làm tại các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh của hội phụ nữ huyện
Trong những năm qua, trung bình mỗi năm toàn tỉnh có khoảng trên 2.300 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, với nguồn ngoại tệ gửi về từ xuất khẩu lao động hàng chục triệu USD,… xuất khẩu lao động những năm qua là một trong các giải pháp tạo việc làm, làm giàu chính đáng đối với nhiều gia đình. Để khuyến khích và tạo điều kiện cho lao động trong các vùng thực hiện dự án thu hồi đất đi xuất khẩu lao động, UBND tỉnh chỉ đạo các huyện tạo điều kiện cho các công ty làm dịch vụ xuất khẩu lao động vào tổ chức hội nghị tư vấn, học
nghề, học tiếng, học luật nước đến lao động. Để tạo điều kiện thuận lợi cho những lao động tham gia xuất khẩu lao động, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng vào cuộc nhằm đưa lao động đi làm việc tại các quốc gia như Hàn Quốc, Malayxia, Nhật Bản, Đài Loan,...
Trong kế hoạch giải quyết việc làm giai đoạn 2015-2020 do UBND tỉnh ban hành, công tác xuất khẩu lao động được coi là một trong các nhiệm vụ quan trọng. Thực tế, đòi hỏi của thị trường lao động ngày càng cao và khắt khe đối với người lao động. Để đẩy mạnh công tác XKLĐ, tỉnh cần có những cơ chế thông thoáng, tạo điều kiện cho người lao động. Những thông tin về hoạt động xuất khẩu lao động cần được công khai minh bạch hơn nữa,… giúp người lao động có thêm nhiều cơ hội cũng như hạn chế được các rủi ro,…
Từ thực tế trên cho thấy: Một trong các giải pháp hiệu quả nhằm tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Tân Yên đó là xuất khẩu lao động. Trong những năm gần đây, công tác xuất khẩu lao động đã và đang được các cấp chính quyền các cấp quan tâm. Vì hiệu quả của xuất khẩu lao động không chỉ tác động đến một phần của nền kinh tế mà nó còn mang lại những hiệu quả về mặt xã hội. Đối với nền kinh tế quốc gia thì dòng tiền chảy về từ nước ngoài do người lao động Việt Nam đi lao động nước ngoài gửi về làm GNP tăng, bên cạnh đó XKLĐ là một giải pháp tạo việc làm cho lao động trong nước, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giúp người dân địa phương có công việc với mức thu nhập ổn định.
Bảng 4.22. Tổng hợp lao động xuất khẩu huyện qua các năm 2015 - 2017
ĐVT: Người
STT Quốc gia xuất khẩu lao động
Số lượng lao động xuất khẩu
2015 2016 2017 Tổng cộng 1 Hàn Quốc 115 120 125 360 2 Đài Loan 102 132 135 369 3 Nhật Bản 50 38 45 133 4 Châu Âu 12 10 15 37 5 Các nước khác 8 10 11 29
Với sự quan tâm của hội phụ nữ trong công tác tạo việc làm cho lao động nông thôn thông qua chính sách xuất khẩu lao động. Hội phụ nữ thông qua việc tổ chức sàn giao dịch việc làm, tuyên truyền tư vấn thông qua hệ thống đài truyền thanh địa phương về các chính sách ưu đãi, khuyến khích xuất khẩu lao động.
Tuy nhiên thì hiện nay, hoạt động xuất khẩu lao động có chiều hướng chững lại. Số lao động tham gia xuất khẩu tăng không đáng kể, trong khi xuất khẩu lao động lại là giải pháp quan trọng về giải quyết việc làm và thực hiện giảm nghèo bền vững.
Theo đánh giá, phân tích của các cơ quan chức năng, hiện có một số thị trường lao động được ưa thích bởi nguồn thu nhập tương đối khá như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... Nắm bắt tâm lý đó của người lao động, hội phụ nữ kết hợp với các đơn vị chức năng, chính quyền các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về hoạt động xuất khẩu lao động, giúp người dân nâng cao nhận thức, nắm rõ thông tin về thị trường lao động ngoài nước, cũng như những doanh nghiệp có đủ pháp nhân và được phép tuyển dụng lao động xuất khẩu hoạt động trên địa bàn huyện, nhằm ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và phòng tránh thiệt hại cho người lao động. Bên cạnh đó cũng đẩy mạnh hoạt động liên kết giữa các xã, phường, thị trấn với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động; tổ chức các phiên giao dịch việc làm xuất khẩu để người lao động có cơ hội tiếp cận trực tiếp với các doanh nghiệp xuất khẩu, tham gia lựa chọn việc làm theo nhu cầu và khả năng của bản thân. Công tác thanh, kiểm tra, tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước cũng được đẩy mạnh để kiên quyết loại trừ sự nhũng nhiễu, lừa đảo trong công tác xuất khẩu lao động.
