Khái quát về tình hình việc làm của lao động nông thôn huyện Tân Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của hội phụ nữ trong hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 61 - 69)

4.1.3.1. Tình hình dân số và lao động nông thôn trên địa bàn huyện Tân Yên

Số lượng dân số, tốc độ gia tăng dân số, đặc biệt là lực lượng lao động có ảnh hưởng lớn đến nguồn lao động và vấn đề giải quyết việc làm cho lực lượng lao động tại địa phương. Nếu như năm 2015 tổng dân số toàn huyện là 92.450

người thì đến năm 2017 thì dân số là 94.160 người, tăng 1.710 người và trong đó tăng chủ yếu trong độ tuổi lao động. Dân số tăng, gây sức ép nhiều mặt cho xã hội, trong đó ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là cơ hội việc làm

Bảng 4.2. Tổng hợp phát triển dân số và lao động nữ nông thôn năm 2015-2017 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 SL (LĐ) Cơ cấu (%) SL (LĐ) Cơ cấu (%) SL (LĐ) Cơ cấu (%) Dân số 92.450 100 92.790 100 94.160 100 LĐNT trong độ tuổi 53.247 57,59 54.232 58,45 56.018 59,49 Lao động nữ trong độ tuổi 26.729 28,91 27.225 29,34 28.121 29,87 Nguồn:Chi cục thống kê huyện Tân Yên (2015-2017)

Như vậy từ năm 2015 – 2017 mỗi năm khu vực nông thôn huyện tiếp nhận thêm từ 1000 đến 1.200 lao động. Ngoài ra ở khu vực này còn có hàng nghìn người trên và dưới tuổi lao động có khả năng làm việc và có nhu cầu tìm việc làm.

Lực lượng lao động tăng lên qua các năm không chỉ cung cấp nguồn lực dồi dào cho ngành nông nghiệp và còn cung cấp cho cả ngành công nghiệp và dịch vụ. Xong nguồn lực tăng lên làm cho nhu cầu về việc làm cũng tăng lên áp lực việc làm lớn cho phát triển kinh tế xã hội. Như vậy, cùng với quá trình dịch chuyển cơ cấu lao động của tỉnh, cơ cấu lao động huyện Tân Yên những năm qua cũng có sự dịch chuyển theo hướng giảm tỷ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng số lượng lao động trong các ngành phi nông nghiệp và TM-DV, từ đó tăng thu nhập cho lao động. Tuy nhiên, đối lập với sự dịch chuyển của lao động theo hướng tích cực thì huyện cũng phải đối mặt với những rủi ro về việc làm như: thất nghiệp, thu nhập không ổn định, phải thay đổi việc làm thường xuyên,… Bên cạnh đó huyện vẫn đang phải đối mặt với sự mất cân đối trong cơ cấu lao động, lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ

trọng lớn, năm 2017 là 47%, từ đó đòi hỏi cần phải có chính sách phát triển nhân lực đặc biệt ở khu vực nông thôn, những giải pháp thiết thực và hiệu quả hơn nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với quá trình công nghiệp hoá trên địa bàn huyện.

Bảng 4.3. Cơ cấu lao động nữ nông thôn trên địa bàn huyện Tân Yên năm 2015-2017 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 SL (LĐ) Cơ cấu (%) SL (LĐ) Cơ cấu (%) SL (LĐ) Cơ cấu (%) 1. Lực lượng lao động 55.019 100 56.242 100 57.214 100 2. Lực lượng lao động nông thôn 53.247 100 54.242 100 56.018 100 3. Lao động nông thôn có

việc làm 47.160 48.365 50.261

Trong đó chia theo giới tính -Lao động nữ 23.344 49,5 23.945 49,51 24.885 49,51 -Lao động nam 23.816 50,5 24.42 50, 49 25,376 50,49 Chia ra theo lĩnh vực: - LĐ thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp 16.966 35,53 18.459 38,01 21.025 42 - LĐ thuộc lĩnh vực DV- TM. 2.627 5,5 3.676 7,57 5.507 11 - LĐ thuộc lĩnh vực nông nghiệp. 27.567 58,97 26.221 54,42 23.729 47 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tân Yên (2015-2017)

