Đặc điểm việc làm của lao động nông thôn và vai trò, chức năng, nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của hội phụ nữ trong hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 29 - 32)

vụ của hội phụ nữ tham gia giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

2.1.2.1 Đặc điểm lao động nông thôn

Lao động nông thôn thường sống và làm việc trên địa bàn rộng. Đặc điểm này làm cho việc tổ chức bồi dưỡng, đào tạo và cung cấp thông tin tới người lao động nông thôn khó khăn.

Lao động nông thôn thường hạn chế về trình độ chuyên môn, văn hóa, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là học nghề thông qua việc hướng dẫn của các thế hệ đi trước hoặc tự truyền cho nhau nên lao động theo truyền thống và thói quen là chính. Điều đó làm cho lao động nông thôn có tính chất bảo thủ nhất định tạo sự khó khăn cho việc thay đổi phương thức sản xuất và thực hiện phân công lao động, hạn chế sự phát triển kinh tế nông thôn.

Lao động nông thôn mang tính thời vụ rõ rệt, đặc biệt là các vùng thuần nông. Do vậy việc sử dụng lao động trong nông thôn kém hiệu quả, hiện tượng thiếu việc làm là phổ biến. Vì vậy muốn giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thì phải phát triển đa dạng ngành nghề trong nông thôn, thâm canh tăng vụ, xây dựng cơ cấu cây trồng hợp lý.

Lao động nông thôn có khả năng tiếp cận và tham gia thị trường kém, thiếu khả năng nắm bắt và xử lý thông tin thị trường. Do đó khả năng giao lưu và phát triển sản xuất hàng hóa hạn chế.

Một bộ phận lao động sau một thời gian ra ngoài làm việc tại các khu công nghiệp hay các nhà máy xí nghiệp sức bị đào thải với tuổi đời từ 30, 35 tuổi trở đi, quay trở lại địa phương không tìm được công việc phù hợp quay lại nông nghiệp. Đây là gánh nặng với thị trường lao động nông thôn với đã khan hiếm việc làm.

* Đặc điểm việc làm tại nông thôn

Khả năng tạo việc làm của nền kinh tế nông thôn luôn thấp hơn nhu cầu việc làm của dân số do đặc điểm chung ở nông thôn dân số tăng nhanh, cấu trúc dân số trẻ dẫn đến nguồn lao động tăng hàng năm với tốc độ cao.

Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực tạo việc làm truyền thống và thu hút nhiều lao động của cư dân nông thôn, nhưng bị giới hạn bởi diện tích đất canh tác vốn rất hạn hẹp và có xu hướng giảm dần do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang phát triển mạnh ở các nước. Điều đó đã hạn chế rất lớn đến khả năng tạo việc làm cho lao động ở nông thôn.

Sản xuất nông nghiệp luôn chịu sự tác động và chi phối mạnh mẽ của các quy luật và các điều kiện tự nhiên: đất đai, thời tiết, khí hậu, sinh vật…quá trình sản xuất mang tính thời vụ cao, thu hút lao động không đồng đều, chỉ tập trung chủ yếu vào thời vụ gieo trồng và thu hoạch, thời gian còn lại là rỗi rãi. Trong thời kỳ nông nhàn, một bộ phận lao động nông thôn thường chuyển sang làm các công việc phi nông nghiệp hoặc đi sang các địa phương khác hành nghề tăng thu nhập. Tình trạng lao động nông nhàn cùng với thu nhập thấp trong sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân đầu tiên gây nên hiện tượng di chuyển lao động trong nông nghiệp mang tình thời vụ để tìm kiếm thêm thu nhập.

Trong sản xuất nông nghiệp luôn luôn tồn tại mối quan hệ gắn bó từ đất đai đến cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như giao thông, thủy lợi và các hoạt động dịch

vụ sản xuất như cung ứng giống, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch chế biến và tiêu thụ sản phẩm,... cho nên lao động nông nghiệp có tính cộng động chặt chẽ.

Tổ chức sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ luôn bắt nguồn từ lao động của kinh tế hộ gia đình, các thành viên trong gia đình trong quá trình lao động sản xuất có thể chuyển đổi thay thế thực hiện công việc của nhau. Việc chú trọng thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình là một trong những biện pháp tạo việc làm có hiệu quả.

Trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn một số nghề thủ công mỹ nghệ được lưu truyền từ đời này qua đời khác trong từng gia đình, từng dòng họ, từng làng xã, dần dần hình thành nên những làng nghề truyền thống tạo ra những sản phẩm hàng hóa tiêu dùng độc đáo vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị văn hóa nghệ thuật đặc trưng cho từng cộng đồng, từng dân tộc (Nguyễn Hồng Nhung, 2017).

Tóm lại việc làm trong nông nghiệp, nông thôn nói chung thường là những công việc giản đơn, thủ công, ít đòi hỏi tay nghề cao, tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai và dụng cụ cầm tay, dễ học hỏi, dễ chia sẻ. Vì vậy, khả năng thu hút lao động cao, tình trạng thất nghiệp toàn phần ít xảy ra, nhưng tình trạng thất nghiệp bộ phận, hay còn gọi là thiếu việc làm là thường gặp.

2.1.2.2. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội phụ nữ Việt Nam

a. Vai trò, chức năng của Hội phụ nữ Việt Nam

Điều lệ Hội phụ nữ Việt Nam do Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI năm 2012 thông qua, đã xác định chức năng của các cấp Hội phụ nữ Việt Nam là: “Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước. Đoàn kết, vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới”(Điều lệ Hội phụ nữ Việt Nam, 2012).

Hội phụ nữ với chức năng của Hội là đại diện cho tầng lớp phụ nữ, tổ chức Hội phụ nữ Việt Nam thay mặt cho các tầng lớp phụ nữ Việt Nam để thực hiện một hoặc một số hoạt động theo quy định của pháp luật, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế.

Hội phụ nữ Việt Nam với mục đích hoạt động không vì lợi nhuận đó là một tổ chức chính trị và xã hội, là đại diện cho tầng lớp phụ nữ , bảo vệ quyền lợi của

người phụ nữ. Hội chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên. Với mục tiêu hỗ trợ phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình. Như vậy, là đơn vị trực tiếp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế- văn hóa cho phụ nữ. Hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn cho phụ nữ. Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, định hướng, dạy nghề, chuyển giao khoa học công nghệ giúp phụ nữ phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường. Từ đó, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị xã hội, khai thác và sử dụng tối đa nguồn lực sẵn có (về nhân lực, vốn, có sở hạ tầng…).

b. Nhiệm vụ của Hội phụ nữ

Tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Vận động các tầng lớp phụ nữ chủ động, tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; Vận động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao năng lực, trình độ, xây dựng gia đình hạnh phúc; Chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ. Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia đình và trẻ em. Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh; Đoàn kết hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trong khu vực và thế giới vì bình đẳng, phát triển và hòa bình (Điều lệ Hội phụ nữ Việt Nam, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của hội phụ nữ trong hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)