Thực trạng công tác tuyên truyền kiến thức hỗ trợ tìm kiếm việc làm của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của hội phụ nữ trong hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 69 - 74)

hội phụ nữ đối với lao động nông thôn huyện Tân Yên, Bắc Giang

a. Tình hình triển khai các hoạt động tuyên truyền để hỗ trợ giải quyết việc làm

Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao kiến thức cho chị em phụ nữ đã được coi là nền tảng cho các hoạt động xã hội của các cấp Hội phụ nữ từ huyện đến cơ sở. Để tìm kiếm được việc làm ổn định tăng thu nhập trong những năm qua Hội phụ nữ các cấp trong huyện Tân Yên đã vận động, tuyên truyền cán bộ, hội viên tích cực giải quyết tình trạng thất nghiệp bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú như: Tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương và nhiệm vụ của Hội; tuyên truyền cổ vũ hội viên, phụ nữ thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; tuyên truyền, giáo dục nâng cao trình độ dân trí, KHKT, công nghệ và kiến thức quản lý kinh tế cho hội viên, phụ nữ.

Đặc biệt tuyên truyền Quyết định số 295/QĐ-TTg, ngày 26/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015”; Nghị quyết 11-NQ/TW, ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”; Nghị

quyết liên tịch số 47/NQLT/HLHP/BNN về hỗ trợ phụ nữ nông thôn phát triển sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tuyên truyền nội dung về chính sách tín dụng: Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách; Văn Bản liên tịch số 213/VBLT ngày 10/3/2003 ký kết giữa Hội phụ nữ Việt Nam với Ngân hàng chính sách xã hội về việc tổ chức thực hiện cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách; Hướng dẫn số 3775/NHCS-KTNB ngày 27/9/2006 của Ngân hàng Chính sách xã hội về hướng dẫn quy trình, phương pháp kiểm tra giám sát hoạt động nhận ủy thác cho vay; Nghị định số 41/2010/NĐ- CP trong việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và tuyên truyền về kiến thức quản lý kinh tế.

b. Kết quả hoạt động tuyên truyền

Các cấp Hội phụ nữ huyện Tân Yên đã bám sát tình hình thực tế vấn đề việc làm lao động của địa phương, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của Hội nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cả về vật chất và tinh thần, nên có nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền, lồng ghép các chương trình nghị quyết chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn với các nội dung khác và bằng các hình thức đa dạng như: nói chuyện thời sự, nói chuyện chuyên đề, hái hoa dân chủ, văn hóa văn nghệ, lồng ghép nội dung sinh họat vào các buổi họp, hội nghị, giao lưu, hội thảo, hội thi,… Ngoài ra, các cấp Hội đã quan tâm hình thức tuyên truyền thông qua nhóm nhỏ và tư vấn trực tiếp đối với từng đối tượng, nhờ vậy mà công tác tuyên truyền đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực. Ngoài ra HLHPN huyện cũng đã xây dựng nội dung tờ rơi để gửi đến tất cả chị em nội dung tuyên truyền vận động chị em tích cực tham gia tạo cơ hội việc làm cải thiện đời sống.

Công tác nắm bắt, phản ánh tình hình tư tưởng, đời sống, nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ đuợc các cấp Hội quan tâm. Các cấp Hội Phụ nữ trong huyện đã tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức hoạt động, tăng cường công tác nắm bắt, phản ánh tình hình tư tưởng, đời sống, nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ, nghiên cứu dư luận xã hội và tâm trạng các tầng lớp phụ nữ phục vụ công tác tham mưu; chủ động phối hợp với các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị liên quan giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh liên quan đến phụ nữ,... góp phần ổn định tư tưởng bình đẳng giới nâng cao vị thế lao động nữ trong kinh tế hộ

Kết quả hoạt động tuyên truyền giải quyết việc làm cho lao động được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 4.10. Một số nội dung tuyên truyền của Hội phụ nữ huyện Tân Yên

Nội dung 2015 2016 2017

1. Tuyên truyền Quyết định số 295/QĐ-TTg, Ngày 26/2/2010 của TTg Chính phủ về việc “ phê duyệt đề án hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm”, giai đoạn 2010-2015

- Số đợt tuyên truyền 41 59 67

- Số hội viên phụ nữ tham dự 20.984 27.384 30.918 2.Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 về việc sửa

đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

- Số đợt tuyên truyền 14 20 24

- Số hội viên phụ nữ tham dự 2.052 2.618 2.795 3. Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của TTg

CP ban hành quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng

- Số đợt tuyên truyền 52 65 71

- Số hội viên phụ nữ tham dự 5.018 6.276 6.925 4. Tuyên truyền số 144/QĐ-UBND ngày 23/1/2015 của

UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt mức chi và danh mục nghề đào tào cho lao động nông thôn năm 2015 và những năm tiếp theo trên địa bàn.

- Số đợt tuyên truyền 32 45 49

- Số hội viên phụ nữ tham dự 4.164 4.698 4.723 5. Tuyên truyền thông báo số 304-UBND ngày 24/12/2014

của UBND tỉnh Bắc Giang về công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

- Số đợt tuyên truyền 12 15 17

- Số hội viên phụ nữ tham dự 1.090 1.136 1.258 6. Tuyên truyền Kế hoạch liên ngành giữa Hội LHPN và Sở

lao động – TBXH tỉnh Bắc Giang về việc phối hợp đào tạo, giới thiệu việc làm cho lao động nữ trên địa bàn .

