thôn huyện Tân Yên, Bắc Giang
a. Tình hình triển khai hoạt động dạy nghề
Đào tào nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nữ được thực hiện trong 5 năm qua, với tinh thần quyết tâm và sáng tạo, Hội phụ nữ huyện Tân Yên đã chủ động trong đề ra các kế hoạch cụ thể, tích cực phối hợp với các tổ chức cơ sở ngành liên quan, các địa phương để tổ chức thực hiện triển khai Đề án với nhiều sự đổi mới.
Các chi hội cơ sở đã thực hiện Nghị quyết/ Chương trình với khâu đột phá “Tạo chuyển biến mới về chất lượng, hiệu quả vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, giảm nghèo bền vững”, trong đó đề ra các chỉ tiêu về dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ hàng năm. Chủ trương tập trung thực hiện Đề án ở cơ sở, hướng đến phụ nữ nghèo, phụ nữ cận nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa đã tạo điều kiện cho chị em nâng cao nhận thức, tích cực tham gia học nghề, tìm kiếm việc làm để nâng cao đời sống, cải thiện kinh tế.
Việc chủ động dạy nghề gắn với xây dựng các mô hình kinh tế hợp tác (HTX, tổ hợp tác, tổ liên kết), khôi phục và phát huy các nghề truyền thống, sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động địa phương, góp phần tạo dựng thương hiệu các sản phẩm của các địa phương là cách làm rất sáng tạo của Hội trong triển khai Đề án. Những kết quả mà Đề án đạt được đã góp phần thực hiện chỉ tiêu quốc gia về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phát huy vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế, thực hiện tốt mục tiêu tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nữ, tạo cho người lao động ý thức nỗ lực nâng cao kiến thức nghề nghiệp, tự tạo việc làm sau học nghề.
Hội phụ nữ huyện Tân Yên căn cứ vào kết quả khảo sát nhu cầu học nghề của các hội viên trong toàn huyện đã phối hợp với Trung tâm dạy nghề huyện Tân Yên, Phòng Nông nghiệp&PTNT huyện Tân Yên, Trạm khuyến nông, Trạm BVTV, phối hợp với các công ty may, cơ sở sản xuất đồ mây tre đan,… để mở các lớp dạy nghề cho các hội viên phụ nữ. Hội viên tham gia là những hội viên phụ nữ nghèo, cận nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Tân Yên nhưng không có việc làm ổn định và có nhu cầu học nghề. Nguồn kinh phí do nguồn xin hỗ trợ từ ngân sách huyện; Ngành nghề: Trồng trọt, chăn nuôi, may công nghiệp, mây tre đan, thêu ren, làm hương…Thời gian đào tạo: Từ 20 ngày đến 1,5 tháng tùy thuộc vào từng nghề
- Hội phụ nữ huyện phối hợp với các ngành chức năng liên quan trong việc mời đội ngũ báo cáo viên, giảng viên cho các lớp tập huấn.
- Khảo sát nhu cầu học nghề của hội viên phụ nữ: Cách thức khảo sát thông qua Hội phụ nữ cơ sở tổ chức cho hội viên phụ nữ đăng ký học nghề.
+ Kết quả khảo sát nhu cầu học nghề của hội viên phụ nữ qua 3 năm (2015- 2017) được thể hiện trong bảng dưới đây
Bảng 4.17. Tình hình đăng ký học nghề của lao động nữ qua 3 năm (2015 - 2017)
Chỉ tiêu
2015 2016 2017 So sánh (%)
SL
(người) Tỷ lệ (%) (người) SL Tỷ lệ (%) (người) SL Tỷ lệ (%) 16/15 17/16 BQ Tổng số phụ nữ đăng ký học nghề 1.524 100,00 1.817 100,00 2.059 100,00 119,23 113,32 110,2 Nghề trồng trọt 605 39,70 725 39,90 787 38,22 119,83 108,55 104,07 Chăn nuôi 514 33,73 629 34,62 680 33,03 122,37 108,11 105,51 May công nghiệp 298 19,55 338 18,60 456 22,15 113,42 134,91 129,51 Mây tre đan 32 2,10 38 2,09 41 1,99 118,75 107,89 113,19 Thêu ren 40 2,62 46 2,53 50 2,43 115,00 108,70 105,41 Làm hương 35 2,30 41 2,26 45 2,19 117,14 109,76 115,05 Nguồn: Hội phụ nữ huyện Tân Yên (2017)
Có thể thấy nhu cầu học nghề của phụ nữ luôn tăng lên qua các năm bình quân hàng năm cụ thể năm 2016 tăng 19,23% so với năm 2015, năm 2017 tăng 13,32% so với năm 2016, bình quân tăng 10,2% và tăng ở tất cả các ngành và đặc biệt là ở các nhóm ngành may công nghiệp, mây tre đan vì đây là những ngành sản xuất thu hút nhiều lao động nữ và mang lại thu nhập cao cho họ. Đối với ngành trồng trọt, chăn nuôi, thêu ren có số phụ nữ đăng ký học ít mặc dù hàng năm có tăng lên nhưng tăng ở tỷ lệ rất thấp, chỉ tăng từ 6% trở xuống, bởi đây là nhóm các ngành truyền thống, nặng nhọc và mang lại thu nhập không cao cho các chị em, nên lao động nữ ít tham gia học và làm các nghề này.