Qua bảng số liệu ba năm gần đây ta có thể thấy tỷ lệ lao động nữ có việc làm ở nông thôn ít hơn lao động nam, tuy nhiên xu hướng số lao động và cơ cấu lực lượng lao động nữ tăng lên qua các năm, năm 2015 số lao động nữ có việc làm là 23.344 lao động chiếm 49,50%, năm 2016 tăng lên 49.51% so với tổng số lao động có việc làm.

Sự chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt có biến động lớn nhất là lao động thuộc lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ, thương mại, cụ thể với nông nghiệp nếu như năm 2015 tỷ lệ lao động trong lĩnh vực này là 58,97% thì đến năm 2017 còn 47%, giảm 16,97%, lao động thuộc lĩnh vực dịch vụ - thương mại tăng từ 5,5% năm 2015 lên 11% năm 2017, tăng gấp hai lần chỉ trong 3 năm. Ngoài ra lao động thuộc phi nông nghiệp cũng tăng từ 35,53% lên 42%, tăng 6,47%, đây là ngành thu hút và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động và cũng là ngành có cơ cấu lao động chiếm tỷ lệ khá lớn.

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu lao động nữ nông thôn trên địa bàn huyện Tân Yên năm 2017

Có thể thấy đã có sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp và dịch vụ, thương mại. Đó là tín hiệu tốt cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn vì chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sẽ là chưa đủ nếu không gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động – việc làm nông thôn và phát triển các ngành nghề và dịch vụ chưa trở thành sự lựa chọn tất yếu của phát triển nông thôn trong thời gian sắp tới.

4.1.3.2. Chất lượng lao động nông thôn trên địa bàn huyện Tân Yên

Chất lượng nguồn lao động là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp phản ánh nhiều yếu tố như: Trình độ văn hóa, trình độ kỹ thuật, tay nghề, thể trạng sức khỏe của người lao động,...

Trình độ văn hóa: Nhìn chung trình độ văn hóa của người lao động nông thôn huyện Tân Yên ngày càng được nâng cao dần qua các năm, cụ thể:

Bảng 4.4.Trình độ văn hóa LĐNT huyện Tân Yên năm 2015-2017 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 SL (LĐ) Cơ cấu (%) SL (LĐ) Cơ cấu (%) SL (LĐ) Cơ cấu (%) Lực lượng lao động nữ

nông thôn có việc làm 23.344 100 23.945 100 24.885 100 Tốt nghiệp tiểu học trở

xuống 674 2,89 665 2,78 659 2,65 Tốt nghiệp THCS 5.786 24,79 5.868 24,51 5.875 23,61 Tốt nghiệp THPT 11.770 50,42 11.832 49,41 12.455 50,05 Trung cấp trở lên 5.114 21,9 5.580 233 5.896 23,69 (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tân Yên (2015-2017)

Trình độ chuyên môn

Nếu như những năm trước ở khu vực nông thôn trong huyện chủ yếu là lao động giản đơn với công cụ lao động thô sơ, quá trình sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm với những kỹ thuật đơn giản thì trong những năm gần đây, với sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa, nền công nghiệp của huyện phát triển mạnh mẽ kèm theo đó là tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất. Điều này đòi hỏi người lao động phải có tay nghề, trình độ kỹ thuật nhất định để làm chủ và điều khiển máy móc. Nắm bắt được xu thế đó, chính quyền địa phương đã có những chiến lược phát triển công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đến nay tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, chất lượng của lao động ngày một tăng cao, phần nào đã đáp ứng được nhu cầu về lao động tại các khu công nghiệp địa phương.

