung thanh tra; phương pháp tiến hành; những nơi đến thanh tra, kiểm tra, xác minh; thời gian thực hiện cho mỗi nội dung.

* Thời kỳ thanh tra, thời hạn thanh tra, đơn vị đến thanh tra: - Thời kỳ thanh tra từ 2014-2016

- Thời gian thanh tra cho toàn cuộc thanh tra theo Quyết định thanh tra: theo điều 45 của Luật Thanh tra.

- Đơn vị đến thanh tra, kiểm tra, xác minh: Phòng tài chính huyện, các ban quản lý dự án, UBND các xã, Kho bạc huyện, Chi cục Thuế huyện, các nhà thầu xây dựng…..

- Xây dựng đề cương thanh tra

Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chủ trì cùng thành viên Đoàn thanh tra xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo những nội dung chính sau:

Khái quát dự án đầu tư:

- Chủ đầu tư và cấp trên của chủ đầu tư;

- Chủ trương, mục tiêu, phạm vi, tính chất, địa điểm của dự án đầu tư; - Quy mô, nội dung, giải pháp công nghệ và địa điểm xây dựng; kế hoạch và tiến độ thực hiện của dự án; công trình, hạng mục công trình chủ yếu (nếu có);

- Tổng mức đầu tư; Nguồn vốn đầu tư;

- Hình thức tổ chức thực hiện dự án, các tổ chức tư vấn lập dự án, tư vấn khảo sát, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu …;

- Việc phân cấp trong quản lý, điều hành dự án (giữa Chủ đầu tư, đại diện Chủ đầu tư, Chủ nhiệm điều hành dự án …); cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án hoặc đơn vị trực tiếp quản lý, điều hành dự án.

- Hình thức lựa chọn nhà thầu: Chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế, đấu thầu rộng rãi...

Tình hình thực hiện dự án đầu tư:

- Tiến độ thực hiện theo kế hoạch đến thời điểm dự kiến thanh tra;

- Dự toán, tổng dự toán được duyệt, số lượng gói thầu của dự án, giá gói thầu, giá trúng thầu, hình thức đấu thầu, các đơn vị trúng thầu; giá trị các hợp đồng kinh tế đã ký kết;

- Tình hình thực hiện khối lượng; huy động và giải ngân vốn đầu tư (nêu chi tiết theo từng nguồn vốn, chi tiết tình hình thực hiện giá trị khối lượng, giá trị đã thanh toán cho từng gói thầu và các chi phí khác …);

- Những vướng mắc, phát sinh, điều chỉnh bổ sung trong quá trình thực hiện dự án;

- Các chính sách, chế độ tài chính, định mức, đơn giá có liên quan. Chú ý những chính sách, chế độ đặc thù quy định riêng cho dự án;

- Tình hình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức liên quan đến dự án.

Trách nhiệm Nội dung

Người được phân công

Chánh thanh tra

Trưởng đoàn TT Và thành viên ĐTT CTT hoặc người được ủy

quyền, Trưởng đoàn TT

Sơ đồ 4.2. Quy trình chuẩn bị thanh tra

Nguồn: Phòng thanh tra huyện Thái Thụy (2017) Ban hành QĐTT (cử người

giám sát ĐTT nếu có) Xây dựng KHTT, ĐCTT; gửi

QĐTT& đề cương TT cho ĐTTT, họp ĐTT…

Thông báo công bố QĐTT Khảo sát trước thanh tra

- Công bố quyết định thanh tra

Trưởng đoàn thanh tra tổ chức buổi công bố quyết định thanh tra. Hội nghị công bố quyết định thanh tra có các thành phần như: Chủ tịch UBND các xã, trưởng các phòng ban trong UBND huyện (Tài chính kế hoạch, Công thương, Tài nguyên và môi trường...) và giám đốc ban quản lý dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sahs nhà nước tại phòng thanh tra huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)