b. Kết quả hoạt động dạy nghề
Bên cạnh việc tạo điều kiện cho hội viên phụ nữ được vay vốn và duy trì hoạt động các tổ, câu lạc bộ giúp nhau phát triển kinh tế, Hội phụ nữ huyện Tân Yên còn tích cực triển khai thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nữ ở khu vực nông thôn, trong đó chú trọng tới việc xây dựng các mô hình sau đào tạo nhằm giúp học
viên áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Nhờ đó, sau khi được đào tạo nghề đa số các học viên đã biết áp dụng kiến thức vào lao động sản xuất, tiết kiệm được thời gian lao động, giảm chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sản lượng, chất lượng, giúp người lao động tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Nhiều cơ sở hội đã nắm rõ tình hình, đặc điểm, điều kiện kinh tế của từng địa phương để tổ chức các mô hình đào tạo nghề cho phù hợp.
Có thể thấy, việc lựa chọn đào tạo các ngành nghề phù hợp với nhu cầu của hội viên phụ nữ cùng việc xây dựng các mô hình sau đào tạo đã giúp học viên áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế một cách hiệu quả và trở thành hướng đi đúng đắn trong công tác đào tạo nghề cho phụ nữ.
Đánh giá cao sự nỗ lực của các cấp Hội trong triển khai, thực hiện Đề án. Đó là sự chủ động tham mưu chính sách; coi trọng công tác tuyên truyền, vận động; tổ chức dạy các nghề phù hợp với năng lực của phụ nữ cũng như nhu cầu của thị trường lao động; xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết giữa dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ. Trong thời gian tới các cấp Hội tập trung đánh giá các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, làm cơ sở để xây dựng nghị quyết, tăng cường công tác tuyên truyền vê chủ trương, chính sách, pháp luật về dạy nghề, tạo việc làm để phụ nữ chủ động tìm học nghề, tăng tỷ lệ nữ học ở ở cấp trung cấp, cao đẳng nghề; các cơ sở dạy nghề đổi mới nội dung, phương thức để nâng cao chất lượng dạy nghề. Đồng thời lưu ý Hội phải chú trọng dạy nghề phù hợp cho phụ nữ, đặc biệt chị em tuổi trung niên.
Theo số liệu ở bảng trên ta thấy tổng số phụ nữ được đào tạo nghề tăng lên hàng năm, bình quân tăng 5,23% và tăng ở tất cả các ngành nghề đào tạo đặc biệt là sự tăng mạnh của các ngành mây tre đan, làm hương, tốc độ tăng bình quân của các ngành này lần lượt là 15%, và 18,59%.
Các ngành mây tre đan, làm hương là những ngành có số phụ nữ được dạy nghề thấp nhưng tốc độ tăng lại nhanh bởi đây là những ngành mới, có điều kiện và triển vọng để phát triển tốt hơn nếu như giải quyết tốt vấn đề đầu ra cho sản phẩm.
Các ngành trồng trọt, chăn nuôi là những ngành có số phụ nữ được dạy nghề hàng năm luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số người được dạy nghề nhưng tốc độ tăng lại chậm bởi đây là những ngành nghề truyền thống, điều kiện để triển khai và thực hiện các ngành nghề này có hạn nên nhu cầu học nghề cũng không tăng mạnh.
Bảng 4.18. Kết quả dạy nghề cho lao động nữ qua 3 năm ( 2015 - 2017)
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%)
Sl Tỷ lệ % Sl Tỷ lệ % Sl Tỷ lệ % 16/15 17/16 BQ
Tổng số phụ nữ được đào tạo các nghề 1.341 100 1.423 100 1.485 100 106,11 104,36 105,23
1.Nghề trồng trọt 498 37,14 519 36,47 539 36,3 104,22 103,85 104,03
+ Nghề trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao 236 240 245 101,69 102,08 101,88
+ Nghề trồng hoa 125 127 131 101,6 103,15 102,37
+ Nghề trồng nấm 21 28 35 133,33 125 129,1
+ Nghề trồng rau sạch 116 124 128 106,9 103,23 105,05
2. Chăn nuôi 491 36,61 509 35,77 532 35,82 103,67 104,52 104,09
+ Nuôi gà an toàn sinh học 467 481 502 103 104,37 103,68
+ Nuôi giun quế 24 28 30 116,67 107,14 111,8
3. May công nghiệp 245 18,27 269 18,9 278 18,72 109,8 103,35 106,53
4. Mây tre đan 31 2,31 38 2,67 41 2,76 122,58 107,89 115
5. Thêu ren 44 3,28 47 3,3 50 3,37 106,82 106,38 106,6
6. Làm hương 32 2,39 41 2,88 45 3,03 128,13 109,76 118,59
Nguồn: Hội phụ nữ huyện Tân Yên (2017)
Mặc dù không phải là đơn vị chuyên sâu về lĩnh vực đào tạo và dạy nghề, nhưng Hội phụ nữ huyện Tân Yên đã gặt hái được nhiều thành công và kết quả đạt được trong hoạt động động dạy nghề cho hội viên phụ nữ qua 3 năm thể hiện sự tin tưởng của hội viên phụ nữ vào tổ chức hội khi tham gia vào các lớp đào tạo nghề cũng như các hoạt động khác do hội tổ chức.