Có thể thấy chất lượng giáo dục ở các cấp học đã có những chuyển biến rõ rệt, chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục được nâng cao đáp ứng yêu cầu sự nghiệp giáo dục mới qua các năm.

Bảng 4.5. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của LĐNNT

STT Chỉ tiêu Số lao động (người) Tỷ lệ (%)

Trình độ chuyên môn kỹ thuật 90 100,0

1 Chưa qua đào tạo 43 47.78

2 Đã qua đào tạo nghề 31 34.15

3 Trung học - Chuyên nghiệp 9 10.16

4 Cao đẳng - Đại học 7 7.91

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Từ bảng 4.5 trên cho thấy trong số 90 lao động được điều tra của ba xã thì có 31 lao động đã qua đào tạo nghề, 9 lao động tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, có 7 lao động tốt nghiệp CĐ - ĐH. Với trình độ học vấn của người lao động địa phương như vậy có thể thấy chất lượng lao động rất thấp, số lao động chưa qua đào tạo nghề là 43 người, chiếm 47.78% đã làm cho thu nhập của người lao động địa phương thấp, đời sống của họ khó khăn. Số lao động qua đào tạo nghề chỉ là 31 người chiếm 34.15 %, số lao động có trình độ học vấn thấp được thu hút vào làm việc trong các khu, cụm công nghiệp rất thấp, chủ yếu làm nghề thủ công và các công việc khác. Tỷ lệ lao động tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp thấp. Trình độ của lao động nông thôn quá thấp đã không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Do đó, nhiều doanh nghiệp đi vào sản xuất kinh doanh đã buộc phải thuê lao động từ địa phương khác, trong khi đó không giải quyết được việc làm cho lao động của địa phương. Đây thực sự là vấn đề cần được giải quyết cấp bách vì chỉ khi bản thân người lao động được đào tạo mới có cơ hội có việc làm tốt hơn.

Thể trạng người lao động

Chất lượng nguồn lao động không chỉ thể hiện ở trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật mà còn thể hiện ở thể lực, sức khỏe của người lao động. Theo báo cáo thông kê thì thể lực và thể trạng của người lao động nông thôn trên địa bàn huyện Tân Yên đã có những thay đổi với chiều cao trung bình nam là 1,61m, nữ là 1,52m so với trung bình cả nước nam là 1,64, nữ là 1,53; cân nặng trung bình của nam giới là 55kg, nữ là 46kg so với trung bình cả nước nam là 58kg, nữ là 45kg. Thể trạng của người lao động của huyện đã có sự thay đổi nhằm đáp ứng cho quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất

nước của địa phương và không có nhiều khoảng cách với trung bình cả nước. Tuy nhiên thể trạng của người dân Việt Nam thì so với mức trung bình thế giới thì cả chiều cao và cân nặng của Việt Nam đều thấp hơn rất nhiều và nằm trong top 10 quốc gia dân thấp nhất thế giới, tốp quốc gia có cân nặng nhẹ nhất thế giới (Minh Quyên, 2017).

4.1.3.3. Thực trạng việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Trong những năm qua giải quyết việc làm cho người lao động đặc biệt là LĐNT vẫn luôn là quyết sách hàng đầu của huyện, số người có việc làm hay có các việc làm thêm đều tăng qua các năm, thể hiện:

Bảng 4.6. Tổng hợp thực trạng việc làm LĐNT của huyện năm 2015-2017

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 SL (LĐ) CC (%) SL (LĐ) CC (%) SL (LĐ) CC (%)

Tổng lao động nữ nông thôn 23.344 100 23.945 100 24.885 100 1. LĐNT có việc làm đầy đủ 13.978 59,88 15.464 64,58 16.292 65,47 2. LĐNT thiếu việc làm 6.746 28,9 5.989 25,01 5.709 22,94 3. LĐNT thất nghiệp 2.617 11,21 2.493 10,41 2.884 11,59 Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động (%) 80,00 81,50 83,00 Nguồn Phòng LĐ, TB và XH huyện (2015-2017)