Hiện nay, Bắc Giang đang hướng trọng tâm đến thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc bởi đây là thị trường lớn từng chiếm tới hơn 30% tổng số lao động tham gia xuất khẩu. Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tính đến hết tháng 2 - 2018, có 15 tỉnh, thành phố có số lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc cao nhất cả nước với tổng số hơn 9.000 người (chiếm 85%). Trong đó Bắc Giang hiện đang có hơn 300 lao động cư trú bất hợp pháp sau khi hết hạn hợp đồng lao động, cao thứ 5 cả nước (Thương Huyền,2016). Tỉnh cũng đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc tăng cường các hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc, đón lao động từ Hàn Quốc về nước đúng thời hạn, trong đó nhấn mạnh vào 2 mục tiêu: Vừa bảo đảm mọi người lao động
có nguyện vọng, đủ điều kiện đều có cơ hội được làm việc tại Hàn Quốc, đồng thời lao động là người Bắc Giang làm việc tại Hàn Quốc sẽ trở về nước đúng thời hạn hợp đồng.
Mới đây, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 95/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Nghị định nêu rõ: Người lao động bị phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng và không làm việc tại nước ngoài trong thời gian từ 2 đến 5 năm nếu ở lại nước ngoài trái phép sau khi đã hết hạn hợp đồng, bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng, hoặc lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái phép... Đây là một trong những giải pháp quyết liệt để đưa người lao động hết hạn hợp đồng về nước đúng thời hạn và lấy lại thị trường lao động tại Hàn Quốc. Hội phụ nữ huyện kết hợp với Sở Lao động-Thương binh, Xã hội cũng phối hợp với Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) tổ chức quán triệt nội dung của Nghị định tới các địa phương trong tỉnh, yêu cầu các địa phương ký cam kết chấp hành nghiêm việc vận động người lao động cư tú tại địa phương mình về nước đúng thời hạn, nếu trường hợp nào cố tình vi phạm sẽ nghiêm khắc xử lý theo quy định.
Một tương lai tươi sáng về xuất khẩu lao động đã hé mở khi Hàn Quốc bắt đầu tiếp nhận lao động Việt Nam trở lại làm việc. Nếu mỗi người dân, bản thân người lao động ý thức được quyền lợi, trách nhiệm của mình cũng như trách nhiệm đối với toàn xã hội thì chắc chắn thị trường xuất khẩu lao động sẽ phát triển mạnh, tác động tích cực đến thực hiện giảm nghèo và ổn định xã hội.
* Nguyên nhân hạn chế, khó khăn
Có 4 nguyên nhân khiến lượng lao động làm việc ngoài nước giảm
Một là: thị trường lao động có thu nhập khá đang bị thu hẹp bởi những biến động về chính trị, suy thoái kinh tế.
Hai là thị trường xuất khẩu sang Hàn Quốc bị đóng băng.
Thứ ba là chưa có sự liên kết chặt chẽ trong tạo nguồn lao động, số lao động xuất khẩu có trình độ nghề thấp, nhiều khi không đáp ứng được yêu cầu công việc.
Bốn là do người lao động có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm trong nước, nhất là địa bàn Bắc Giang với số lượng doanh nghiệp phát triển mạnh
Ngoài các giải pháp về phát triển sản xuất tăng cơ hội việc làm, tăng cường công tác đào nghề, phát triển làng nghề hay xuất khẩu lao động mà hiện nay huyện đang triển khai từ chính bản thân nội lực của huyện, của tỉnh thì còn một kênh giải quyết việc làm khá tốt cho một bộ phận tại địa phương đó là: lao động làm việc tại khu công nghiệp tại các địa phương khác ngoài huyện, ngoài tỉnh. Do đặc điểm vị trí địa lý của huyện giáp ranh với tỉnh Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Nguyên đây là các tỉnh có số lượng các nhà máy, xí nghiệp hay các khu chế xuất, khu công nghiệp khá lớn, thu hút hàng trăm nghìn lao động hàng năm và theo số liệu thống kê của chi cục thống kê huyện Tân Yên năm 2017 thì hiện nay toàn huyện có khoảng hơn 4.972 lao động làm việc tại các khu công nghiệp, và đa phần nhóm lao động này thuộc nhóm từ 18-35 tuổi.
Đây có thể một kênh giải quyết khá tốt một phần lao động tại nông thôn huyện nay của huyện, tuy nhiên cũng là là một bài toán cho những người làm công tác quản lý, cho chính bản thân những người lao động bởi, đặc biệt là đối với lao động nữ khi mà vấn đề sa thải lao động trên 35 tuổi đang là vấn đề ảnh hưởng lên đến các vấn đề an sinh xã hội hiện nay tại nước ta.
Bảng 4.23. Tổng hợp lao động làm việc tại các khu công nghiệp ngoài tỉnh năm 2015-2017 ĐVT: Lao động STT Đơn vị Số lượng lao động 2015 2016 2017 Tổng cộng 1 TP Hà Nội 335 456 496 1.287 2 Quảng Ninh 307 322 339 968 3 Bắc Ninh 152 178 120 450 4 Thái Nguyên 320 386 394 1.100 Tổng 1.114 1.342 1.349 3.805 Nguồn: Báo cáo KTXH 4 xã điều tra (2015-2017)