c. Ý kiến đánh giá hoạt động dạy nghề
Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động nữ nông thôn do hội phụ nữ huyện Tân Yên tổ chức có nhiều chuyển biến tích cực về xây dựng tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, được dư luận đồng tình và đánh giá cao. Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác dạy nghề ngày càng được khẳng định trong xã hội.
Bảng 4.19. Đánh giá của lao động nữ điều tra về hoạt động dạy nghề
Tiêu chí
Cao Thượng Việt Lập Ngọc Châu Tổng
Số
người Tỷ lệ (%) người Số Tỷ lệ (%) người Số Tỷ lệ (%) người Số Tỷ lệ (%) Tổng số hội viên được
điều tra tham gia vào
lớp dạy nghề 30 100 30 100 30 100 90 100 1. Nội dung đào tạo
- Tốt 21 70 25 83,33 24 80,00 70 77,78 - Bình thường 6 20 3 10,00 5 16,67 14 15,56 - Chưa tốt 3 10 2 6,67 1 3,33 6 6,67 2. Thời gian đào tạo
- Dài 5 16,67 2 6,67 0 7 7,78
- Hợp lý 15 50 20 66,67 20 66,67 55 61,11 - Ngắn 10 33,33 8 26,67 10 33,33 28 31,11 3. Phương pháp giảng
dạy của giảng viên
- Tốt 18 60 20 66,67 17 56,67 55 61,11 - Bình thường 8 26,67 6 20 10 33,33 24 26,67 - Chưa tốt 4 13,33 4 13,33 3 10 11 12,22 4. Cơ sở vật chất phục vụ học tập - Tốt 18 60 15 50 20 66,67 53 58,89 - Chưa tốt 12 40 15 50 10 33,33 37 41,11 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
Nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và toàn xã hội về công tác dạy nghề cho lao động nông thôn ngày càng được nâng cao, nhất là trong việc thực hiện “chiến lược phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn” phục vụ thiết thực quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Tân Yên nói riêng.
Qua điều tra 90 hội viên đã tham gia vào các lớp dạy nghề do Hội phụ nữ huyện Tân Yên tổ chức. Dưới đây là một số ý kiến đánh giá của các hội viên về hoạt động dạy nghề.
Theo số liệu ở bảng trên ta thấy, trong 90 hội viên tham gia các lớp dạy nghề do Hội phụ nữ huyện Tân Yên tổ chức. Khi được hỏi về nội dung đào tạo có tới 70 hội viên đánh giá tốt, chiếm 77,78%; 14 hội viên đánh giá bình thường chiếm 15,56% và chỉ có 6 hội viên chiếm 6,67% đánh giá là chưa tốt. Về thời gian đào tạo, có 55 hội viên cho rằng thời gian đào tạo như vậy là hợp lý, chiếm 61,11%, 28 hội viên cho rằng thời gian đào tạo còn ngắn, chiếm 31,11%. Về phương pháp giảng dạy của giảng viên, có 55 người đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên tốt, chiếm 61,11%, có 24 người đánh giá bình thường, chiếm 26,67% và còn 11 người đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên chưa tốt. Điều này cho thấy Hội phụ nữ huyện Tân Yên cần chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy rút ngắn thời gian lý thuyết tập trung vào thực hành theo hình thức cầm tay chỉ việc. Về cơ sở vật chất phục vụ học tập đây là một trong những tiêu chí cũng rất được quan tâm, có 53 người cho rằng cơ sở vật chất tốt, chiếm 58,89%, 37 người cho rằng cơ sở vật chất phục vụ học tập vẫn chưa tốt như thiếu các trang thiết bị phục vụ thực hành thực tập, …
Mặc dù hội phụ nữ huyện Tân Yên đã rất tích cực trong liên kết mở lớp tạo việc làm, nhưng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Tân Yên vẫn gặp những khó khăn nhất định. Một bộ phận người lao động chưa có nhận thức đầy đủ về học nghề và việc làm nên đăng ký học nghề còn ít hoặc bỏ học giữa chừng, một số học viên sau khi học xong cũng chưa thực sự nỗ lực trong việc tìm kiếm công việc, không kiên trì theo đuổi công việc bỏ việc giữa chừng ảnh hưởng đến kết quả dạy nghề. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, giảng viên ở một số trung tâm dạy nghề còn thiếu; kinh phí thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn hạn chế so với yêu cầu.