- Đặt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát là một trụ cột quan trọng trong việc chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tăng cường tiết kiệm, nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB NSNN. Về phía các đơn vị liên quan và xã hội hết sức tạo điều kiện cho cơ quan kiểm tra, giám sát như cung cấp thông tin, tài liệu, hết sức cầu thị và sẵn sàng hợp tác.
- Giáo dục nâng cao ý thức pháp luật trong cơ quan đơn vị và tạo điều kiện về kinh phí, về thời gian và lực lượng cho công tác thanh tra, giám sát cộng đồng (phải đưa vào kế hoạch và dự toán năm hoặc công trình). Mặt khác phải tự đề phòng, ngăn ngừa những sai phạm ngay trong lĩnh vực đầu tư tại đơn vị, tổ chức của mình. Thường xuyên có chế độ tự kiểm tra, đánh giá quá trình và tự hoàn thiện, chấp hành pháp luật và chế độ quản lý vốn đầu tư XDCB một cách có nề nếp.
- Về phía cơ quan có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác quản lý vốn đầu tư XDCB phải có kế hoạch và phối hợp lẫn nhau nắm bắt đốii tượng quản lý, thực hiện thanh tra có trọng tâm, trọng điểm,tránh trùng lặp và chồng chéo gây cản trở trong hoạt động xây dựng. kết luận thanh tra phải khách quan, trung thực, phát hiện các sai phạm phải có biện pháp xử lý kịp thời, đúng pháp
luật… . Thường xuyên học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm, nâng cao năng lực và phẩm chất để luôn bảo đảm tiếng nói thanh tra là của phát luật và của nhân dân. Phối hợp với các cơ quan quản lý vốn đầu tư XDCB NSNN để lấy thông tin và có kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát, quản lý chi nguồn vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách Nhà nước.
- Để thực hiện triệt để các kết luận, kiến nghị xử lý sau thanh tra, trong thời gian tới Thanh tra huyện Thái Thụy cần gắn trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra với công tác xử lý sau thanh tra; nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra với những biện pháp cụ thể như: Việc lập các Biên bản trong quá trình thanh tra phải chặt chẽ, đảm bảo đầy đủ tính pháp lý, căn cứ để phục vụ trong quá trình kết luận; việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra phải đảm bảo chất lượng cao; phải nhận xét đúng, sai so với quy định của pháp luật nào; đồng thời phải đề xuất, kiến nghị đúng quy định của pháp luật, có tình, có lý, phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi; mặt khác, đoàn thanh tra cũng phải chú ý, xem xét, lắng nghe đến ý kiến giải trình của đối tượng thanh tra và của các cơ quan, tổ chức có liên quan, kết luận thanh tra phải đảm bảo sự chính xác, khách quan, tránh sự áp đặt, miễn cưỡng; kiến nghị phải đúng quy định của pháp luật và có tính khả thi; nội dung kiến nghị phải nêu rõ: cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có trách nhiệm thực hiện và thời hạn thực hiện