- Số đợt tuyên truyền 10 11 15

- Số hội viên phụ nữ tham dự 1.221 1.422 1.551

Nguồn: Hội phụ nữ huyện Tân Yên (2017)

Hàng năm Hội phụ nữ từ huyện đến cơ sở tổ chức rất nhiều các đợt tuyên truyền phổ biến về các chính sách ưu đãi cho phát triển nông nghiệp, các chủ trương về tín dụng ưu đãi cho phát triển nông nghiệp và kiến thức quản lý kinh tế đến rất nhiều hội viên trong Hội phụ nữ Huyện Tân Yên. Nhờ đó, phong trào của Hội Phụ

nữ trong thời gian qua không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng, nội dung các nhiệm vụ trọng tâm, các phong trào phụ nữ và các cuộc vận động ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn đối với cán bộ, hội viên, phụ nữ; nhiều chị em trở thành những tấm gương tiêu biểu trong việc xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới,…

c. Ý kiến đánh giá về các hoạt động tuyên truyền

Để có cái nhìn xác đáng hơn về hiệu quả của các nội dung tuyên truyền, nghiên cứu đã sử dụng các thông tin thứ cấp thu thập được từ Hội phụ nữ huyện Tân Yên về kết quả đánh giá các lớp tập huấn tuyên truyền về một số nội dung cụ thể ở bảng 4.13.

Bảng 4.11. Ý kiến đánh giá của lao động của huyện về hoạt động tuyên truyền của Hội phụ nữ huyện Tân Yên

ĐVT: %

Tiêu chí

Tham gia

hoạt động tuyên truyềnNội dung Điều kiện hỗ trợ truyền đạt Thời gian

Không ích Bổ Không bổ ích Tốt Không Phù hợp

Chưa phù hợp

1. Tuyên truyền Quyết

định số 295/QĐ-TTg 84,44 15,56 78,95 21,05 73,68 26,32 34,21 65,79 2. Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 75,56 24,44 82,35 17,65 66,18 33,82 35,29 64,71 3. Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của TTg 77,78 22,22 80 20 82,86 17,14 37,14 62,86 4. Tuyên truyền số 144/QĐ-UBND ngày 23/1/2015 của UBND tỉnh Bắc Giang 72,22 27,78 69,23 30,77 80 20 35,38 64,62

5. Tuyên truyền thông báo số 304-UBND ngày 24/12/2014 của UBND tỉnh Bắc Giang

83,33 16,67 88 12 81,33 18,67 37,33 62,67

6. Tuyên truyền Kế hoạch liên ngành giữa Hội LHPN và Sở lao động – TBXH tỉnh Bắc Giang về việc phối hợp đào tạo, giới thiệu việc làm cho lao động nữ trên địa bàn .

75,56 24,44 85,29 14,71 79,41 20,59 32,35 67,65

Qua điều tra 90 lao động về ý kiến đánh giá hoạt động tuyên truyền của Hội được thể hiện ở bảng trên. Kết quả điều tra cho thấy: tỷ lệ các hội viên tham gia các đợt tuyên truyền của Hội phụ nữ huyện rất cao, đều chiếm trên 70% tổng số các hội viên được khảo sát. Trong số các hội viên tham gia khảo sát, đa phần các hội viên đều cho rằng nội dung tuyên truyền bổ ích, chiếm tới trên 80% các hội tham gia khảo sát. Về điều kiện hỗ trợ, đa phần các hội viên cũng đều đánh giá là tốt. Về thời gian truyền đạt, chỉ có khoảng 30% số hộ tham gia khảo sát cho rằng phù hợp, còn lại đến 70% số hội viên tham gia khảo sát cho rằng thời gian tuyên truyền còn ngắn, cần nhiều thời gian để phù hợp với nội dung cần tuyên truyền.

Bảng 4.12. Ý kiến đánh giá chung về hoạt động tuyên truyền

Tiêu chí

Cao Thượng Việt Lập Ngọc Châu Tổng

SL (người) Tỷ lệ % SL (người) Tỷ lệ % SL (người) Tỷ lệ % SL (người) Tỷ lệ % Số người điều tra (người) 30 100 30 100 30 100 90 100 1. Về hình thức tuyên truyền Đa dạng 16 53,3 18 60,0 21 70,0 55 61,1 Không đa dạng 14 46,7 12 40,0 9 30,0 35 38,9 2. Về mức độ thường xuyên Thường xuyên 18 60,0 17 50 21 69 56 62,2 Không thường xuyên 12 40,0 13 50 7 17,0 32 35,6 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Theo số liệu ở bảng trên ta thấy rằng, trong 90 người được hỏi về mức độ đa dạng của hình thức tuyên truyền có đến 55 người cho rằng hình thức tuyên truyền đa dạng chiếm tỷ lệ 61,1% và 35 người cho rằng hình thức tuyên truyền không đa dạng, chiếm tỷ lệ 38,9%.

Về mức độ thường xuyên của hoạt động tuyên truyền thì có 56 người trên 90 người được hỏi cho rằng hoạt động tuyên truyền được tổ chức thường xuyên, chiếm tỷ lệ 62,2% và 32 người cho rằng hoạt động tuyên truyền chưa được tổ chức thường xuyên, chiếm tỷ lệ 35,6%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của hội phụ nữ trong hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)