Có thế thấy rằng số LĐNNT có việc làm đầy đủ tăng dần qua các năm, năm 2015 là 13.978 lao động, năm 2017 là 16.292 lao động, tăng 4.788 lao động, đồng nghĩa với việc đó là số lao động thiếu việc làm giảm dần từ 6.746 năm 2015 xuống còn 5989 năm 2017, giảm 2.539 lao động và số lao động thất nghiệp từ 5.967 năm 2015 giảm xuống 5.642 năm 2016, giảm 325 lao động. Nhưng đến năm 2017 thì tỷ lệ thất nghiệp là 6.489 tăng lên 847.

Và cũng qua số liệu điều tra năm 2017 tại 3 xã với 246 lao động được hỏi tại thì số lao động thiếu việc làm và chưa có việc làm vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao, tương ứng là 20,76% lao động thiếu việc và 9.29% lao động chưa có việc làm (bảng 4.7).

Bảng 4.7. Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp của LĐNNT năm 2017 Chỉ tiêu Số lao động điều tra Tỷ lệ (%)

1. Lao động đủ việc làm 63 69,95

2. Lao động thiếu và thất nghiệp 27 30,05

- Thiếu việc làm 19 20,76

- Thất nghiệp 8 9,29

Tổng cộng 90 100

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Bảng 4.8. Nguyên nhân LĐNT thiếu việc làm, không có việc làm

Nguyên nhân Số lượng

(người)

Cơ cấu (%)

1.Do diện thích đất sản xuất nông nghiệp chuyển đổi, thu hẹp 25 28,18 2. Do các lý do chủ quan như: trình độ, tuổi tác,… 47 51,82 3. Do bị sa thải từ các khu công nghiệp 7 8,18 4. Do ảnh hưởng từ các chính sách của nhà nước 6 6,36

5. Lý do khác 5 5,45

Tổng số 90 100

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Trong số người thất nghiệp nằm trong các lao động được hỏi thì nguyên nhân chủ yếu khiến họ thiếu hay thất nghiệp thì lý do chủ quan từ chính bản thân những người lao động tại nông thôn chiếm tỷ lệ khá cao, thể hiện qua số liệu 51,82% số người cho rằng đó là nguyên nhân chính, ngoài ra do diện tích đất nông nghiệp một phần chuyển đổi sang các mục đích khác như xây dựng các công trình dân sinh, nhà máy, xí nghiệp,... thì cũng góp phần là một trong các nguyên nhân khiến lao động thiếu hoặc chưa có việc làm. Đặc biệt trong các lý do đối tượng được phỏng vấn đưa ra có một lý do rất mới đó là do họ bị sa thải từ các khu công nghiệp, nhà máy, dù những người này theo quy định của Luật lao động Việt Nam thì họ vẫn nằm trong độ tuổi lao động, những người này sau khi bị các nhà máy, xí nghiệp sa thải, họ không thể tìm việc mới tại các đô thị hay khu công nghiệp qua

trở về địa phương và bắt đầu trở lại tìm việc làm cho mình, đây cũng làm một gánh nặng cho thị trường việc làm khu vực nông thôn vốn đã khó khăn.

Bảng 4.9. Nhu cầu làm thêm của lao động nông thôn

Chỉ tiêu Số lượng (người) Cơ cấu (%) 1. Có 84 93,64 2. Không 6 6,36 Tổng số 90 100

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Và trước thực tế do không đủ việc làm dẫn nhu cầu cần có việc làm thêm là điều tất yếu. Trong số 90 lao động thất nghiệp và thiếu việc làm được hỏi thì có tới 93,64% trường hợp được hỏi với 84 lao động muốn tìm thêm việc và số không có nhu cầu làm thêm là 6 người chỉ chiếm 6,36%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của hội phụ nữ trong hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)