Hội Liên Hiệp Phụ nữ cần kết hợp giữa giải quyết việc làm cho lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của hội phụ nữ trong hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 99 - 103)

nữ gắn với kế hoạch đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của huyện

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển KT-XH ở địa phương và nhiệm vụ công tác của Hội.

- Chủ động phối hợp với các ngành, các cơ quan có liên quan như Ngân hàng CSXH huyện Tân Yên, Ngân hàng NN&PTNT huyện Tân Yên, Phòng NN&PTNT huyện Tân Yên, Trạm khuyến nông, Trạm BVTV để tranh thủ nguồn lực cho các hoạt động của Hội và nâng cao kiến thức cho cán bộ hội viên, vận động chị em tham gia đóng góp công sức, trí tuệ để xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của huyện

4.4.3 Nâng cao chất lượng, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ Hội

a. Cần hoàn thiện công tác quy hoạch, tuyển chọn quản lý và sử dụng cán bộ Hội

-Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội của Huyện, cơ sở đảm bảo trình độ, năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

-Đảm bảo công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt của tổ chức Hội và nhiệm vụ lâu dài là tạo nguồn cán bộ cho hệ thống chính trị.

- Đánh giá, sử dụng cán bộ phải khách quan, khoa học; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ thông qua việc cụ thể hóa thành các quy chế, quy định; đề cao vai trò của người đứng đầu tổ chức Hội trong công tác cán bộ.

- Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ Hội của Huyện và cơ sở đảm bảo về trình độ, tiêu chuẩn, độ tuổi (theo hướng trẻ hóa) nhằm tạo nguồn nhân lực kế cận đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

-Tuyển dụng, bổ sung những cán bộ Hội của Huyện có năng lực làm công tác Hội, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.

-Xây dựng và phát triển mạng lưới cán bộ Hội ở chi, tổ hội, các loại hình Câu lạc bộ.

- Hội phụ nữ Huyện tham mưu xây dựng quy hoạch dài hạn đội ngũ cán bộ Ủy viên BCH cấp Huyện đảm bảo các tiêu chuẩn, có năng lực trình độ để thực hiện nhiệm vụ.

-Hội phụ nữ các xã tham mưu xây dựng quy hoạch dài hạn hệ thống cán bộ Hội cơ sở. Cán bộ Hội không chỉ là những người có năng lực, trình độ mà còn phải có tâm huyết, có lòng yêu nghề, nhiệt tình với công việc. Do vậv chỉ quy hoạch những người gắn bó với công tác Hội tại cơ sở, gắn bó với phụ nữ.

-Rà soát lực lượng cán bộ Hội cơ sở, cho thôi không tham gia công tác đối với những cán bộ không đủ năng lực, kết quả và hiệu quả làm việc thấp hoặc những người không có tâm huyết với nghề, những người có độ tuổi quá cao, sức khỏe kém.

-Ban chấp hành Hội phụ nữ xã xây dựng kế hoạch phát triển các loại hình chi hội, các câu lạc bộ (CLB) của phụ nữ, tổ chức các hoạt động cho hội viên phụ nữ với nhiều hình thức, đa dạng, linh hoạt theo điều kiện của từng địa phương.

+ Hội phụ nữ xã: tham mưu lựa chọn người làm cán bộ Hội báo cáo cấp ủy địa phương xem xét.

+ Các Câu lạc bộ: Cán bộ Hội cơ sở tập hợp, vận động hội viên phụ nữ tham gia các câu lạc bộ theo các nhóm sở thích. Câu lạc bộ là tố chức để giúp hội viên phụ nữ hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển kinh tế, trong cuộc sống, xây dựng hạnh phúc gia đình. Mục đích hoạt động của các CLB hoạt động thiết thực, hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích cho HVPN.

Với việc thực hiện quy hoạch mạng lưới cán bộ Hội của Huyện và cơ sở sẽ được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, bảo đảm được chất lượng hoạt động của Hội với nội dung đa dạng, phong phú, chất lượng đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của hội viên phụ nữ.

b. Nâng cao chất lượng tập huấn, bồi dưỡng cán bộ Hội

Bổ sung, trang bị các kiến thức, phương pháp, kỹ năng, nghiệp vụ Hội cần thiết cho đội ngũ cán bộ Hội của Huyện và cơ sở.

-Tập huấn, bồi dưỡng bổ sung các kỹ năng, nghiệp vụ, phương pháp tổ chức các hoạt động của Hội cho các cán bộ Hội chưa qua đào tạo.

- Rà soát đánh giá nhu cầu tập huấn, bồi dưỡng:

Hội phụ nữ Huyện đánh giá nhu cầu tập huấn, bồi dưỡng của cán bộ cấp Huyện và chỉ đạo các cơ sở Hội đánh giá thực trạng trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ và nhu cầu tập huấn của đội ngũ cán bộ Hội cơ sở. Đánh giá thực trạng trình độ và nhu cầu tập huấn, bồi dưỡng của cán bộ Hội, cần phân loại rõ theo từng đối tượng (cán bộ Hội của Huyện, xã, cán bộ chi, tổ hội phụ nữ), theo từng chủ đề, lĩnh vực (nghiệp vụ, kỹ năng… ).

- Xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cán bộ Hội:

Trên cơ sở thực trạng trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và nhu cầu cần được đào tạo của hệ thống cán bộ Hội, Hội phụ nữ Huyện xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng hệ thống cán bộ Hội cơ sở một cách lâu dài, chủ động.

Hội phụ nữ các xã chủ động xây dựng kế hoạch về tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ côg tác Hội cho đội ngũ cán bộ chi, tổ hội.

+ Về phương pháp tố chức hoạt động: Những người làm cán bộ Hội chi tổ, phụ nữ khi mới tham gia đều được đào tạo, tập huấn một số phương pháp, nghiệp vụ Hội để có khả năng tổ chức các hoạt động của Hội tại địa phương. Sau đó, hàng năm đội ngũ cán bộ Hội được đào tạo bổ sung, cập nhật những phương pháp, nghiệp vụ mới

+ Về kỹ năng, nghiệp vụ Hội : Cán bộ chi, tổ hội được tham gia tập huấn, đào tạo những kiến thức, kỹ năng cơ bản về công tác Hội (kỹ năng nói trước HVPN, tổ chức cuộc họp, điều hành sinh hoạt chi, tổ hội, kỹ năng tổ chức các hoạt động.,.). Ngoài ra họ còn được tham gia các khoá tập huấn để tiếp cận với việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp.

Căn cứ vào số lượng cán bộ Hội và hội viên phụ nữ từng xã, Hội phụ nữ Huyện và xã xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ Hội và hội viên phụ nữ. Kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán hộ Hội đề nghị Huyện và xã quan tâm cấp kinh phí để tổ chức thực hiện.

-Về nội dung tập huấn bồi dưỡng:

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác phụ nữ cho cán bộ Hội;

năng đối với từng đối tượng cán bộ ở các cấp Hội;

+ Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các kiến thức mới, chuyên sâu; các thông tin chuyên đề về tình hình trong nước, thế giới.

- Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng: Tùy vào đối tượng học viên và nội dung, tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo hướng linh hoạt tập huấn ngắn ngày, dài ngày, cử đi học các lớp đào tạo của Hội phụ nữ cấp trên, của Huyện ủy tổ chức…

- Đổi mới phương pháp dạy và học: xác định học viên là trung tâm trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của học viên và yêu cầu công việc; sử dụng phương pháp phù hợp; tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm; phát huy tính chủ động, sáng tạo của các học viên.

- Tập huấn, bồi dưỡng thông qua hoạt động thực tiễn:

+ Xây dựng và thực hiện quy định chế độ công tác cơ sở cho cán bộ Hội, trong đó qui định cán bộ Hội chuyên trách của Huyện và cơ sở một quý dự sinh hoạt ít nhất một lần với chi hội.

+ Mạnh dạn giao việc cho cán bộ, giao việc mới, khó cho cán bộ trong diện quy hoạch; đối với từng cán bộ cần có phương pháp hướng dẫn, quản lí, giám sát, kiểm tra phù hợp để tăng hiệu quả công việc, tăng tính chủ động, sáng tạo cho cán bộ; tăng cường sự kèm cặp, hướng dẫn của cán bộ có kinh nghiệm đối với cán bộ mới.

+ Chủ động thực hiện công tác nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu thực tiễn để có cơ sở tham mưu, đề xuất trong lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn, tổ chức thực hiện.

c. Khuyến khích cán bộ Hội tự học tập, rèn luyện năng cao năng lực, nghiệp vụ

- Huyện Hội cần có cơ chế khuyến khích, động viên cán bộ Hội tự học tập, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ (nhất là đối với các cán bộ Hội là công chức của huyện và xã).

- Cán bộ Hội cần chủ động trong việc tự học tập, rèn luyện bản thân để nâng cao năng lực đáp ứng với yêu cầu của nhiệm vụ.

-Tự học tập, rèn luyện, nỗ lực, phấn đấu của cá nhân cán bộ Hội là yếu tố không thể thiếu trong nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội. Vì vậy, cán bộ Hội cần chủ động rèn luyện, trang bị các kiến thức, kỹ năng trong tổ chức hoạt

động Hội nhằm đạt được chất lượng, hiệu quả cao.

-Tổ chức Hội cung cấp các tài liệu về hoạt động Hội cho cán bộ Hội nhằm giúp cho việc tự nghiên cứu của bản thân mỗi cán bộ Hội.

-Tự rèn luyện bản thân thông qua thực tế hoạt động Hội tại cơ sở, cán bộ Hội cần tích cực, chủ động tham dự sinh hoạt hội viên ít nhất 01 lần/kỳ sinh hoạt hội viên, nhằm nắm bắt, hiểu rõ hơn về nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của HVPN và việc tổ chức hoạt động có phù hợp hay chưa phù hợp. Qua đố, cán bộ Hội sẽ nâng cao năng lực của bản thân.

-Tổ chức Hội cần có cơ chế động viên, khích lệ cán bộ Hội trong việc tự trau dồi, rèn luyện bản thân đồng thời với việc tích cực tham gia các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng về công tác Hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của hội phụ nữ trong hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)